Trái Đất có thể ngừng nóng lên trong vòng 10 năm tới
Tuy nhiên, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng lên nhanh chóng khi sự gián đoạn này kết thúc.
Theo một nghiên cứu khoa học mới đây, sự gián đoạn của quá trình tăng nhiệt độ toàn cầu có thể kéo dài tới năm 2025.
Các nhà khoa học đang cố gắng giải thích việc Trái Đất ngừng nóng lên kể từ năm 1999, bất chấp lượng CO2 trong không khí ngày một tăng lên.
Độ ẩm khí quyển trên Thái Bình Dương trong đợt El Nino năm 1997 (ảnh: SPL)
Giả thuyết mới cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này là bởi có một chu kỳ tự nhiên 30 năm xảy ra ở Đại Tây Dương.
Các nhà nghiên cứu cho biết quá trình chậm biến đổi này có thể đã chuyển nhiệt về các vùng biển sâu thêm 10 năm nữa.
Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng lên nhanh chóng khi chu kỳ này tiến tới một giai đoạn nóng hơn.
Theo Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), nhiệt độ trung bình toàn cầu chỉ tăng lên khoảng 0,05oC mỗi thập kỷ từ năm 1998 đến năm 2012, so với mức trung bình 0,12oC của các thập kỷ từ năm 1951 và đến năm 2012.
Đã có hơn một chục giả thuyết đã được đưa ra để giải thích nguyên nhân của sự “tạm dừng” này trong quá trình tăng nhiệt trong khi lượng khí thải carbon dioxide đang ở mức cao kỷ lục.
Video đang HOT
Các dòng khí ở Đại Tây Dương có thể giúp làm chậm đà tăng nhiệt độ (ảnh: SPL)
Một số nhà khoa học cho rằng tác động của ô nhiễm bụi than đã tạo hiệu ứng phản quang lại ánh sáng và nhiệt năng của mặt trời vào không gian.
Sự tăng cường hoạt động núi lửa từ năm 2000 đến nay cũng được đưa ra làm nguyên nhân cho khi nó có thể đã tác đông tới hoạt động truyền nhiệt từ mặt trời.
Các nhà nghiên cứu nói rằng đã có một thời gian gián đoạn giữa năm 1945 và 1975 khi nhiệt độ bất ngờ giảm xuống, dẫn đến những lo ngại về một kỷ băng hà mới.
Tới năm 1976, chu kỳ này chấm dứt khiến mặt đất tăng nhiệt dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất.
Nhưng kể từ năm 2000, sự nóng lên này đã không còn tiếp tục mạnh hơn, và nhiệt độ trung bình của thế giới vẫn chưa thể vượt qua mức kỷ lục vào năm 1998.
“Hiện tượng này đã tiết lộ cho chúng tôi rất nhiều điều”, Giáo sư Ka-Kit Tung của Đại học Washington, Mỹ cho biết. “Tôi nghĩ rằng mọi người đều thống nhất là vùng biển ở độ sâu 700m ở Đại Tây Dương và các đại dương phía Nam đang trữ một lượng nhiệt lớn chứ không phải là ở Thái Bình Dương”.
Một yếu tố quan trọng trong cuộc nghiên cứu mới này là độ mặn của nước. Các vùng biển ở Đại Tây Dương hiện nay ở các vùng nhiệt đới có độ mặn cao hơn do hiện tượng bốc hơi nước, giúp nhiệt độ giảm xuống nhanh hơn.
Mặc dù vậy, việc nước biển quá mặn có thể sẽ làm tan băng ở các vùng biển Bắc cực khiến độ mặn lại giảm xuống, làm chậm lại hiện tượng này và giữ nhiệt, khiến mặt đất sẽ lại nóng lên.
“Trước năm 2006, độ mặn của nước đã tăng lên, điều này chỉ ra rằng tình trạng gián đoạn hiện nay đã được thúc đẩy mạnh mẽ”, giáo sư Tung nói.
“Sau năm 2006, độ mặn này đang giảm dần nhưng nó vẫn còn trên mức trung bình dài hạn. Một khi chỉ số này dưới mức trung bình dài hạn, thì đó là giai đoạn tiếp theo của quá trình nóng lên nhanh chóng của Trái Đất”, giáo sư Tung cho biết./.
Theo_VOV
Trung Quốc muốn chế tạo tàu ngầm có thể tới bờ biển Mỹ trong chưa tới 2 giờ
Đi từ Thượng Hải tới San Francisco trong chưa đầy 2 giờ nghe có vẻ không tưởng, nhưng Trung Quốc tin rằng nước này sẽ thiết kế thành công một phương tiện dưới nước có thể biến ý tưởng đó thành hiện thực.
Trung Quốc muốn phát triển tàu ngầm siêu thanh.
Trung Quốc đã tiến gần hơn một bước nhằm chế tạo một tàu ngầm siêu thanh vốn có thể đi từ Thượng Hải tới San Francisco chỉ trong 100 phút.
Công nghệ mới, được một nhóm các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân phát triển, giúp một tàu ngầm hoặc một ngư lôi di chuyển ở tốc độ cực cao dưới nước - khoảng 5.800 km/h.
Li Fengchen, một giáo sư về thiết kế và máy móc di động, cho hay phương pháp sáng tạo của nhóm là tạo một "bong bóng khí" cần thiết cho một cuộc di chuyển nhanh dưới nước. Tàu ngầm sẽ nằm trọn trong bong bóng khí này để tránh lực cản của nước.
Ý tưởng trên được dựa trên định nghĩa "siêu bong bóng" của Liên Xô, vốn bao gồm việc thiết kế một bong bóng khí khổng lồ quanh một vật thể để tránh ma sát và giúp di chuyển nhanh dưới nước.
Thiết kế tàu ngầm thông thường (trên) và tàu ngầm siêu thanh của Trung Quốc (dưới).
Về mặt lý thuyết, một phương tiện siêu thanh di chuyển với vận tốc lên tới 5.800 km/h đồng nghĩa với việc một chuyến đi xuyên Thái Bình Dương chỉ mất 100 phút, trong khi một hành trình xuyên Đại Tây Dương chỉ mất chưa tới 1 giờ.
Nhưng dù có nhiều tiến bộ, giáo sư Li cho hay vẫn còn nhiều trở ngại quan trọng mà các nhà khoa học phải vượt qua, như việc kiểm soát thiết bị lái chính xác và tạo một động cơ đủ khỏe để có thể chịu được toàn bộ quá trình hoạt động.
Nhiều thông tin chi tiết liên quan tới công nghệ trên hiện vẫn còn chưa rõ ràng, vì dự án được xem là một bí mật quân sự.
Đã xuất hiện những lo ngại rằng công nghệ trên có thể được sử dụng để phát triển các vũ khí thậm chí nguy hiểm hơn.
Công nghệ "siêu bong bóng" vẫn được sử dụng để tạo ra các ngư lôi di chuyển nhanh và các vũ khí khác. Mỹ, Nga, Đức và Iran cũng đang nghiên cứu về vấn đề này.
An Bình
Theo Dantri/RT, SCMP
Mỹ kết hợp UAV X-47B và chiến đấu cơ trên tàu sân bay Hải quân Mỹ vừa thông báo cuộc diễn tập kết hợp giữa máy bay không người lái (UAV) X-47B và chiến đấu cơ F/A-18, hoạt động lần đầu tiên trên cùng một tàu sân bay. Chuyến bay thử nghiệm của X-47B được hoàn thành hôm 17-8 trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở phía Đông Đại Tây Dương. Các quan chức Hải...