Trách nhiệm Mobifone mua AVG: Chuyên gia nói về ‘chính sách hình sự đặc biệt’
Những ngày qua, cơ quan điều tra đưa ra thuật ngữ “chính sách hình sự đặc biệt” áp dụng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự một số bị can trong vụ Mobifone mua AVG.
Để rộng đường dư luận, Tiền Phong xin trích một số ý kiến của các chuyên gia pháp lý.
Ông Trần Văn Độ Ảnh: như ý
Ông Trần Văn Độ -nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương: Không có “chính sách hình sự đặc biệt”
Bộ luật Hình sự hiện hành không có quy định nào về “chính sách hình sự đặc biệt”, mà chỉ có chính sách khoan hồng. Theo đó, trong các vụ án án tham nhũng, nếu người phạm tội đã khắc phục hoàn toàn hậu quả, thành khẩn khai báo thì được hưởng chính sách khoan hồng trong khuôn khổ pháp luật. Việc dùng từ “chính sách hình sự đặc biệt” trong vụ việc Mobifone mua AVG, cho vài trường hợp có liên quan là không ổn, dễ gây hiểu nhầm chỉ được áp dụng cho Phạm Nhật Vũ và ông Trương Minh Tuấn… Đây là điều cần rút kinh nghiệm, bảo đảm sử dùng từ ngữ một cách chính xác, đúng thuật ngữ pháp luật.
Ngoài ra, qua vụ việc này các cơ quan chức năng cũng cần phải nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định để ngăn chặn tình trạng tẩu tán tài sản tham nhũng. Điều quan trọng là làm sao phải quản lý được dòng tiền, quản lý được sự dịch chuyển tài sản từ người này, sang người kia, từ tiền “bẩn” biến thành tiền “sạch”. Ví dụ như trong trường hợp ông Nguyễn Bắc Son khai là sau khi nhận tiền hối lộ đã đưa cho con gái khoảng 10 lần, mỗi lần từ 300.000 – 400.000 USD.
Tuy nhiên, cô con gái lại phủ nhận việc này và cơ quan điều tra cũng không chứng minh được. Điều này cho thấy, pháp luật đang có những khoảng trống. Nếu chúng ta có cách thức quản lý hiện đại như các nước thì hoàn toàn có thể chứng minh được. Bởi tất cả giao dịch của họ đều qua tài khoản nên rất dễ trong việc truy vết, còn ở ta cứ xách valy tiền mặt đưa nhau, rất khó để chứng minh. Người ta tham ô, nhận hối lộ hàng trăm tỷ đồng sau đó “gửi” con cái, người thân cầm hộ thì khó mà truy ra được. Trong khi đó, ở các nước có tiền cũng chưa chắc tiêu được.
ĐBQH Nguyễn Bá Sơn, Ủy viên Ủy ban Tư pháp: ó là tình tiết “giảm nhẹ đặc biệt”
Việc cơ quan điều tra đề nghị áp dụng “chính sách hình sự đặc biệt” đối với ông Phạm Nhật Vũ, người chi hơn 6 triệu USD “lót tay” cho cựu lãnh đạo Bộ TT&TT và Mobifone trong vụ mua AVG, chính là một “chính sách hình sự mới” trong Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017. Trong đó có quy định một số loại tội, đặc biệt là tội kinh tế, nếu khắc phục được toàn bộ, hoặc tối thiểu 2/3 thiệt hại gây ra thì có thể được hưởng “chính sách hình sự đặc biệt”.
Quy định bây giờ ghi như thế có vẻ hơi khó hiểu, nhưng thực ra nó là sự phát triển của Điều 46 về các tình tiết giảm nhẹ trong Luật Hình sự năm 1999 trước đây, đã quy định một số tình tiết “giảm nhẹ đặc biệt”. Lần này quy định có nâng lên, đối với tội phạm kinh tế, nếu khắc phục được từ 2/3 thiệt hại gây ra, có thể sẽ được hưởng chính sách hình sự đặc biệt ấy. Ví dụ giai đoạn trước mắt, có thể cho anh tại ngoại, rồi quá trình truy tố xét xử, có thể đề nghị với Tòa xem xét, đưa ra mức án hợp lý hơn.
