Trái cây ngoại ồ ạt về chợ Việt, có loại giá rẻ hơn rau
Nhập khẩu tăng mạnh, trái cây ngoại ồ ạt về chợ Việt, trong đó nhiều loại có mức giá rẻ hơn rau.
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng đột biến
Thông tin từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), chỉ trong tháng 9, Việt Nam đã chi 230 triệu USD nhập khẩu các loại rau quả, chủ yếu là mặt hàng trái cây. Còn tính hết tháng 9 năm 2022, kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này lên tới 1,49 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ.
Số liệu thống kê cũng cho thấy, 8 tháng năm 2022, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng 37,6%, sau đó đến Mỹ với tỷ trọng 17%, Úc chiếm 8,3% trong tổng giá trị rau quả nhập khẩu .
So với cùng kỳ năm 2021, giá trị nhập khẩu rau quả 8 tháng đầu năm nay từ Trung Quốc tăng 74,1%, nhập từ Mỹ tăng 5,8% và từ Úc tăng 18,1%.
Thực tế, thời gian gần đây, các loại trái cây nhập khẩu được bày bán la liệt khắp siêu thị, cửa hàng, tràn cả ra chợ truyền thống và “chợ mạng”. Dễ dàng nhận thấy từ siêu thị ra tới chợ, so với hàng nội, các loại trái cây ngoại chiếm tỷ trọng áp đảo.
Nhiều loại trái cây nhập khảu giá rẻ như rau. (Ảnh: Tâm An)
Đáng nói, một số loại trái cây vốn khá đắt đỏ, nay giảm dần về mức bình dân, thậm chí là siêu rẻ.
Đơn cử, một số cửa hàng trái cây hay siêu thị ở Hà Nội, táo Envy size 5 quả/kg có giá chỉ 79.000-85.000 đồng/kg, size 3 quả/kg giá cũng chỉ 99.000 đồng/kg. Đây được xem là mức giá rẻ nhất từ khi loại quả nhập khẩu này xuất hiện tại Việt Nam. Bởi Envy luôn là loại táo có giá đắt đỏ, dao động từ 150.000-250.000 đồng/kg, có thời điểm lên tới trên dưới 300.000 đồng/kg.
Ngoài ra, táo Nam Phi cũng được nhiều nơi rao bán với giá 135.000 đồng/3kg (45.000 đồng/kg); táo Kiku size nhỏ giá 35.000 đồng/kg, táo Queen bở giá chỉ 15.000 đồng/kg…
Tương tự, các loại nho đỏ, nho xanh, nho kẹo… cũng phủ sóng khắp các chợ, giá chỉ từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng 1kg. Người tiêu dùng có thể mua theo cân, theo set, thùng hay mua cả rành về ăn. Dịp này, nho sữa Trung Quốc về ồ ạt, từ mức 120.000-180.000 đồng/kg giảm còn 80.000-105.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Đáng chú ý, trên thị trường nhiều loại trái cây nhập khẩu được rao bán với mức giá rẻ như rau. Lựu Tunisia từ mức 70.000-100.000 đồng/kg nay rớt xuống 30.000-55.000 đồng/kg, lựu Trung Quốc tại chợ giá chỉ 8.000-10.000 đồng/kg, táo đá 10.000 đồng/kg, quýt Thái 12.000 đồng/kg, quýt Ôn Châu (Trung Quốc) 20.000 đồng/kg…
Chị Đào Thị Tuyến bán trái cây tại Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội), cho biết, các loại trái cây nhập khẩu dịp này đổ về chợ với số lượng lớn nên giá giảm mạnh. Nhiều loại như táo, lựu, dưa lưới của Trung Quốc hay quýt mini Thái Lan giá còn rẻ hơn rau ngoài chợ.
” Dân thắt chặt chi tiêu nên trái cây giá càng rẻ, càng đắt khách mua “, chị nói. Tính cả bán buôn và bán lẻ, mỗi ngày ngồi ở chợ chị bán hết khoảng gần 4 tấn trái cây nhập khẩu các loại, trong đó chủ yếu là táo, lựu và quýt Thái.
Thuế giảm nên giá rẻ
Đề cập đến câu chuyện trái cây nhập khẩu giá rẻ, anh Nguyễn Văn Nam – quản lý một kho trái cây nhập khẩu ở Đồng Đa (Hà Nội) – lý giải, trái cây nhập khẩu khi vào mùa giá thường hạ nhiệt vì nguồn cung dồi dào. Thời gian này, giá các loại táo rất rẻ bởi hàng về chủ yếu là size nhỏ.
