Trái đắng ODA: Nhà máy 400 tỷ “thoi thóp” xin cứu viện
Nhà máy xử lý chất thải rắn Tràng Cát – Hải Phòng được đầu tư hàng chục triệu USD từ nguồn vốn vay ODA Hàn Quốc. Tuy nhiên, đã 8 năm nay, nhà máy lâm cảnh hoạt động cầm chừng, sản phẩm chưa được bán ra thị trường. Để tồn tại, chủ đầu tư đang phải “cầu viện” khắp nơi.
Khuôn viên nhà máy xử lý chất thải rắn Tràng Cát (Hải Phòng) một ngày giữa tháng 8 nhuốm vẻ đìu hiu, chỉ một vài công nhân đang quét dọn, không có bóng dáng của hoạt động sản xuất. Một nhân viên làm việc ở đây cho biết, nhà máy vừa được bảo trì, làm lại cảnh quan nên trông khá sạch đẹp.
Nhưng, đằng sau vẻ ngoài đó, nhà máy này đang đối mặt một thực trạng buồn sau 8 năm vận hành.
Tổng mức đầu của nhà máy này là hơn 400 tỷ đồng, trong đó 16,2 triệu USD vốn vay ODA Hàn Quốc (khoảng 356 tỷ đồng tính theo giá USD hiện tại) và 55,8 tỷ đồng vốn đối ứng của ngân sách. Nhà máy được xây dựng trên diện tích rộng 20ha với mục tiêu “biến” rác thải thành phân bón hữu cơ với công suất xử lý 200 tấn rác 1 ngày.
Đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho nhà máy “biến rác thành phân” bằng tiền đi vay, nhưng hiện nay, rác thải của thành phố Hải Phòng chủ yếu vẫn được Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hải Phòng xử lý theo công nghệ chôn lấp với chi phí là 38.000 đồng/m3.
Ông Lê Ngọc Biên, Giám đốc Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hải Phòng – đơn vị vận hành nhà máy thừa nhận nhà máy trong tình trạng “sản xuất rất cầm chừng”.
Ông Biên cho biết: Lý do là kinh phí cho việc xử lý rác thành phố chỉ giải quyết chôn lấp. Trong khi sản xuất phân vi sinh rất đắt, gấp 4-5 lần chôn lấp. Kinh phí không có, rác thải của mình, chất thải vô cơ lớn, hữu cơ hạn chế nên đầu vào cho nhà máy vận hành không đảm bảo.
Còn ông Phạm Ngọc Quảng, Ban quản lý Dự án quản lý và xử lý chất thải rắn cho biết: Công nghệ xử lý rác thải này rất tiên tiến, đảm bảo phát triển môi trường bền vững. Tuy nhiên chi phí xử lý theo công nghệ này cao gấp nhiều lần so với chi phí xử lý bằng công nghệ chôn lấp nên công ty rất hạn chế vận hành do không có kinh phí.
Video đang HOT
“Hơn nữa việc sản xuất phân mùn vi sinh gặp rất nhiều khó khăn do rác thải chưa được phân loại tại nguồn; sức cạnh tranh của phân mùn vi sinh sản xuất ra rất khó khăn trong vấn đề tiêu thụ vì trên thị trường có nhiều loại phân chất lượng cao, giá thành rẻ”, ông Quảng cho hay.
Chưa có lối thoát?
Theo tìm hiểu của phóng viên, từ lúc đi vào vận hành đến giờ, nhà máy này chưa bao giờ hoạt động hết công suất. Ngay cả giai đoạn đầu mới hoạt động, nhà máy cũng chỉ vận hành 75% công suất, tức khoảng 150 tấn rác/ngày. Còn giờ chỉ “vận hành cho máy móc đỡ han gỉ”. Trong khi đó, mỗi ngày lượng rác của Hải Phòng là khoảng 1.000 tấn/ngày.
Với công nghệ hiện tại, nhà máy này cũng không thể nào chạy hết công suất, do rác đầu vào đều phải phân loại bằng tay, vừa tốn nhiều nhân công vừa không đảm bảo sản phẩm phân vi sinh đạt chuẩn. Hiện sản phẩm của nhà máy này chưa thể ra được thị trường, sản xuất đến đâu chất kho đến đó.
Theo tìm hiểu, sau 8 năm hoạt động, hiện sản phẩm phân hữu cơ của nhà máy này cũng chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép đưa sản phẩm ra ngoài. Điều đó có nghĩa, đầu ra cho nhà máy này đang lâm cảnh “tắc nghẽn” chưa biết đến bao giờ.
“Thực ra rác đầu vào ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình xử lý rác tại nhà máy. Ví dụ xử lý rác của cả một khu chợ mà dính một lọ thuốc đánh chuột của người dân vô ý vất vào thùng rác thì hỏng cả mẻ phân xử lý tại nhà máy”, một cán bộ của nhà máy rác Tràng Cát cho biết.
Nói về tương lai của nhà máy, đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng cho biết: Trước mắt nhà máy chỉ vận hành với công suất, tần suất hợp lý để bảo trì trang thiết bị, dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, đẩy mạnh chương trình phân loại rác tại nguồn để đảm bảo rác thải được phân loại trước khi đưa về xử lý.
