Trái đất có thể chịu được bao nhiêu quả bom hạt nhân?
Thế giới từng đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân, nhưng may mắn là nó đã không xảy ra. Tuy nhiên, nếu một cuộc chiến như thế thực sự xảy ra, liệu trái đất có bị hủy diệt?
Năm 1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật, bóng đen một cuộc chiến tranh hạt nhân bao trùm lên toàn thế giới, đặc biệt là trong thời kỳ Mỹ Xô tranh bá. Hai nước này đều ra sức nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân nhằm giành thắng lợi trong một cuộc chiến hạt nhân có thể nổ ra bất kỳ lúc nào.
Đến giữa thập niên 1980, số lượng vũ khí hạt nhân của Mỹ và Liên Xô sở hữu đạt đến mức cao nhất với tổng số hơn 50.000 quả. Theo tính toán của chuyên gia vũ khí hạt nhân thời đó, số lượng vũ khí hạt nhân này đủ để hủy diệt địa cầu nhiều lần. Còn theo như kết quả nghiên cứu mới nhất của chuyên gia hạt nhân nước Anh, thực tế muốn hủy diệt địa cầu, cơ bản không cần nhiều vũ khí hạt nhân như vậy.
Chuyên gia nói chỉ cần 100 đầu đạn hạt nhân là có thể gây ra mùa đông hạt nhân trên phạm vi toàn cầu. Cái gọi là mùa đông hạt nhân nghĩa là sau cuộc chiến hạt nhân quy mô lớn, số lượng lớn khói bụi sẽ bốc lên tầng khí quyển khiến cho mặt trời không thể chiếu xuống mặt trái đất. Từ đó dẫn đến nhiệt độ giảm nhanh. Loại khí hậu này sẽ tiếp tục trong nhiều năm dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp và sẽ gây tổn hại nghiêm trọng, thậm chí hủy diệt văn minh toàn cầu.
Theo mô hình toán học mới nhất, lấy ví dụ như nước Mỹ có năng lực uy hiếp hạt nhân lớn nhất thế giới thì trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, việc bắn 100 quả hay 1000 quả bom hạt nhân bản chất không khác nhau. Dù cho sau khi Mỹ bắn 100 vũ khí hạt nhân xong không gặp phải bất kỳ nước nào báo thù thì bản thân nước Mỹ cũng sẽ có ít nhất vài trăm triệu người chết đói vì mùa đông hạt nhân.
Video đang HOT
Báo cáo mới nhất chỉ ra rằng trong 1 năm qua, số lượng vũ khí hạt nhân toàn cầu đã giảm thiểu được 500 quả. Hiện nay tổng số lượng là 14500 quả, trong đó tổng số lượng của Mỹ và Nga là 13300 quả, số còn lại là của Pháp, Trung Quốc, Anh và các nước khác. Riêng Trung Quốc, số lượng vũ khí nguyên tử là 270 quả.
Theo Danviet
Ngày này năm xưa: Bom nguyên tử Mỹ hủy diệt Nagasaki
Ba ngày sau khi thả bom nguyên tử xuống Hiroshima, Mỹ hành động tương tự với Nagasaki, biến thành phố cảng lớn nhất miền nam Nhật Bản thành đống tro tàn chết chóc.
Sáng ngày 9.8.1945, pháo đài bay B-29 Bock's Car do Thiếu tá Charles W. Sweeney điều hành bay, mang quả bom nguyên tử Fat Man (Gã Mập) với mục tiêu số một là Kokura, mục tiêu số hai là Nagasaki.
Binh lính Mỹ kiểm tra vỏ bom nguyên tử Fat Man. Ảnh: National Archives.
Do bầu trời Kokura bị che phủ nhiều mây, cơ trưởng Sweeney quyết định ném bom xuống Nagasaki - một thành phố quan trọng về hải quân nhờ hoạt động công nghiệp đa dạng từ việc sản xuất đạn dược, tàu bè, thiết bị quân sự đến các vật liệu chiến tranh khác.
Phi đội thực hiện đánh bom Nagasaki
Vụ nổ tạo ra sức công phá 21 kiloton, bán kính 1,6km với nhiệt độ cao nhất đạt được là 3.871C và sức gió khoảng 1.000 km/giờ. Fat Man mang lõi khoảng 6,4kg Plutonium 239 được thả xuống lúc 11h1' và kích nổ ở độ cao gần 500m, ở khoảng giữa hai mục tiêu chính là xưởng thép - vũ khí ở phía bắc và xưởng thủy lôi ở phía nam của Misubishi.
Nagasaki trước và sau khi bị ném bom nguyên tử.
Lúc bom nổ có khoảng 200.000 người đang ở trong thành phố. Nếu bom rơi chếch về phía nam, tức vùng thương mại và dân cư của thành phố, thì thiệt hại có thể nặng nề hơn nhiều. Đây là yếu tố chủ yếu lý giải vì sao Fat Man lớn hơn quả bom Little Boy ném xuống Hiroshima nhưng gây thiệt hại ít hơn.
Nagasaki biến thành tro tàn.
Theo một số nguồn ước tính, 70.000 cư dân Nagasaki chết ngay và 60.000 người khác bị thương. Con số thương vong không thể xác định chính xác vì có những người sống sót từ vụ nổ ở Hiroshima đã sơ tán đến Nagasaki và lại bị đánh bom ở đây.
Theo Thanh Hảo (Vietnamnet)
Ngày này năm xưa: Sức mạnh khủng khiếp của bom khinh khí Liên Xô Tsar Bomba, nghĩa là Bom Sa hoàng, là vũ khí hạt nhân lớn nhất và có sức mạnh khủng khiếp nhất từng được kích nổ trong lịch sử nhân loại. Đám mây hình nấm của Tsar Bomba Tsar Bomba được Liên Xô thử nghiệm vào ngày 30.10.1961. Quả bom khinh khí này được đặt tên hiệu là AN602, mã hiệu Ivan. Theo thiết...