” Ở các nước xuất khẩu, size nhỏ giá thường rẻ chỉ bằng 1/3 so với size đại, trong khi chất lượng đạt 7/10. Với mức giá tương đối rẻ, mình nhập về rồi đưa ra thị trường tiêu thụ giá cũng hợp lý hơn “, anh Nam cho hay.
Trái cây nhập khẩu phủ sóng khắp thị trường. (Ảnh: Tâm An)
Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, thừa nhận, trái cây nhập khẩu về Việt Nam tăng mạnh theo mỗi năm.
Theo ông, khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, thuế nhập khẩu rau quả giảm gần như bằng 0% – nguyên nhân chính khiến trái cây nhập khẩu không những có giá rẻ mà hàng lại nhiều.
Chưa kể, dịch COVID-19 được kiểm soát, hoạt động giao thương giữa các quốc gia trở lại bình thường. Vấn đề vận chuyển hàng hóa, trong đó có trái cây từ các nước về Việt Nam, thuận lợi hơn. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến nhập khẩu trái cây tăng mạnh.
Với trái cây Trung Quốc, ông Nguyên cho rằng quốc gia này vẫn thực hiện chính sách “zero Covid”. Do đó, trái cây Việt Nam xuất sang thị trường này bị kiểm soát rất chặt, trong khi chiều ngược lại nước ta không kiểm soát Covid-19 trên hàng hóa nhập khẩu nên trái cây từ Trung Quốc về dễ hơn.
Đặc biệt, các thương nhân buôn bán ở khu vực biên giới còn tận dụng được xe container rỗng để chở trái cây Trung Quốc.
Ví như, một xe container chở nông sản từ miền Nam ra cửa khẩu phía Bắc xuất bán sang Trung Quốc, chi phí vận chuyển hết khoảng 80-100 triệu đồng. Xuất hàng xong, thông thường xe sẽ quay về với container rỗng. Thương nhân tận dụng những xe này chở trái cây Trung Quốc về nội địa tiêu thụ với cước phí rất rẻ. Vậy nên, trái cây Trung Quốc vốn có giá rẻ nay lại càng rẻ hơn.
” Cuối năm là mùa cao điểm, trái cây nhập khẩu sẽ còn tăng mạnh bởi nhu cầu tiêu dùng cho lễ Tết. Trong khi, các loại trái cây nhập khẩu chủng loại luôn phong phú, mẫu mã bắt mắt hơn hàng nội nên người tiêu dùng ưa chuộng hơn “, ông Nguyên nhận xét.
Nga - Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, 7 trong 8 loại phân bón chính ở Việt Nam bất ngờ tăng giá
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) nhận định, chiến sự Nga-Ukraine hoàn toàn có thể làm thay đổi triển vọng giá dầu và khiến giá phân bón tăng cao hơn.
Trước chiến sự Nga - Ukraine, Việt Nam nhập khẩu bao nhiêu phân bón từ Nga, Belarus?
Chiến sự Nga - Ukraine cộng với đòn trừng phạt Mỹ, EU nhắm đến Nga, Belarus đang có tác động đến thị trường phân bón thế giới, giá phân bón ở nhiều nơi đã tăng vọt, trong đó có Việt Nam.
Trước đó, Việt Nam nhập một lượng phân bón khá lớn từ Nga, Trung Quốc.
Cụ thể, theo Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ NNPTNT), ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 2/2022 đạt 272.600 tấn với giá trị nhập khẩu đạt 127,8 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu phân bón 2 tháng đầu năm 2022 đạt 595.300 tấn và 281,4 triệu USD.
Đáng chú ý, dù lượng nhập khẩu phân bón đã giảm 2,6% về khối lượng nhưng lại tăng tới 78,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021 cho thấy giá phân bón thế giới đã tăng chóng mặt.
Trong tháng 1/2022, nguồn phân bón các loại nhập khẩu trong tháng 1 năm 2022 chủ yếu từ Trung Quốc với tỷ trọng chiếm 37,5%, Nga chiếm 19,3% và Belarus chiếm 12,2%.
So với cùng kỳ năm 2021, giá trị nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc tăng 89,9%, trong khi giá trị nhập khẩu phân bón từ Nga tăng tới 158,7% và Belarus là 136,6%.