Video đang HOT
Trong phần trả lời của lãnh đạo Bộ Công an tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ vừa qua có nói về việc này, và tôi cho như thế là rất rõ. Vì sao ông Nguyễn Bắc Son không được đề nghị hưởng chính sách hình sự đặc biệt? Vì ông Nguyễn Bắc Son đưa ra số tiền khắc phục hậu quả rất nhỏ so với tài sản phạm tội mà có. Cụ thể với chỉ xin nộp lại 500 triệu đồng, trong khi ông ấy thừa nhận đã nhận hối lộ số tiền 3 triệu USD, tương đương gần 70 tỷ đồng.
Liên quan đến việc thu hồi tài sản, đây được coi là yêu cầu đầu tiên trong các vụ án tham nhũng. Trong vụ việc này có hai khoản phải thu hồi: Thiệt hại của khoản tiền bỏ ra mua AVG, cái đó đã khắc phục hết rồi. Còn lại một chút đâu đó là các khoản chi phí thẩm định, làm các thủ tục. Còn với 6 triệu USD kia là “tài sản do phạm tội mà có”. Số tiền đó buộc phải tịch thu, xung công quỹ.
Việc thu hồi tài sản này sẽ có nhiều phương án khác nhau. Khi chứng minh được anh phạm tội, lấy chừng đó tiền và tiền đó do phạm tội mà có, Tòa tuyên buộc anh phải hoàn trả, tịch thu xung công quỹ. Nhưng nếu anh nói không có tiền, hoặc số tiền do phạm tội mà có anh để đâu, tẩu tán đi đâu, tôi không biết. Lúc đó, tài sản của anh còn gì, tôi phong tỏa đã. Đó là tài sản để đảm bảo cho việc thi hành án sau này.
Cái quan trọng là cơ quan điều tra đã chứng minh được hành vi phạm tội. Đặc biệt đối với tội tham ô, hối lộ khó lòng mà bảo họ chỉ cho số tài sản đó đang nằm ở đâu, mà họ thường tẩu tán hết. Vì khi làm việc đó, họ biết rõ đó là hành vi phạm tội, không bao giờ người ta lại để tài sản ngời ngời ở đó cho anh thấy cả.
Luật đã quy định rõ, nếu đền bù thiệt hại ở mức độ nào thì sẽ tuyên tội ở mức độ đó. Nếu khắc phục được hậu quả, đó là tình tiết giảm nhẹ, không thì thôi. Đó là một chính sách hình sự, trong trường hợp anh tự nguyện khắc phục hậu quả sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Trọng tâm của án tham nhũng là thu hồi tài sản.
ĐBQH Nguyễn Bá Sơn Ảnh: như ý
VĂN KIÊN – LUÂN DŨNG (GHI)
Theo tienphong
Phong tỏa và kê biên tài sản của các quan chức trong vụ AVG
Ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn bị kê biên nhà đất và phong tỏa các tài khoản gửi tiết kiệm, còn Lê Nam Trà bị phong tỏa 2 tài khoản ngân hàng.
Điều tra vụ án MobiFone mua 95% cổ phần AVG, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thu hồi gần 66 tỷ đồng do các bị can và gia đình giao nộp. Ngoài ra, cảnh sát còn kê biên nhà đất và phong tỏa tài khoản ngân hàng của một số bị can để thi hành án.
Hai cựu bộ trưởng bị kê biên nhà đất
Kết luận điều tra xác định cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son có sai phạm khi chỉ đạo ông Trương Minh Tuấn lúc đó là thứ trưởng ký quyết định phê duyệt dự án trái thẩm quyền.
Ngoài bị đề nghị truy tố về hành vi Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, ông Son còn bị cáo buộc nhận hối lộ 3 triệu USD từ cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ.
Cơ quan điều tra kê biên nhà đất của vợ chồng ông Nguyễn Bắc Son ở phố Lý Nam Đế. Người dân cho biết nhà ở khu vực này có giá bán 160-200 triệu đồng/m2. Ảnh: Hồng Quang.
