Trai 25 tuổi lấy vợ 52 tuổi, tình yêu đơm hoa trên đất Hà Giang, 7 năm khao khát đứa con
7 năm chung sống, Mí Sình và vợ chưa từng cãi nhau. Cả hai rất mong mỏi có một mụn con để vui cửa vui nhà.
Chàng dân tộc Mông lấy vợ hơn 27 tuổi
Trên mảnh đất vùng cao Mèo Vạc – Hà Giang, câu chuyện tình yêu đặc biệt của anh Thò Mí Sình (SN 1997) và chị Vừ Thị Vư (SN 1970) khiến không ít người hiếu kỳ. Cách đây 6 năm, anh Mí Sình sang Trung Quốc làm thuê, duyên số khiến anh gặp và thương mến chị Vư, hơn anh những 27 tuổi. Chồng chị Vư khi đó đã mất, để lại cho chị 4 người con, 2 trai, 2 gái. Người con cả còn lớn tuổi hơn cả anh Mí Sình.
Ban đầu, chàng dân tộc người Mông không có ấn tượng gì với người phụ nữ lớn tuổi. Anh vẫn thường gọi chị Vư bằng “cô”. Cả hai làm chung chỗ, thỉnh thoảng thấy chị Vư làm việc nào khó, nặng nhọc, Mí Sình lại xắn một tay giúp đỡ. Càng nói chuyện, chàng trai trẻ càng thấy hợp, yêu mến sự chất phác, giản dị của chị Vư. Lâu dần, tình yêu tự nảy nở lúc nào không biết.
Anh Thò Mí Sình và người vợ hơn 27 tuổi.
Nhà Mí Sình rất nghèo, bố mất từ năm anh lên 9. Khoảng một năm sau, người mẹ 45 tuổi của Mí Sình cũng đi bước nữa, bỏ anh và đứa em trai lại. Thời điểm đó, nhà cửa, đất cát đều phải bán đi hết để lo đám ma cho cha. Mí Sình và em từ ngày đó được xem như mồ côi.
Thấy bạn trai vất vả từ nhỏ nên chị Vư rất thương và thông cảm cho hoàn cảnh. Cả hai dắt nhau từ Trung Quốc về quê sống chung, chỉ làm một đám hỏi đơn giản.
“Nhà gái không lấy tiền, không làm đám cưới vì vợ đã một đời chồng rồi”, anh Mí Sình tâm sự. Hôm sang làm lễ ăn hỏi, Mí Sình đi cùng em trai, sính lễ chỉ có vỏn vẹn 2 con gà.
Lấy vợ lớn tuổi, Mí Sình bị nhiều làng xóm, dân bản dị nghị. Họ nói anh gương mặt sáng sủa, cao ráo như thế, cớ sao không lấy gái bản trẻ xinh mà lại yêu người già hơn cả tuổi mẹ. Chàng dân tộc Mông mắt đượm buồn, đáp lại: “Người trẻ mình vẫn thích. Nhưng có ai chịu lấy mình đâu. Mình nghèo quá, nhà thì không có, đất bán hết rồi”.
Thời điểm mới về chung sống, Mí Sình đi làm nhiều năm cũng có ít vốn trong tay, tậu 3 con bò. Khi đón chị Vư về, anh bán 2 con, lấy tiền cất đất, dựng một căn nhà lợp gỗ. Kể từ ngày đó, người vợ 52 tuổi ở nhà vun vén nhà cửa, một tay quán xuyến việc cơm nước.
Ngôi nhà nhỏ lợp gỗ của hai vợ chồng
Ở với nhau được một thời gian, Mí Sình lại đi làm bên Trung Quốc thêm 1 năm rồi sau đó lại xuống Hà Nội làm bốc vác. Hai vợ chồng mỗi người một nơi.
Chị Vư ở một mình, thỉnh thoảng lại đón người mẹ chồng trước qua nhà chơi. Chị không biết tiếng phổ thông, cuộc sống chỉ quanh quẩn nơi căn bếp, giếng nước. Mặc dù đã 52 tuổi nhưng chị vẫn giữ được sự trẻ trung, khỏe mạnh, tính lại cần cù, chất phác.