Tuy nhiên, sau khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT sẽ khiến các ngân hàng của nước này không thể chuyển tiền ra hoặc nhận tiền từ nước ngoài. Điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu tất cả các mặt hàng trong đó có phân bón của Nga.
Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt từ Liên minh châu Âu áp dụng đối với Belarus, quốc gia chiếm tới 20% sản lượng cung MOP (kali) toàn cầu đã ảnh hưởng đến tổng lượng kali xuất khẩu.
Năm 2020, Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu phân bón, đạt 7 tỷ USD, theo sau là Trung Quốc với 6,6 tỷ USD và Canada với 5,2 tỷ USD, Mỹ đứng thứ tư với 3,56 tỷ USD.
Tuy nhiên, từ giữa năm 2021, cả hai quốc gia Nga - Trung Quốc đều có động thái hạn chế xuất khẩu một số loại phân bón.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), trong tháng 2/2022, giá bán lẻ trung bình của hầu hết các loại phân bón tiếp tục tăng. Chiến sự Nga-Ukraine hoàn toàn có thể làm thay đổi triển vọng giá dầu và khiến giá phân bón tăng cao hơn. Trong ảnh: Bên trong nhà máy phân bón của Đạm Phú Mỹ. Ảnh: pvn.vn.
7 trong 8 loại phân bón chính ở Việt Nam đã tăng giá sau chiến sự Nga - Ukraine
Theo Bản tin thị trường nông sản của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), trong tháng 2/2022, giá bán lẻ trung bình của hầu hết các loại phân bón tiếp tục tăng so với tháng trước.
Bảy trong tám loại phân bón chính có giá cao hơn, với một loại phân bón tăng giá đáng kể từ 5% trở lên. Giá bán lẻ trung bình của phân bón 10-34-0 đắt hơn 5% so với một tháng trước. Phân bón này có giá trung bình là 837 USD/tấn.
Phân bón DAP có giá trung bình là 874 USD/tấn so với tháng trước, MAP 935 USD/tấn, Kali 815 USD/tấn, anhydrous 1.488 USD/tấn (cao nhất trong lịch sử), UAN28 603 USD/tấn (cao nhất trong lịch sử) và UAN32 là 703 USD/tấn (cao nhất trong lịch sử).
Một loại phân bón đã giảm giá so với tháng trước. Urê thấp hơn một chút với giá trung bình là 891 USD/tấn.
Hầu hết các loại phân bón tiếp tục có giá cao hơn đáng kể so với một năm trước đó. MAP hiện đắt hơn 44%, DAP cao hơn 46%, 10-34-0 đắt hơn 60%, Urê cao hơn 95%, kali đắt hơn 102%, UAN32 cao hơn 144%, UAN28 đắt hơn 146% và anhydrous cao hơn 181% so với năm ngoái.
Tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), giá các loại phân bón ổn định trong tháng qua. Giá NPK Cò Pháp (20-20-15) ở mức 19.000 đồng/kg. Giá NPK đầu trâu (20-20-15) 18.700 đồng/kg. Giá NPK đầu trâu TE (20-20-15) 19.300 đồng/kg. Giá NPK Việt Nhật (16-16-8) 15.000 đồng/kg. Giá phân KCL (Canada) 17.700 đồng/kg. Giá Urê ở mức 1 triệu đồng/bao (50 kg). Giá Kali bột tiếp tục duy trì ổn định ở mức 13 - 13,5 triệu đồng/tấn. Riêng giá DAP Trung Quốc xanh tăng 52.000 đồng/bao lên 1.292.000 đồng/bao.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định, xung đột quân sự Nga-Ukraine hoàn toàn có thể làm thay đổi triển vọng giá dầu và khiến giá phân bón tăng cao hơn.
Trong bối cảnh này, theo ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, việc đảm bảo nguồn cung, không để thiếu phân bón sẽ đóng vai trò quan trọng. Đây thực sự vừa là cơ hội vừa là nhiệm vụ của các nhà sản xuất phân bón trong nước.
Điều tiết lượng trái cây vào vụ thu hoạch để tránh ùn ứ cửa khẩu Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các hiệp hội ngành hàng nông sản về hoạt động xuất nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu, lối mở biên giới đường bộ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xôn xao clip xe máy "kẹp 3", lạng lách thách thức cảnh sát

