Trai An Giang trồng na Hoàng hậu ra toàn trái “khủng”, bán đắt hàng
Năm 2017 anh Trương Văn Tài, ngụ ấp Hòa Lợi 3, xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành ( tỉnh An Giang) đã mạnh dạn đầu tư mua 80 gốc na Hoàng Hậu ( mãng cầu Thái) từ tỉnh Bến Tre về trồng trên 2.000m2 đất của gia đình.
Đến tháng 9/2018, anh Tài bắt đầu cho thu hoạch trái vụ đầu, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho gia đình.
Trao đổi với chúng tôi anh Trương Văn Tài cho biết: “Lúc mới bắt đầu chuyển đổi cây trồng thì tôi chọn cây mãng cầu xiêm để trồng thay cho diện tích đất trồng tràm trước kia. Nhận thấy cây mãng cầu xiêm thời gian thu hoạch khá lâu nên tôi tìm giống khác để trồng nhằm mục đích lấy ngắn nuôi dài…”.
Và rồi anh TaÌ được người quen giới thiệu đến cây na Hoàng hậu, anh bắt đầu mua giống về trồng xen canh với mãng cầu xiêm. Chỉ sau 17 tháng xuống cây giống mãng cầu Hoàng hậu, anh Tài bắt đầu thu hoạch vụ trái đầu tiên. Với giá bán mãng cầu Hoàng hậu ban đầu chỉ 35.000 đồng/kg trừ hết chi phí, anh Tài vẫn thu được lãi cao.
Anh Trương Văn Tài giới thiệu những trái na Hoàng hậu vụ 3 vừa tới độ chín tới.
Video đang HOT
Anh Trương Văn Tài còn cho biết, trồng cây na Hoàng hậu tốn rất ít chi phí chăm sóc. Cây na Hoàng hậu là giống na mới có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt và có khả năng chịu sâu bệnh tốt. Cây na Hoàng hậu giống có chiều cao từ 30-40cm; cây cho trái “khủng” trọng lượng trái từ 0,5kg đến 1kg; tỷ lệ hạt rất ít chiếm khoảng 20% đến 30% hạt so với giống na dai hiện có.
Nói về những khó khăn bước đầu trồng cây na Hoàng hậu, anh Tài cho biết: “Do cây na Hoàng hậu là giống mới, người mua chưa biết đến cây ăn trái này nên còn sợ là do dùng thuốc sinh trưởng nhiều nên trái mới to, bự vậy nhưng ai ăn 1 lần rồi cũng khen ngon lại mua tiếp. Đây là một điều phấn khởi để tôi tin rằng mình đã chọn hướng đi đúng…”.
Ngoài những khó khăn về thị trường thì lúc đầu anh Trương Văn Tài cũng gặp không ít khó khăn trong khâu chăm sóc do chưa hiểu rõ về kỹ thuật. Ban đầu, khoảng 1,5 công na Hoàng hậu của gia đình anh Tài bị vàng lá, không chịu ra nhánh. Anh Tài cũng tính tới bước phải nhổ bỏ.
Rồi đến mùa thu hoạch lúa vụ thu đông, người dân đốt đồng cháy lan làm vườn na Hoàng hậu rụng lá hết. Anh Tài chán, nghĩ là không cứu vãn được vườn na Hoàng hậu nữa nhưng 10 ngày sau vườn na của anh bắt đầu đâm chồi, cho lá non và rồi những trái đầu vụ cũng đậu. Từ đó anh rút ra kinh nghiệm là cần phải có giai đoạn cây rụng lá để tiếp tục phát triển.
Trao đổi với chúng tôi anh Trương Văn Tài cho biết thêm: “Ưu điểm của loại na Hoàng hậu này kháng sâu bệnh rất tốt, thời gian chín kéo dài nên bảo quản được lâu, mẫu mã của trái na rất đẹp. Là một sản phẩm rất mới nên được thị trường rất ưa chuộng. Không chỉ quả to, mã đẹp mà na Hoàng hậu còn được cả người bán và người mua hài lòng khi có vị thơm, ngọt thanh…”.
