Trái Đất bắt được tia hồng ngoại lạ: Thông điệp vũ trụ rùng mình
Một dữ liệu hoàn toàn bất thường vừa được các nhà khoa học khai quật từ dữ liệu tàu vũ trụ NEOWISE của NASA, tiết lộ một trong những hiện tượng tàn khốc nhất vũ trụ, kéo dài hơn 1 năm.
Theo Science Alert, tàu NEOWISE là một kính viễn vọng không gian hồng ngoại được dùng để quan sát các sao chổi và tiểu hành tinh.
Nhưng dữ liệu năm 2014-2015 của nó đã cho thấy một “bóng ma” rực rỡ và bí ẩn mang tên WTP14adbjsh: Chỉ có một mình NEOWISE nhìn thấy nó, các kính viễn vọng cùng thời hầu hết bị “mù”!
Nguồn sáng bí ẩn WTP14adbjsh – Ảnh: MIT
Tác giả chính của nghiên cứu mới, nhà vật lý thiên văn Christos Panagiotou từ Viện Nghiên cứu vật lý thên văn và vũ trụ Kavli thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT – Mỹ), mô tả rằng nguồn sáng bắt đầu hiện lên bất thường từ năm 2014.
Video đang HOT
Đến năm 2015, nó đạt độ sáng rất cao, sau đó bắt đầu quay trở lại trạng thái tăm tối trước đó.
Các nhà khoa học đã thử đối chiếu các bộ dữ liệu khác về cùng một vùng trời, được thu thập bởi các sứ mệnh khảo sát quốc tế MAXI (bằng tia X) và ASAS-SN (quang học), cho thấy vật thể lạ hoàn toàn không hiển thị trong các loại ánh sáng đó.
Bằng nhiều phân tích, họ đã phát hiện ra “bóng ma” là ánh sáng từ một sự kiện lỗ đen nuốt sao ( TDE) cực kỳ tàn khốc. Trong đó một ngôi sao lớn đã bị lực thủy triều theo phương thẳng đứng từ lỗ đen xé nát, trước khi tiêu thụ hoàn toàn.
“Sát thủ” được xác định là lỗ đen siêu khối – mà giới thiên văn hay gọi là lỗ đen quái vật – của thiên hà NGC 7392, nằm cách Trái Đất 137 triệu năm ánh sáng.
Ảnh động đồ họa mô tả một TDE – Ảnh: DESY, Science Communication Lab
Khoảng cách đó chỉ bằng 1/4 khoảng cách kỷ lục của một TDE từng được phát hiện trước đó, tức các nhà khoa học đã phát hiện ra một sự kiện TDE gần Trái Đất nhất từ trước đến nay – tất nhiên đủ xa để chúng ta không bị ảnh hưởng.
Đặc biệt hơn, nó là TDE hiếm hoi được ghi nhận ở một thiên hà đang hình thành sao. Có thể sự kiện này vẫn xảy ra, nhưng so với thiên hà già, thiên hà trẻ đang hình thành sao thường được bao phủ bởi lớp bụi dày, khiến khó quan sát được các sự kiện tương tự.
Các phép đo cho thấy lỗ đen quái vật này có khối lượng khoảng 30 triệu Mặt Trời.
Anh Thư
Vượt thời gian 13,3 tỉ năm, 'hồn ma' vũ trụ nhân 3 trước người Trái Đất
Kính viễn vọng không gian tối tân nhất thế giới James Webb đã phát hiện thêm một hồn ma cổ xưa của vũ trụ mang tên RX J2129-z95, đến từ thế giới chỉ mới 510 triệu tuổi sau vụ nổ Big Bang.
Nó là một hồn ma vượt thời gian theo nghĩa đen, bởi để ánh sáng từ vật thể truyền đi khoảng cách hàng tỉ năm ánh sáng đến được ống kính của James Webb bay quanh Trái Đất, nó cũng đã mất chừng ấy năm.
Hình ảnh thu thập được là hình ảnh thuộc về quá khứ 13,3 tỉ năm trước (vũ trụ khoảng hơn 13,8 tỉ tuổi). Trong hiện tại, RX J2129-z95 có thể đã tan biến từ lâu.
RX J2129-z95 là một thiên hà bé nhỏ đang hình thành sao, một trong những "thủy tổ" của vũ trụ.
RX J2129-z95 bị nhân ba (G1, G2 và G3) trong dữ liệu James Webb - Ảnh: NASA/ESA/CSA
"Thể tích của thiên hà bằng khoảng một phần triệu Ngân Hà, nhưng chúng ta có thể thấy rằng nó vẫn đang hình thành với một số lượng sao mỗi năm" - Tiến sĩ Patrick Kelly, nhà thiên văn học từ Đại học Minnesota (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu mới cho biết.
Theo Sci-News, nó có đường kinh chỉ khoảng 106 năm ánh sáng. Để so sánh, thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà) có đường kính ít nhất 100.000 năm ánh sáng, chưa tính quầng halo.
"Hồn ma" vừa được "khai quật" từ thế giới cổ xưa này không hiện ra đơn độc, mà làm bối rối các nhà thiên văn bởi 3 hình ảnh bị nhân bản khác nhau.
Chỉ có một cái là thật, còn lại là hai chiếc bóng phản chiếu của nó. Hiện tượng này là do James Webb đã quan sát vật thể cổ xưa này xuyên qua vùng không - thời gian bị bẻ cong do trường hấp dẫn của một vật thể gần hơn, gọi là "thấu kính hấp dẫn".
Thấu kính hấp dẫn lần này được tạo nên bởi một cụm thiên hà khổng lồ, giúp ánh sáng từ vật thể nhỏ bé và cổ xưa sáng hơn 20 lần so với thực tế.
Khám phá này giúp các nhà khoa học hiểu thêm về các thiên hà đầu tiên của vũ trụ, bước khởi đầu cho một loại quá trình hình thành, hủy diệt, sáp nhập... giúp tạo nên thế giới đa dạng của các thiên hà sau này.
Cung cấp cái nhìn về chúng để các nhà khoa học khắp thế giới nghiên cứu cũng là nhiệm vụ chính của James Webb, công trình hơn 9 tỉ USD được phát triển và điều hành chính bởi NASA, với sự hỗ trợ của hai cơ quan vũ trụ châu Âu - Canada là ESA và CSA.
Nghiên cứu mới về RX J2129-z95 vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science.
Công nghệ AI tái hiện hình ảnh của hố đen vũ trụ Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tái hiện tại hình ảnh đầu tiên của hố đen vũ trụ được chụp cách đây 4 năm. Năm 2019, hình ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ được công bố, cho thấy một vật thể mờ, có hình chiếc bánh rán đang bốc lửa. Sau 4...