CSGT Hà Nội phát hiện 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Vụ ép mua quách giá cao: Người dân được trả lại tiền

Tìm người đàn ông cứu một phụ nữ nhảy cầu rồi rời đi lặng lẽ

Tàu cao tốc 5 sao Cần Thơ - Côn Đảo bị cưỡng chế để xử lý nợ

Công an Đà Nẵng giải cứu du khách nước ngoài đứng chênh vênh trên cầu

Đặc điểm biến chủng xuất hiện phổ biến ở bệnh nhân Covid-19 tại TPHCM

Điều tra đối tượng phá hoại ngai vàng trong Đại Nội Huế

Đi theo Google Maps, nữ sinh lạc vào khu vực thủy điện Rào Trăng hoang vu

Thủ tướng: Bộ Công an vào cuộc xử lý ngay những phần tử thao túng thị trường bất động sản

Giám định thương tích shipper bị đánh vì đơn hàng 64.000 đồng ở TPHCM

Tài xế ô tô trốn đo nồng độ cồn, tông thẳng vào CSGT
Có thể bạn quan tâm

Người "làm hết tất cả vì giọng hát HIEUTHUHAI" là bạn thân Sơn Tùng M-TP, profile xuất thân Nhạc viện cực đỉnh
Nhạc việt
15:36:08 25/05/2025
Nam NSƯT phải cắt nửa lá gan, mổ 3 lần, bị vợ cấm đủ thứ giờ sống sao?
Sao việt
15:32:57 25/05/2025
"Mỹ nhân đẹp nhất showbiz" tiều tụy héo mòn vì siết cân đến trơ cả xương
Sao châu á
15:14:20 25/05/2025
Mua 11 tờ vé số rồi tặng bạn 5 tờ, chiều tất cả cùng trúng đặc biệt
Netizen
15:07:47 25/05/2025
Công Phượng không bị lãng quên ở đội tuyển Việt Nam
Sao thể thao
14:59:36 25/05/2025
Gia đình tôi rất thích món canh này trong mùa hè: Nguyên liệu đơn giản mà nước dùng ngọt ngon, tươi mát và hấp dẫn
Ẩm thực
14:58:22 25/05/2025
Yadea Việt Nam ra mắt 3 dòng xe máy điện thế hệ mới
Xe máy
13:32:21 25/05/2025
Kia Carnival 2026: Đẹp hơn, thông minh hơn
Ôtô
13:27:24 25/05/2025
Vẻ đẹp "thần sầu" của nữ thần gây tiếc nuối nhất Kpop, 30 tuổi vẫn là "bạch nguyệt quang"
Nhạc quốc tế
12:48:44 25/05/2025
3 góc thường bị bỏ quên trong nhà đặt đúng một chậu cây là ngăn được thất thoát tiền bạc
Sáng tạo
12:12:11 25/05/2025