Trai bản chân trần nhảy trên đống lửa cầu may
Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn chứa đựng những điều huyền bí khi những chàng trai nhảy vào than hồng mà không hề bị bỏng.
Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn (sống ở huyện Bắc Quang và Quang Bình – tỉnh Hà Giang và Chiêm Hóa – tỉnh Tuyên Quang) thường được tổ chức trong hai ngày 15-16 tháng Giêng. Các bài ca nghi lễ được một thầy cúng của làng thực hiện mở màn lễ hội.
Ông thầy phải làm lễ xin phép tổ tiên, xin phép thần lửa, thần nước cho dân làng được tổ chức trò chơi.
Các thanh niên tham gia nhảy lửa đang chờ làm lễ.
Một đống lửa lớn được đốt lên trên khoảng sân rộng. Khi thầy mo gõ đàn và làm lễ cúng, từng thanh niên một sẽ ngồi đối diện với thầy, và đó chính là lúc “nhập đồng” cho người nhảy lửa.
Sau khi thầy kết thúc các nghi lễ ban đầu thì cũng là lúc cơ thể của những người tham gia nhảy lửa bắt đầu rung lên – báo hiệu họ sắp có sức mạnh, sắp có sự dũng cảm để nhảy vào những đám than hồng đang ở độ rực rỡ nhất, nóng bỏng nhất.
Video đang HOT
Họ bật lên, cúi người, nhảy lò cò và tiến ra gần đống lửa. Một nguồn năng lượng nào đó nâng bổng người thanh niên nhảy bật lên bằng cả hai chân và lao vào giữa đống lửa cháy rừng rực. Họ vừa nhẩy vừa đưa tay bới tung than hồng, thỉnh thoảng lại bốc một viên than cho vào miệng nhai.
Cứ hai mươi phút lại có một đợt nhảy, vũ điệu nhảy lửa càng về sau càng sôi động. Không có bất cứ một vật dụng nào lót cho đôi chân của những chàng trai. Có chăng đó chỉ là lớp da dày sau nhiều ngày đi bộ, rong ruổi nơi dốc cao, suối sâu.
Từ lúc bắt đầu lao vào đống lửa đến khi tro tàn khoảng 30 phút, nhóm nhảy lửa gần chục chàng trai đều lành lặn an toàn, không ai bị thương, bị bỏng chân tay. Khi lửa đã tàn, than đã nguội, ông thầy cúng lại làm lễ để tiễn “thần lửa” về chốn cũ. Cả ông thầy và những người tham gia nhảy lửa lại trở về trạng thái bình thường. Một trò chơi đã kết thúc, đem lại tiếng cười và niềm phấn khởi cho người Pà Thẻn.
Lễ hội thu hút khoảng 10.000 người dân các xã, bản trong và ngoài huyện cùng du khách thập phương.
Theo Giang Huy (VNE)
Hàng trăm người tham gia cầu mùa, lên nương gieo cấy ở Yên Bái
Nghi lễ tôn vinh cây lúa, cây khoai sọ, cầu mưa, chọc lỗ tra hạt, cúng ma nhà, tổ tiên - rượu cần được người dân Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn (Yên Bái) tái hiện chân thực, sinh động trong Lễ hội Cầu Mùa diễn ra trong 2 ngày mùng 9 và mùng 10 Tết (tức ngày 24 và 25.2).
Ngay từ sáng sớm người dân trong bản đã hò nhau dậy.
Những chiếc gùi đựng đầy hạt giống.
Người đàn ông dùng gậy chọc mạnh thành 1 lỗ dưới đất để phụ nữ tra hạt.
Người đàn ông khoan khoái rít điếu thuốc lào khi hạt đã tra xong.
Để cầu mùa người dân dâng lễ vật: các sọt lúa, các sọt ngô, các loại hoa màu, một khóm cây bông lau, một khóm cây chè và trâu bò (hình nộm) cúng tế thần.
Mùa màng bội thu đã về, thóc lúa đầy bồ tha hồ xay xát.
Hội mùa đã được mở để ăn mừng cũng như để cầu cho vụ tới được hưởng cuộc sống no ấm, đầy đủ như khát vọng ngàn đời của các cư dân nông nghiệp trên miền đất này.
Họ cùng nhau nhảy múa.
Vui chơi.
Lễ hội Cầu Mùa là một trong những lễ hội lớn, nằm trong hệ thống các lễ tục nông nghiệp của người Khơ Mú nên thu hút đông đảo phóng viên đến đưa tin.
Theo Danviet
Hàng vạn người đội mưa, ùn ùn đổ về chợ Viềng Bất chấp trời mưa, hàng vạn người từ muôn nơi vẫn ùn ùn kéo về phiên chợ Viềng (Nam Định) để cầu may. Càng về đêm, dòng người kéo đến càng đông hơn, chen chân nhau đặc kín khắp nơi, đội mưa tham dự chợ mỗi năm chỉ họp một lần. Chiều 22/2 (tức mùng 7 tháng Giêng) hàng vạn người từ khắp...