Trách nhiệm không của ai cả – bò mất vì chưa làm chuồng
Vụ việc chủ Thẩm mỹ viện Cát Tường làm chết bệnh nhân rồi phi tang xác bệnh nhân xuống sông Hồng đã làm rúng động dư luận, làm rùng mình nhiều phụ nữ đã hoặc đang định làm phẫu thuật thẩm mỹ.
Nguyễn Mạnh Tường (X) chỉ địa điểm ném xác chị Huyền xuống sông
Ngay sau khi vụ án được phát hiện, dư luận còn ngạc nhiên hơn khi biết thẩm mỹ viện này hoạt động không có giấy phép của ngành Y tế, đúng hơn là làm liều, làm chui. Nhưng làm chui, làm liều thế nào mà cơ sở to thế, quảng cáo rầm rộ thế vẫn có thể qua mặt được các cơ quan chức năng? Rà soát lại cơ chế cấp phép, kiểm tra, kiểm soát của ngành Y tế, thiên hạ mới ngã ngửa người vì toàn bộ cái cơ chế này là cơ chế đề ra cho có và không có tác dụng trên thực tế.
Sự việc đặt ra nhiều vấn đề về trách nhiệm của các cơ quan quản lý, kiểm soát hoạt động làm thêm của bác sĩ cũng như các cơ sở y tế tư nhân. Bộ Y tế đã lên tiếng xin lỗi về “án mạng” tày trời này dù do một cá nhân gây nên. Lời xin lỗi là cần thiết, là văn hóa ứng xử của cơ quan quản lý Nhà nước về y tế nhưng sau lời xin lỗi ấy phải hành động để hạn chế những tiêu cực đang làm mất uy tín ngành Y. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã không hề né tránh khi thẳng thắn thừa nhận “Vụ việc này xảy ra, trước tiên là lỗi quản lý của ngành”.
Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội tiết lộ: Thanh tra sở chỉ thanh tra định kỳ, thanh, kiểm tra theo báo cáo của cấp dưới, theo đơn tố giác và đường dây nóng. Thanh tra định kỳ và đột xuất thì không có nghĩa gì vì trước khi thanh tra theo quy trình cơ sở phải được báo trước và thừa sức đối phó. Vì vậy các đợt thanh tra có phát hiện được gì đâu ngoài những sai sót nhỏ để phạt vài chục triệu đồng. Như trong đợt thanh tra chuyên đề các cơ sở khám, chữa bệnh có hoạt động tạo hình phẫu thuật thẩm mỹ trên địa bàn TP.HCM từ 23-9 đến 11-10, đơn vị đã phát hiện một số sai phạm và quyết định phạt hành chính một số bệnh viện và phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ có sai phạm với tổng số tiền gần 53 triệu đồng, trong khi đó ai cũng biết tại TP.HCM có hàng trăm cơ sở thẩm mỹ viện hoạt động không phép, sai phép đã từng gây ra nhiều tai biến, thậm chí đến chết người. Còn theo đơn tố cáo và đường dây nóng thì đương nhiên chỉ xảy ra khi đã chết người, đã tai biến mà khách hàng và chủ thẩm mỹ viện không thỏa thuận được với nhau về đền bù. Nghĩa là mất bò mới… báo cáo.
Không chỉ thanh kiểm tra, nhiều khâu khác trong cấp phép, công bố với dân cũng có vấn đề. Cho đến nay Sở Y tế Hà Nội đã cấp phép cho 35 cơ sở thực hiện các thủ thuật thẩm mỹ ở nhiều mức khác nhau, nhưng chưa hề công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào, thậm chí ngay trên website của Sở cũng không thông tin. Vậy nhưng khi xảy ra tai biến ngành Y tế lại nói là người dân cần kiểm tra giấy phép, so sánh giấy phép với quảng cáo… Vậy kiểm tra ở đâu, so sánh với cái gì?… Thêm nữa, dư luận cũng ngạc nhiên về việc cơ sở Cát Tường không có giấy phép hành nghề của ngành Y tế nhưng vẫn được cấp đăng ký kinh doanh (!) Lỗi ở đâu? Lại là Quy trình hành chính.
Video đang HOT
Hà Nội hiện có hơn 30 cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ được cấp phép hoạt động nhưng trên đường phố, trên mạng Internet, tờ rơi quảng cáo bắt mắt… xuất hiện nhan nhản các cơ sở làm đẹp với đủ thứ dịch vụ, đèn led chớp nháy liên hồi… Ai cũng thấy, cũng biết thế mà những các bộ quản lý bảo là không biết? Mỗi khi xảy ra sự việc động trời, câu trả lời quen thuộc luôn là: cơ sở đó không được cấp phép, hoạt động “chui”… Không chỉ trách nhiệm của ngành Y tế mà cần cần xem trách nhiệm của quản lý địa bàn.
Gây hại rồi, bệnh nhân chết rồi mới phát hiện ra là không phải lỗi của ai cả, lỗi là do chưa cụ thể trách nhiệm cho ai cả. Bò mất rồi mới phát hiện ra do chưa có chuồng.