Người phụ nữ vừa chăm đàn trâu, đàn gà, ngày lại đi nương rẫy kiếm củi. Đôi tay chị thoăn thoắt bê bó nứa nặng gấp đôi người, phăm phăm gánh hai thùng nước từ đầu làng tới cuối xóm.
Chị Vư tần tảo, chất phác, một tay quán xuyến nhà cửa
7 năm khao khát đứa con
Hiện anh Mí Sình vẫn ở nhà phụ vợ làm rẫy. Chàng dân tộc Mông đợi qua thời điểm dịch sẽ xuống Hà Nội đi làm thuê tiếp. Thời gian gần đây, cả hai vợ chồng mới đi đăng kết hôn và đang đợi xã hoàn thiện thủ tục.
Mí Sình kể rằng, 7 năm qua vợ chồng anh “chưa từng cãi nhau, có ngày giận nhau lắm cũng chỉ mấy tiếng rồi lại thôi”. Trước anh gọi bằng “cô”, sau này cả hai chuyển qua xưng tên. Thỉnh thoảng chồng đi làm xa, chị Vư rất nhớ, liên tục gọi điện hỏi thăm. Mí Sình thương vợ nhưng vì cuộc sống khó khăn nên đành tự nhủ hai vợ chồng cố gắng.
Trải qua nhiều năm sống hòa hợp bên nhau, cặp đôi mong có một đứa con chung để về già có thể nương tựa. Biết Mí Sình khao khát có em bé nhưng chị Vư cũng chỉ biết gạt nước mắt bất lực. “Vợ bảo già rồi, vợ không thể sinh con được nữa”, chàng trai dân tộc nói trong buồn bã.
Mí Sình và vợ rất mong có con cái để vui nhà vui cửa
Anh Ngọc Tính (25 tuổi), chủ kênh Youtube, cũng là người dân tộc Mông, sống gần nhà của hai cặp vợ chồng. Biết được hoàn cảnh khó khăn, anh Tính đã thay mặt nhiều mạnh thường quân tới thăm, trao các món quà nhỏ như gạo, bánh, nhu yếu phẩm.
“Trước đây mình nghe bố có kể về câu chuyện của cả hai vợ chồng. Hơn 1 năm trước mới được xuống gặp, trò chuyện trực tiếp. Cả hai tình cảm lắm. Tiếp xúc với chị Vư thấy chị rất hoạt ngôn, ăn nói duyên dáng, khéo léo. Chị chỉ không biết tiếng phổ thông thôi.
Dân làng biết hoàn cảnh Mí Sình cũng khổ, lại chịu thương chịu khó nên giờ rất quý mến hai vợ chồng”, anh Tính cho biết thêm.
Buôn bán ế ẩm sau 2 ngày vượt núi lên chợ phiên, đôi vợ chồng có quyết định hút triệu view
Công cuộc mưu sinh vất vả, nhọc nhằn nhưng nụ cười tươi vẫn nở trên môi của đôi vợ chồng bán dưa hấu tại chợ phiên Mèo Vạc, Hà Giang.
Hạnh phúc là cảm giác mà ai cũng có mưu cầu tìm được. Mỗi người có cách tạo niềm hạnh phúc riêng cho mình. Thành công trong công việc, có một khối tài sản kếch xù, có một dung nhan đẹp được nhiều ngưỡng mộ,... cũng mang đến hạnh phúc.
Riêng với chị Hoàng Quỳnh Thơm, đến từ Tuyên Quang, tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng chị đã tìm thấy hạnh phúc từ việc cho đi, nhằm mang đến niềm vui, sự thư thái cho chính bản thân mình.
Câu chuyện được chị Quỳnh Thơm kể bằng một đoạn video ngắn trên trang Tiktok cá nhân, đang nhận về nhiều sự quan tâm của dân mạng. Theo đó, chị Quỳnh Thơm và chồng đều đặn hằng tuần sẽ chở trái cây lên chợ phiên Mèo Vạc để bán.
