Trải chiếu ngủ vỉa hè chờ ‘mẹ tròn con vuông’
Do phòng bệnh và khuôn viên bệnh viện quá tải, nhiều người đưa phụ sản đi sinh, khám tại bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội) phải ra vỉa hè đường Tràng Thi nằm và chờ đợi.
Vạ vật chờ đợi trong lo lắng, hy vọng…
Vẻ mệt mỏi, hồi hộp ngóng tin từ bệnh viện hiện hữu trên khuôn mặt từng người.
Nhiều người cầm sổ khám bệnh chờ đến lượt vào khám, một số người khác tranh thủ ăn trưa.
Mặc cho dòng xe cộ qua lại, họ tựa vào vai nhau để ngủ.
Video đang HOT
Nhiều người không mua chiếu, họ trải báo nằm trên vỉa hè đường Tràng Thi.
Đây là tuyến đường đông đúc người qua lại.
Vào giờ cao điểm, có hàng trăm người nhà bệnh nhân nằm tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương ngồi chờ phía ngoài đường Tràng Thi.
Mỗi phụ sản có đến 3, 4 người đi kèm nên khuôn viên bệnh viện không còn chỗ, nhiều người trải chiếu nằm dọc vỉa hè.
Cảnh màn trời chiếu đất tại vỉa hè đường Tràng Thi.
Nhiều người cầm sổ khám bệnh chờ đến lượt vào khám, một số người khác tranh thủ ăn trưa.
Giấc ngủ ngon lành trên chiếc xe máy, phía hàng rào bệnh viện Việt Đức.
Theo VNE
Cực nhọc việc mua bán trứng để... sinh con
Người mua trứng mất tiền, mất công sức nhưng người bán trứng cũng vất vả không kém thậm chí có nguy cơ bị "sốc".
Ảnh minh họa
Chị T. (39 tuổi, Hà Nam) tìm đến Trung tâm hỗ trợ sinh sản, bệnh viện Phụ sản Trung ương để "cho trứng".
Ở đây, rất hạn chế dùng từ "bán trứng", vì pháp luật không cho phép mua bán nên các đối tượng bán trứng cảnh giác cao độ từ lời ăn, tiếng nói.
Người nhận trứng là chị M., bị suy buồng trứng, đã 33 tuổi mà chưa có con.
Dù không tiết lộ cụ thể số tiền nhận được từ việc cho trứng nhưng chị T. cũng bảo "được một vài chục triệu".
Để "cho trứng" chị T. phải theo chị M. vài tháng nay. Vợ chồng chị M. phải cùng ký vào giấy đồng ý cho trứng.
Từ đó đến nay, chị phải ròng rã làm đủ loại xét nghiệm máu để kiểm tra viêm gan B, HIV...
Sau đó, cả 2 chị phải cùng đến khám để bác sĩ điều chỉnh kỳ kinh nguyệt của 2 người sao cho khớp nhau.
Chị T. cho biết, cho trứng không cẩn thận có người còn bị sốc. Thuốc kích trứng tiêm vào, rụng nhiều trứng quá có người phải đi cấp cứu.
Một đằng suốt ruột vì phải đi theo người nhận trứng. Còn người nhận thì cũng mệt mỏi không kém.
Hơn nữa, số tiền chi ra không phải nhỏ. Đến thời điểm tiêm thuốc kích trứng cho chị T., chị M. đã phải chi hơn 30 triệu đồng.
Đó là chưa kể, nếu tốt đẹp, trứng rụng và chọc được ra vài quả, đem thụ tinh sau đó đặt vào dạ con, chị M. phải chi tới 50 - 70 triệu đồng, chưa kể tiền mua trứng.
Nguồn "bán trứng" chủ yếu được giới thiệu thông qua "cò trứng" ở cổng bệnh viện.
"Em muốn lứa tuổi nào cũng có, 18 - 20 hay 25 đến 35? Người hiến trứng chưa lấy chồng cũng có mà đã sinh con đều có cả", một cò trứng chào mời.
Theo VNE
Thanh tra vụ sản phụ tử vong tại BV Phụ sản Hà Nội Bộ Y tế vừa có công văn số 4235 yêu cầu Sở Y tế Hà Nội khẩn trương thành lập đoàn thanh tra làm rõ vụ sản phụ Trần Thị Minh Phượng tử vong sau khi mổ lấy thai đôi tại bệnh viện phụ sản Hà Nội. Như Dân trí đã đưa tin trong bài "Một sản phụ tử vong sau sinh đôi...