Trại cá sấu mọc lên ở khu vực cấm tại Hà Nội
Một trang trại nuôi gần chục con cá sấu cùng nhiều loài động vật khác vừa xuất hiện dưới chân cầu cạn Thăng Long (Hà Nội).
Khu vực đường dẫn lên cầu Thăng Long (Hà Nội) đoạn phía Bắc thuộc xã Hải Bối (Đông Anh) mới xuất hiện một trang trại nuôi cá sấu, trâu, bò, lợn rộng hàng nghìn mét vuông.
Trước đó Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 về việc cấm sử dụng diện tích gầm cầu làm nơi kinh doanh dịch vụ, chăn nuôi, gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng cầu đặc biệt với những cây cầu quan trọng như Thăng Long, Chương Dương, Long Biên, Thanh Trì.
Nhìn từ trên cao tại khu vực cầu Thăng Long, người chủ trang trại đã chia nhỏ những khu nuôi gia súc khác nhau, đặc biệt có khu nuôi cá sấu với 8 con tất cả. Người làm thuê tại đây cho biết, nuôi đến khi đủ tuổi sẽ mang bán cho các nhà hàng.
Một trong 8 con cá sấu trong bể nước tại trang trại.
Video đang HOT
Ngoài ra còn có khu vực nuôi lợn giống nằm tách biệt với các loài động vật khác. Lợn được đánh mã số với tổng số khoảng 50 con.
Ở ngay cửa vào trang trại là khu vực trâu bò nuôi lấy thịt. Phía trên không là đường dẫn lên cầu Thăng Long. Toàn bộ khu trang trại tách biệt với thế giới bên ngoài.
Trang trại có đội ngũ công nhân chăm sóc đàn gia súc.
Những người làm thuê cho biết, khu trang trại này của một ông chủ thuê lại rồi xây dựng các khu chăn nuôi gia súc và trồng cây cảnh.
Các lối đi lại trong khu trang trại này và bẩn thỉu và bốc mùi hôi thối do không được lau chùi thường xuyên.
Trước kia khu này um tùm cỏ cây, chỉ có những ao nước nhỏ, thì nay được một số người dân quy hoạch để “tăng gia sản xuất”. Điện lưới được kéo đến tận nơi, nước sạch cũng không thiếu.
Những dãy nhà cấp 4 chạy phía dưới chân cầu Thăng Long, hầu hết chúng được xây khá kiên cố, có cửa sắt và biệt lập với những khu bên ngoài.
Thậm chí trang trại này còn nuôi cả ngựa. Bình thường dùng để chuyên chở hàng hóa, tuy nhiên mỗi khi có khách cần, ngựa sẽ được bán để làm thịt.
Theo Tri thức
Hà Nội: Tử hình kẻ ném vợ từ cầu Thăng Long xuống sông Hồng
Bực tức vì bị vợ chửi và thách thức, khi lên đến cầu Thăng Long, Lâm dừng xe, bế vợ đặt ngồi lên thành cầu rồi đẩy xuống sông Hồng.
Ngày 26/7, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Trần Văn Lâm (SN 1980, ở Lâm Thao, Phú Thọ) về tội "Giết người" và "Cướp tài sản". Nạn nhân trong vụ án chính là vợ của bị cáo, chị Phạm Thị Thu Huyền.
Bị cáo Lâm trước vành móng ngựa.
Theo cáo trạng truy tố, Lâm và chị Huyền kết hôn với nhau từ năm 2006 và đã có với nhau 1 người con. Do Lâm thường xuyên vi phạm pháp luật, chị Huyền nhiều lần yêu cầu ly hôn. Lâm không đồng ý, mâu thuẫn giữa 2 người ngày càng căng thẳng.
Chiều ngày 7/8/2012, chị Huyền được bạn bè đồng nghiệp tổ chức mừng sinh nhật tại trụ sở cơ quan (phố Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội). Do nhiều lần gọi điện thoại cho chị Huyền để xin gặp nhưng không được đồng ý, Lâm đã đi xe ôm đến cơ quan chị Huyền. Tại đây, 2 người đã xảy ra cãi vã.
Sau đó, Lâm chở chị Huyền bằng xe máy để về nhà bố mẹ đẻ chị Huyền ở Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Trên đường đi 2 người lại cãi nhau. Bực tức vì bị vợ chửi và thách thức, khi lên đến giữa cầu Thăng Long, trời mưa to, Lâm dừng xe, bế chị Huyền đặt ngồi lên thành cầu và đẩy chị rơi xuống sông Hồng.
Gây án xong, Lâm lục cốp xe của vợ lấy đi 1,7 triệu đồng, còn chiếc xe máy đem đi cầm đồ lấy 20 triệu đồng, bán chiếc điện thoại mà chị Huyền nhờ cầm hộ rồi bỏ trốn.
Tại phiên tòa ngày 26/7, HĐXX nhận định hành vi của Lâm là hết sức nguy hiểm cho xã hội, bản thân bị cáo có đến 3 tiền án. Qua xem xét, HĐXX tuyên phạt Trần Văn Lâm tử hình về tội Giết người, 3 năm tù về tội Cướp tài sản, tổng hợp mức hình phạt chung là tử hình.
Theo Dantri
Hàng loạt 'ổ voi' trên cầu Thăng Long Ngoài các ổ voi, ổ gà lớn, mặt cầu ở cửa ngõ thủ đô còn xuất hiện những vết lún, nứt, rộng cả chục cm... gây nguy hiểm cho phương tiện qua lại. Sau nhiều lần tu sửa, tình trạng xuống cấp vẫn không được khắc phục. Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long được bắt đầu tháng 10/2009 với số tiền...