Trách nhiệm người con, người chồng
Các cụ vẫn bảo, lấy chồng lấy vợ thì phải ‘môn đăng hộ đối’, trước giờ tôi vẫn phản đối vì thời nào rồi mà còn giữ quan điểm cổ hủ như vậy. Cho đến khi, chính tôi ở trong hoàn cảnh ấy tôi mới hiểu, đừng cãi lời cha ông.
Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê, cha mẹ lam lũ vất vả để nuôi được tôi ăn học tử tế. Tôi có một anh trai, nhưng anh đã nghỉ học sớm đi làm phụ cha mẹ, như vậy là 3 người trong nhà đi làm chỉ để nuôi một mình tôi. Nhận thức được sự kỳ vọng của người thân, và bản thân cũng muốn thoát khỏi cuộc sống quanh năm lam lũ bên ruộng đồng, tôi đã phải nỗ lực học hành để thi đậu vào một trường có tiếng ở Hà Nội.
Ảnh minh họa.
Những ngày tháng sinh viên của tôi không quá thiếu thốn vì luôn được cha mẹ cho đủ tiền. Hai năm đầu tôi chỉ lo tập trung học, đến năm thứ 3 tôi bắt đầu đi làm thêm, dù không kiếm được nhiều tiền nhưng đã mang lại cho tôi rất nhiều kinh nghiệm và thuận tiện cho việc đi làm sau này.
Trong thời gian đi làm thêm, tôi quen bạn gái, là vợ hiện tại của tôi bây giờ. Khác với hoàn cảnh của tôi, cô ấy là gái TP, gia đình có điều kiện, đi làm thêm chỉ vì muốn được va chạm cuộc sống nhiều hơn. Tôi vì quý mến sự hòa đồng, không sợ khó sợ khổ của cô ấy mà xiêu lòng. Cô ấy tỏ tình với tôi trước và tôi cũng đã từng từ chối bởi chỉ muốn chuyên tâm học hành ra trường, kiếm một công việc tốt để đỡ đần tuổi già cho bố mẹ và phụ gia đình anh trai.
Video đang HOT
Cô ấy giản dị, những buổi hẹn hò của chúng tôi nếu không phải ở công viên thì cũng chỉ ngồi trà đá cắn hướng dương, ăn lề đường. Tôi cũng đã dẫn cô ấy về quê, bố mẹ tôi rất ưng cô ấy, vì “gái TP mà giản dị như thế mới hợp với nhà mình” nguyên văn lời mẹ tôi nói. Gia đình cô ấy thì không thích tôi lắm, vì là trai tỉnh lẻ, sau này khi tôi ra trường và kiếm được một công việc ổn định thu nhập khá cao thì bố mẹ cô ấy mới xuôi xuôi.
Sau 2 năm ra trường, tôi trả khoản vay ngân hàng chính sách xã hội mà lúc trước bố mẹ đã vay cho tôi đi học, phụ giúp bố mẹ sửa sang nhà cửa và sắm ít đồ, vì vợ chồng anh trai sống cùng bố mẹ nên tôi không cần sắm sửa riêng gì cho anh trai, nhưng tôi có hứa sau này mọi chi phí bỉm sữa ăn học của con anh tôi sẽ lo hết.
Khi mọi thứ trong nhà đã ổn định, tôi cưới. Bố mẹ vợ muốn chúng tôi về sống chung, vì anh vợ đang ở nước ngoài, nhà thì rộng mà chỉ có hai ông bà. Tôi không đồng ý, một phần vì không muốn mang tiếng “ăn nhờ, ở đậu”, phần vì muốn hai vợ chồng có cuộc sống riêng tư thoải mái. Chúng tôi thuê một căn gần nhà vợ để tiện qua lại chăm sóc ông bà khi cần, lúc này cuộc sống vợ chồng vẫn ổn không có vấn đề gì.
Một năm sau cưới thì vợ chồng bắt đầu mâu thuẫn nhiều hơn, từ những chuyện rất nhỏ như cô ấy không muốn hai vợ chồng cùng nấu nướng ăn ở nhà mà luôn bắt tôi phải sang nhà bố mẹ vợ ăn. Lúc đầu chỉ là ngày cuối tuần, sau dần tất cả các bữa tối trong tuần đều ở bên ấy. Tôi nói vợ, muốn hai vợ chồng sau giờ làm cùng nhau nấu nướng rồi ăn nhưng cô ấy bảo tôi lắm chuyện, vì bố mẹ ở nhà nấu sẵn cho ăn không thích, lại thích về nấu làm gì cho vất vả. Sau nhiều lần tranh cãi qua lại cô ấy cũng đã chịu nấu ăn ở nhà, nhưng là qua nhà bố mẹ mang đồ ăn về hâm lại. Và thời gian cô ấy ở nhà bố mẹ nhiều hơn ở với tôi.
Nhưng mâu thuẫn lớn nhất giữa chúng tôi là quan điểm về gia đình, cô ấy xưa nay chưa phải mua sắm hay lo lắng về tài chính cho bố mẹ, còn tôi thì ngược lại, mỗi tháng tôi đều gửi tiền về phụ giúp bố mẹ, vì các cụ tuổi trẻ lao lực quá nên giờ ốm đau bệnh tật liên miên. Tôi cũng gửi thêm tiền bỉm sữa cho con của anh trai, thi thoảng ở nhà có công việc giỗ Tết tôi cũng gửi tiền riêng để anh trai lo.