Khai với cơ quan điều tra, ông Son nói số tiền nhận hối lộ đã đưa con gái. Tuy nhiên, con gái cựu bộ trưởng phủ nhận việc này. Qua đối chất, hai bên vẫn giữ nguyên lời khai. Do ông Son không có tài liệu chứng minh việc đưa tiền nên cơ quan điều tra không đủ căn cứ xác định con gái bị can này nhận và sử dụng khoản 3 triệu USD.
Về phía ông Nguyễn Bắc Son, nhận thức số tiền nhận từ Phạm Nhật Vũ là hưởng lợi bất chính, cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đã nộp 500 triệu đồng trong tài khoản tiết kiệm và tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại Vietcombank để khắc phụ hậu quả.
Để đảm bảo thi hành án, cơ quan điều tra đã kê biên nhà đất của vợ chồng ông Son ở số 14, ngõ 36C1 phố Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nhà đất của vợ chồng ông Trương Minh Tuấn ở ngõ Quan Thổ 1, phố Hào Nam, quận Đống Đa, Hà Nội cũng bị kê biên. Ảnh: Hồng Quang.
Ông Trương Minh Tuấn cũng được Phạm Nhật Vũ hối lộ 200.000 USD khi thương vụ mua AVG hoàn tất. Sau khi cảnh sát vào cuộc, ông Tuấn xin nộp hơn 2,1 tỷ đồng trong 2 tài khoản tiết kiệm số 143955419 và 66824764 mở tại VPBank để khắc phục hậu quả.
Ngoài ra, nhà đất của vợ chồng ông Tuấn ở ngõ Quan Thổ 1, phố Hào Nam, quận Đống Đa, Hà Nội cũng bị cảnh sát kê biên trong quá trình điều tra.
Nói với Zing.vn, luật sư Lê Văn Thiệp cho biết việc kê biên tài sản của ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn là cần thiết. Dù đường đi của khoản 3 triệu USD mà ông Son đã nhận hối lộ chưa được làm rõ thì bị can vẫn phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả.
Do khoản tiền ông Son nộp khắc phục hậu quả là quá ít so với số tiền hưởng lợi bất chính nên cơ quan điều tra sẽ xem xét toàn bộ tài sản, danh mục đầu tư của ông Son để phát mại, kê biên nhằm thu lại tiền cho Nhà nước.
Phong tỏa 2 tài khoản ngân hàng của cựu Chủ tịch MobiFone
Theo kết luận điều tra, nguyên Chủ tịch HĐTV MobiFone Lê Nam Trà cũng bị cơ quan công phong tỏa 2 tài khoản ngân hàng mở tại Ngân hàng TNHH Một thành viên Standard Chartered (Việt Nam) và Vietcombank có tổng cộng gần 1,8 tỷ đồng.
Ông Lê Nam Trà bị phong tỏa 2 tài khoản ngân hàng. Ảnh: Thắng Quang.
Giống ông Son và ông Tuấn, Lê Nam Trà bị đề nghị truy tố về 2 tội: Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và Nhận hối lộ.
Biết AVG kinh doanh thua lỗ, tình hình tài chính yếu kém nhưng thực hiện chỉ đạo của ông Son, Lê Nam Trà đã yêu cầu phía MobiFone lập dự án, rồi trực tiếp chủ trì các cuộc họp lãnh đạo chủ chốt và đàm phán với AVG.
Ông Trà thừa nhận ký thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần khi chưa có quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng là để nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, giúp MobiFone phát triển mảng truyền hình và có thể được "lại quả".
Với vai trò quan trọng trong thương vụ này, Lê Nam Trà được Phạm Nhật Vũ hối lộ 2,5 triệu USD. Bị can sau đó đã nộp lại 54 tỷ đồng hưởng lợi bất chính.
Bá Chiêm - Hồng Quang
Theo Zing.vn
Vụ AVG: Cú ngã của bóng hồng quyền lực tại Mobifone Phạm Thị Phương Anh là bóng hồng nhiều quyền lực một thời ở Mobifone, vì sai lầm mà người phụ nữ này đã đánh mất tất cả và rơi vào vòng lao lý. Phạm Thị Phương Anh- người phụ nữ quyền lực một thời ở Mobifone Trong vụ án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG vừa được cơ quan điều tra kết...