Cụ thể đẩy mạnh chương trình hợp tác 3 thành phố (Ajaccio – Pháp, Hải Phòng – Việt Nam, Pakse – Lào) bằng nguồn tài trợ của Cộng đồng Châu Âu trong việc thí điểm phân loại rác tại nguồn phục vụ sản xuất phân vi sinh trên địa bàn một số quận, huyện.
Kinh phí là vấn đề “đau đầu” để nhà máy này hoạt động bởi nguồn tiền hoạt động giờ rất ít ỏi. Đại diện Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng đành buộc lòng phải “cầu viện” các cơ quan ban ngành “quan tâm bố trí đủ kinh phí xử lý rác thải thành phân mùn hữu cơ”.
Dự án Quản lý và xử lý chất thải rắn Hải Phòng được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 696/TTg ngày 28/8/1997 với mức đầu tư: Bằng nguồn vốn vay ODA Hàn Quốc: 16.218.342 USD. Bằng nguồn vốn đối ứng từ ngân sách thành phố: 55,853 tỷ đồng. Dự án được triển khai tại phường Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Các hạng mục chính của dự án là cung cấp trang thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Hạng mục Nhà máy xử lý chất thải rắn có công suất xử lý 200 tấn cùng với hệ thống nhà xưởng, bãi thải hiện đại.
Theo_VietNamNet
Nhà máy trăm tỷ chết yểu, 'bỏ của chạy lấy người'
Trong những năm qua, nhiều tỉnh thành đã vay vốn ODA để xây nhà máy "biến rác thành phân bón" quy mô hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Thế nhưng, đến nay, nhiều nhà máy lại lâm cảnh "bỏ thì thương, vương thì tội", sản phẩm làm ra không bán được, nhà máy nằm "đắp chiếu". Trong khi đó, tiền đi vay thì không thể không trả.
Xin trả lại nhà máy "đắp chiếu'
Cuối 2012, Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt Hải Dương được Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Dương đầu tư bắt đầu vận hành. Nhà máy có tổng vốn đầu tư là hơn 137 tỷ đồng. Trong đó, gần 60 tỷ đồng là nguồn vốn ODA của Tây Ban Nha và gần 78 tỷ đồng từ ngân sách.
Hoạt động chưa bao lâu, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hải Dương đã chuyển nhà máy cho Công ty CP Môi trường APT - Seraphin Hải Dương quản lý, vận hành.
Nhà máy "đắp chiếu; bên núi tác.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương cho hay: Sở đã có báo cáo UBND tỉnh chọn Công ty CP Quản lý công trình đô thị Hải Dương làm nhà đầu tư mới. Đầu tháng 8/2016, UBND tỉnh Hải Dương đã báo cáo Tỉnh ủy Hải Dương về chủ trương này.
Như vậy, sau 4 năm khánh thành, nhà máy "biến rác thành phân" ở Hải Dương vẫn trong tình trạng "bỏ thì thương, vương thì tội", còn các doanh nghiệp (DN) thì lần lượt &"bỏ của chạy lấy người'.
Đại diện Sở KHĐT Hải Dương chia sẻ: Nhiều nhà đầu tư bỏ vì thấy xử lý rác thành phân bón là vấn đề rất khó. Trước đây giao cho Công ty APT Sepharin nhưng giao xong người ta cũng không thực hiện được.
Theo báo cáo của Sở KHĐT Hải Dương, nhà máy xử lý rác hoạt động gián đoạn đã dẫn đến tình trạng lượng rác tồn đọng không xử lý kịp, có thời điểm lượng rác tồn đọng lên đến khoảng 22.000 tấn, cộng với lượng phân vi sinh không tiêu thụ được ủ thành mùn đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Hàng loạt nhà máy lâm cảnh khốn đốn
Không chỉ ở Hải Dương Rất nhiều nhà máy xử lý rác vay vốn ODA từ Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Pháp, Bỉ... ở nhiều tỉnh đã không phát huy hiệu quả như kỳ vọng ban đầu. Nhà máy "biến phân thành rác" ở TP Lào Cai là một ví dụ tiếp theo.
Nhà máy này được đưa vào vận hành thử nghiệm từ đầu tháng 10/2015 với kinh phí đầu tư trên 81 tỷ đồng, trong đó, vốn vay của Pháp là 66,3 tỷ đồng, vốn ngân sách là gần 15 tỷ đồng. Nhà máy có công suất xử lý rác tối đa là 147 tấn/ngày.
Thế nhưng, vận hành chưa được bao lâu, nhà máy đã phải tạm dừng hoạt động một lần. Cuối tháng 3/2016, UBND tỉnh Lào Cai đã phải chỉ đạo tạm dừng hoạt động nhà máy từ 1/4. Bởi lẽ sản phẩm cuối cùng thu được không đáp ứng các chỉ số hóa lý theo thiết kế nên không tiêu thụ được trên thị trường, phương án kinh tế của nhà máy không theo phương án ban đầu.
vị chuyên gia này cho hay.
Theo_VietNamNet
Gần 800 tấn rác được Hà Nội thu dọn sau bão số 1 Nhằm khắc phục hậu quả sau cơn bão số 1, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đã huy động hơn 850 công nhân cùng các phương tiện thiết bị khẩn trương thu dọn đất, rác, cành, lá cây, dây điện... Tính đến 17h chiều nay (29/7), đơn vị đã thu gom được 773 tấn rác. Gần 800 tấn...