Từ vụ đầu giá bán 35.000 đồng/kg thì đến vụ thứ 3 này gia đình anh Trương Văn Tài bán trái na Hoàng hậu cho thương lái với giá 50.000 đồng/kg. Tính đến thời điểm hiện nay, gia đình anh thu hoạch bán được khoảng 20.000.000 triệu đồng tiền trái na Hoàng hậu trên diện tích chỉ có 2.000m2 đất ở vụ thứ 3 cây cho trái.
“Sắp tới đây, tôi sẽ học hỏi và bắt đầu xử lý để cây na Hoàng hậu cho trái đúng dịp Tết cổ truyền của dân tộc để phục nhu cầu cúng Tết của bà con. Với những hiệu quả bước đầu mang lại, hướng tới gia đình tôi dự định sẽ tiếp tục lên liếp trồng thêm 4.000m2 na Hoàng hậu nữa…”, anh Tài cho biết.
Những năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) đã có chuyển biến tích cực, từ diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng rau màu và mô hình trồng cây ăn trái cho giá trị kinh tế cao. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp của xã đã có sự phát triển, giúp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống cho nhân dân địa phương.
Tuyên Quang: Lãnh đạo huyện Sơn Dương cần vào cuộc quyết liệt, xử lý dứt điểm nạn trộm cát ở xã Vĩnh Lợi
Gần 2 tháng nay, tại mỏ cát của Công ty TNHH Bình Thuận ở xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) xuất hiện các đối tượng vào khai thác cát trộm.
Mỏ cát của Công ty TNHH Bình Thuận bị khai thác trộm
Được biết, mỏ cát này đã được UBND tỉnh Tuyên Quang cấp phép ngày 27/6/2017, cho phép khai thác trên diện tích 57,2 ha và được chia làm 3 đoạn sông Lô chảy qua xã Vĩnh Lợi với thời hạn được khai thác 30 năm.
Hiện nay, do mực nước sông cạn những cồn cát lộ ra ở thôn Kim Ninh và thôn Bờ Sông xuất hiện nhiều người dân đã ra lấy cát một cách công khai giữa "thanh thiên bạch nhật". Ông T - người của Công ty TNHH Bình Thuận do quá búc xúc đã dùng điện thoại của mình, ghi lại cảnh các phương tiện như ô tô để chở cát liền bị các đối tượng đe dọa đánh .
Ông T cho biết, có những ngày trên tại điểm mỏ này có khoảng 30 người dân xúc lên các phương tiên xe tắc tơ, xe ô tô chở cát cho gần 20 phương tiện các loại chở hàng trăm khối cát sỏi mang ra ngoài.
Tình trạng trộm cát vẫn tiếp diễn.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo Công ty TNHH Bình Thuận đã nhiều lần báo cáo lên chính quyền xã Vĩnh Lợi, báo cáo lên cơ quan Công an huyện Sơn Dương nhưng đến nay tình trạng trộm cát vẫn tiếp diễn.
Qua trao đổi với ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lợi được biết: Trong các ngày 18 và 19/11/2019, lực lượng công an đã xuống lập biên bản đối với các đối tượng khai thác cát trái phép tại mỏ Công Ty TTHH Bình Thuận. Nhưng khi lực lượng chức năng rút các đối tượng lại quay lại tiếp tục dùng các loại phương tiện xe ô tô xuông xúc cát một cách công khai và thách thức lực lượng bảo vệ của Công ty TNHH Bình Thuận.
Tình trạng trộm cát công khai của nhóm đối tượng tại mỏ cát của Công ty TNHH Bình Thuận nêu trên đã diễn ra trong suốt nhiều tháng. Thiết nghĩ, cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng ở Sơn Dương cần vào cuộc quyết liệt, xử lý dứt điểm nạn trộm cát ở xã Vĩnh Lợi .
Theo văn hiến
8 phụ nữ đánh bạc bị khởi tố Nhóm 12 người, trong đó có 8 phụ nữ chơi bài binh 6 lá thắng thua bằng tiền bị cảnh sát truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngày 17/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, đã khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 12 người ngụ tại huyện Bình...