Thế là vợ bắt đầu so sánh, rằng tôi chỉ biết lo cho bố mẹ với anh trai, không lo nghĩ để dành cho gia đình nhỏ trong khi chúng tôi vẫn đang đi thuê nhà. Thực tình thì tôi cũng đã có kế hoạch mua nhà, nhưng tôi vẫn phải có trách nhiệm với bố mẹ, vẫn phải trả ơn anh trai. Tôi có thể làm tốt cả hai, chỉ là chuyện mua nhà sẽ kéo dài hơn một chút.
Sự khác nhau về hoàn cảnh sống khiến con người có thể sẽ có quan điểm khác nhau về trách nhiệm, khó có sự cảm thông, và khó để tiếp tục đi cùng nhau.
Mẹ bạn trai dúi cho tôi một phong bì dày cộm, tôi tưởng bác muốn đuổi tôi đi, nào ngờ bác khẩn khoản đề nghị tôi điều ngược lại
Cho tới khi mẹ bạn trai dúi vào trong tay tôi chiếc phong bì nặng trịch tiền thì tôi chỉ còn biết cười khổ. Kịch bản này dường như khá quen thuộc thì phải. Nhưng sự việc diễn ra sau đó lại trái ngược hoàn toàn với tưởng tượng của tôi.
Khi nhận lời yêu Thái, tôi biết điều kiện của mình và anh không tương xứng. Tôi chỉ là 1 cô gái bình thường về mọi mặt, còn Thái đẹp trai, công việc lương cao lại là con nhà khá giả. Tôi không biết mình có ưu điểm gì để đủ sức lọt vào mắt xanh của anh. Nhưng sau khi nghe anh giải thích rằng ở bên tôi anh thấy bình yên thì tôi thật sự không còn lý do nào mà từ chối anh cả.
Yêu nhau được 5 tháng, mẹ Thái bất ngờ gọi điện cho tôi, bác ấy nói muốn hẹn gặp trò chuyện. Từ khi xác định quan hệ với Thái đến nay, tôi chưa về ra mắt gia đình anh lần nào, thật sự tôi vẫn có chút tự ti về bản thân. Không ngờ mẹ anh lại tìm đến tôi trước, nghĩ về buổi gặp gỡ mà tôi thấy khá lo lắng.
Cho tới khi mẹ Thái dúi vào trong tay tôi chiếc phong bì dày cộm thì tôi chỉ còn biết cười khổ. Kịch bản này dường như khá quen thuộc thì phải. Một cô gái nghèo bị mẹ bạn bạn trai nhà giàu dùng tiền "đuổi" đi. Có lẽ Thái nói sẽ cưới tôi làm vợ nên mẹ anh mới hành động như vậy.
Nhưng sự việc diễn ra sau đó lại trái ngược hoàn toàn với tưởng tượng của tôi. Mẹ Thái không hề bắt tôi phải rời xa con trai mình. Bác ấy nở nụ cười bất đắc dĩ với tôi: "Đây là 200 triệu, cháu cứ cầm lấy mà chi dùng những thứ cần thiết. Bác có nghe Thái kể về cháu và rất quý mến cháu. Bác chỉ mong cháu đừng chia tay với thằng Thái thôi".
Tôi nghe mà không tin vào tai mình. Đề nghị này của mẹ Thái dường như thừa thãi quá mức thì phải. Tôi mới là người cần sợ mất anh ấy chứ!
Bác ấy nói Thái là người đồng tính. (Ảnh minh họa)
Để rồi qua sự thú nhận của bác ấy, tôi cuối cùng đã hiểu ra nguồn cơn thật sự phía sau. Bác ấy nói Thái là người đồng tính. Bác ấy biết anh muốn cưới tôi chỉ với mục đích làm bình phong cho bản thân.
Mẹ Thái cũng là phụ nữ nên hiểu nếu tôi rơi vào hoàn cảnh ấy sẽ đau khổ, tổn thương cỡ nào. Vì thế bác ấy hẹn gặp tôi, muốn biến hôn nhân của tôi và Thái thành cuộc giao dịch chứ không phải là sự lừa đảo như Thái đang rắp tâm làm.
Mẹ Thái bảo 200 triệu này chỉ là số tiền ban đầu nếu tôi đồng ý cưới anh. Sau này tôi sinh cháu cho gia đình, lúc ấy mẹ anh sẽ chẳng tiếc gì tôi cả. Thái rất thích có con nên anh chắc chắn sẽ là một người cha có trách nhiệm. Ngặt nỗi Thái không thể trở thành người chồng đúng nghĩa của tôi mà thôi.
Nghe xong sự thật về Thái và lời đề nghị của mẹ anh, tôi giận dữ từ chối rồi ngay lập tức ra về. Nhưng tối hôm ấy, mẹ tôi gọi điện khóc lóc thông báo bố tôi vừa tái phát bệnh cũ phải nhập viện, bảo tôi còn tiền thì gửi về.
Lương tôi không cao lắm, hoàn cảnh gia đình lại khá khó khăn. Nhớ đến đề nghị của mẹ Thái, tôi bắt đầu bị lung lay. Tôi có nên đáp ứng yêu cầu của bác ấy không? Coi như lấy hôn nhân của mình ra đổi lấy tiền chữa bệnh cho bố. Đầu óc tôi đặc quánh, chẳng nghĩ được gì nữa. Xin mọi người cho tôi xin lời khuyên.
Lấy chồng rồi, đàn bà được gì? Đàn bà ai mà chẳng khóc thương cho số phận chua xót của mình. Cứ tưởng lên xe hoa là cuộc đời sang trang mới, hạnh phúc hơn, yên ấm hơn. Nào ngờ về nhà chồng mới biết đó chẳng khác gì địa ngục, có chồng mà như không. "Đàn bà có chồng'', nghe cụm từ này cảm giác như thể đàn bà...