Thêm một “sự cố bê bối” khiến ngành Y tế lại đứng trước thử thách khắc nghiệt về y đức và cả công tác quản lý.
Nghị định 87/CP quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì tất cả các cơ sở khám chữa bệnh phải được thẩm định và cấp phép theo quy định của pháp luật và phải có giấy phép khám bệnh, chữa bệnh thì mới được hoạt động. Trong Thông tư 01/2004/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, dược tư nhân quy định rõ các phòng khám giải phẫu thẩm mỹ “không được phẫu thuật tạo hình như nâng ngực, hút mỡ bụng, hút mỡ chi…”; bởi tai nạn phẫu thuật thẩm mỹ có khi khá phức tạp, dễ xảy ra những tai biến của ngành phẫu thuật chung, như phản ứng thuốc, do gây mê, do bệnh tiềm ẩn của khách hàng. Thông tư này cũng quy định: Giám đốc Sở Y tế tỉnh có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, việc thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và việc chấp hành pháp luật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi địa phương quản lý.
Việt Thanh
Theo ANTD
"Sờ gáy" hàng loạt tụ điểm ăn chơi nhạy cảm tại TP.HCM
Hàng loạt cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, karaoke đóng trên địa bàn TP.HCM đều có vi phạm khi cơ quan chức năng kiểm tra bất ngờ.
Ngày 18/10, tin từ đội 5 thuộc Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM cho hay, đơn vị vừa phối hợp cùng lực lượng của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội lập biên bản vi phạm của một số nhà hàng, quán karaoke hoạt động không có giấy phép trên địa bàn.
Theo đó, thời gian gần đây thực hiện theo chỉ thị 13/CT-UBND của Chủ tịch UBND TP.HCM về tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn, Công an TP.HCM đã có nhiều đợt kiểm tra, xử lý nhiều cơ sở kinh doanh.
Cụ thể, vào khoảng 21h15 đêm 16/10 cơ quan chức năng đã đột kích vào Công ty TNHH một thành viên nhà hàng 356 (Vip) tại địa chỉ số 356 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 4, quận 3 để kiểm tra hành chính. Tại đây có 4 phòng kinh doanh karaoke không có giấy phép, nhân viên không có hợp đồng lao động, nhà hàng có 15 nhân viên nhưng kiểm tra có tới 27 người...Đáng nói quản lý của nhà hàng là Trần Minh Đạo (SN 1978, ngụ quận 1), từng có tiền án 3 năm tù về tội "môi giới mại dâm" và làm quản lý tại đây hơn 1 năm.
Không được cấp phép nhưng nhà hàng này vẫn có dịch vụ karaoke
Vào đêm 6/10, một địa điểm ăn chơi khác nằm ngay trung tâm TP.HCM là cơ sở kinh doanh D-Max, tại số 9A đường Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 cũng bị kiểm tra. Cơ sở này thuộc công ty TNHH một thành viên Thương mại dịch vụ Xuất nhập khẩu Hào Ngọc Ánh do Trần Khắc Linh (SN 1982, ngụ tỉnh An Giang) làm quản lý. Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 20 nữ nhân viên ăn mặc hở hang ngồi phục vụ cùng khách ở 4 phòng. Cơ sở không có giấy phép kinh doanh karaoke nhưng vẫn hoạt động.
Liên quan đến tụ điểm ăn chơi này, trước đó vào ngày 27/8 cơ quan chức năng đã bắt quả tang 4 nữ nhân viên của cơ sở này đang bán dâm cho 4 khách nam tại khách sạn ở đường Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành, quận 1. Trong lần kiểm tra này, cơ quan chức năng đã lập biên bản 8 lỗi vi phạm hành chính của nhà hàng D- Max.
Nhiều lần cơ quan chức năng kiểm tra, lập biên bản vi phạm nhưng
nhà hàng D- Max vẫn tái phạm
Một địa chỉ thu hút khá nhiều dân chơi đại gia, Việt kiều thường hay lui tới là nhà hàng Phong Thành (địa chỉ số 166 - 168 đường Nguyễn Biểu, phường 2, quận 5) do ông Lý Văn Sang (SN 1961, ngụ quận Phú Nhuận) làm giám đốc cũng bị lực lượng liên ngành ập vào kiểm tra bất ngờ vào đầu tháng 10/2013.
Lực lượng giữ tang vật là hai dàn karaoke và 25 chai rượu không rõ nguồn gốc. Hàng loạt các lỗi vi phạm hành chính tại đây bị phát hiện như: Nữ nhân viên ăn mặc kiểu "thiếu vải" ngồi chung phục vụ khách, 7 nhân viên không có hợp đồng lao động, kinh doanh dịch vụ karaoke không phép...Trước đó 2 tháng tụ điểm này cũng đã bị lập biên bản 17 lỗi vi phạm hành chính.
Theo ANTD
Không bằng, uống rượu, lái xe cán chết bà già Ngày 9-5, TAND huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Phạm Văn Thế, ở xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ. Bị cáo Phạm Văn Thế trước vành móng ngựa Theo cáo trạng của VKSND huyện Ba Tơ, tuy không có giấy phép lái xe và đã uống nhiều rượu, nhưng tối ngày...