Chợ phiên Mèo Vạc nằm ngay tại trung tâm của thị trấn Mèo Vạc và là khu chợ lớn nhất của tỉnh Hà Giang. Chợ được họp duy nhất 1 lần/ tuần vào các sáng chủ nhật.
Đây là một trong những chợ phiên nổi tiếng nhất ở Hà Giang. Đến với phiên chợ này, du khách sẽ được hòa mình vào không gian đa sắc màu văn hóa của các dân tộc vùng cao.
Chị Quỳnh Thơm kể, mỗi chuyến đi, vợ chồng chị phải vượt 300km đường đồi núi: "Quãng đường đi thì 300km thôi, nhưng tụi mình đi xe ô tô phải hết hơn 2 ngày cả đi lẫn về vì toàn là đường đèo, có đoạn rất nguy hiểm, một bên là vực sâu, một bên là núi đá, sương mù lại giăng kín nên vừa đi vừa dò đường.
Đã có rất nhiều tai nạn thương tâm xảy ra trên cung đường đi bán hàng của tụi mình, nhưng mỗi tuần một lần tụi mình lại lên chợ phiên vùng cao vì trót gắn bó với miền quê thân thương này."
Đôi vợ chồng chủ sạp dưa dù "ế" nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc vì được mang đến cho các em bé niềm vui nho nhỏ
Trong lần họp chợ mới đây, chị Quỳnh Thơm và chồng không may gặp lúc buôn bán ế ẩm, phương tiện di chuyển lại bị hỏng bất ngờ khiến anh chị không thể quay về như dự kiến.
"Dù sạp dưa hấu bị ế, còn lại rất nhiều, xe lại hư giữa chừng, nhưng hôm đó tụi mình vẫn vui khi quyết định đem bổ dưa hấu ra để chiêu đãi các em nhỏ quanh đó.
Bé nào cũng háo hức chạy đến xếp hàng chờ cô chú bổ dưa phát cho, ánh mắt nhìn không rời vào từng động tác cắt dưa của chú rồi ánh lên niềm vui và không quên nói lời cảm ơn trước khi rời đi. Nhìn các con ăn ngon tụi mình cảm thấy bao mệt nhọc cũng tiêu tan".
Trong đoạn clip mà chị Quỳnh Thơm chia sẻ lên Tiktok, các em bé Hà Giang tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất lễ phép, đứng xếp hàng trật tự đợi đến lượt mình và không quên đưa hai tay ra nhận quà.
Chị Quỳnh Thơm chia sẻ, gắn bó với chợ phiên Mèo Vạc, chứng kiến các em bé vùng cao sống cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, chị ước có thể có thật nhiều tiền để giúp đỡ các em được nhiều nhất có thể.
Hiện tại, mỗi lần lên bán hàng ở chợ phiên, chị đều dành ra chút quà bánh, trái cây để phát tặng các em.
Đoạn clip khiến nhiều người cảm thấy ấm lòng và không quên ngợi khen hành động đẹp của chị Quỳnh Thơm.
Dẫu cuộc sống mưu sinh luôn còn đó những nhọc nhằn, nhưng chị chọn cách sẻ chia, cho đi một phần nho nhỏ những gì mình có thể.
Nhìn thấy các em bé sung sướng, háo hức chia nhau bánh trái được tặng cũng đủ để vợ chồng chị tự thưởng cho mình một nụ cười mãn nguyện.
Câu chuyện mà chị Quỳnh Thơm chia sẻ khiến nhiều người nhận ra rằng, quả thực để sống một cuộc đời hạnh phúc, hãy để niềm vui sinh ra từ sự cho đi, hơn là ngồi sợ mất mát.
Bị "phượt thủ" chặn đầu xe, xông vào cabin hành hung, tài xế nhấn chân ga lao thẳng vào đám đông gây náo loạn Được biết sự việc xảy ra tại địa phận xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ gần khu vực cây Cô Đơn - một địa điểm check-in nổi tiếng của Hà Giang sáng ngày 10/2. Ngày 10/2, trên mạng xã hội bất ngờ xuất hiện đoạn clip ghi lại một vụ xích mích giữa nhóm người được cho là đi "phượt" cùng một tài...