Trách nhiệm Gia Cát Lượng trong cái chết của Ngụy Diên
Gia Cát Lượng sớm qua đời vì lâm trọng bệnh, không kịp giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong nội bộ nhà Thục Hán mà điển hình là việc để cho Ngụy Diên chết oan.
Gia Cát Lượng (phải) và Ngụy Diên trong phim truyền hình Trung Quốc.
Theo trang mạng TimeTW (Trung Quốc), Ngụy Diên (177-234), tự Văn Trường, là đại tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Trong chiến dịch Bắc phạt của Gia Cát Lượng (228-234), ông giữ chức Tiền quân sư, Chinh Tây đại tướng quân, Giả tiết, lĩnh chức Hán Trung thái thú, Nam Trịnh hầu (chỉ xếp sau Thừa tướng Gia Cát Lượng).
Con người Ngụy Diên
Các học giả Trung Quốc sau này đều tán thành rằng Ngụy Diên được cho là vị tướng có tài, dũng cảm, là một trong những trụ cột của nhà Thục Hán.
Về ưu điểm, Ngụy Diên là một dũng tướng, luôn muốn lập công đầu, thua trận mà không nhụt chí. Ngụy Diên trên chiến trường anh dũng quên thân, không màng sinh tử, thích nổi tiếng, giành đánh trận nguy hiểm, luôn muốn hướng đến chiến thắng.
Ngụy Diên cũng là người có đầu óc chiến lược. Năm 228, Gia Cát Lượng mang quân đánh Ngụy, họp tướng sĩ ở Nam Trịnh bàn kế. Nghe tin Ngụy Minh Đế Tào Tuấn sai phò mã Hạ Hầu Mậu đóng quân ở Tây An để phòng thủ Trường An, Ngụy Diên bèn hiến kế với Gia Cát Lượng, dùng 5.000 quân tinh nhuệ, theo đường Tý Ngọ đánh lên Trường An.
Tuy nhiên Gia Cát Lượng cho rằng kế này của Ngụy Diên quá mạo hiểm, dễ tổn hại binh sĩ nên không nghe theo, mà chủ định đi theo đường bằng phẳng cho an toàn. Các sử gia Trung Quốc hầu hết đều ghi nhận kế sách của Ngụy Diên nhưng cũng cho rằng, Gia Cát Lượng có lý do để không làm theo.
Học giả Trung Quốc Dịch Trung Thiên nhận định trong Cuốn Phẩm Tam quốc: “Sở dĩ Ngụy Diên phải ấm ức vì Gia Cát Lượng biết Ngụy Diên có chí lớn diệt Tào Ngụy, mong lập công, nhưng Gia Cát Lượng không thể nói hết với ông rằng, việc đánh Ngụy trên thực tế chỉ là “lấy công để thủ” chứ diệt Ngụy là việc không thể làm được”.
Ngụy Diên cả đời tận trung, cuối cùng phải nhận lấy cái chết thảm.
Gia Cát Lượng hiểu rõ thực lực, nhân sự của Tào Ngụy không dễ bị đánh bại ngay bằng một vài trận. Mặt khác, Gia Cát Lượng không thể không thận trọng bởi những sai lầm khi Quan Vũ đánh Tương Phàn, Lưu Bị đánh Di Lăng.
Các sử gia cũng bác bỏ luồng ý kiến căn cứ vào Tam Quốc diễn nghĩa cho rằng Gia Cát Lượng không tin tưởng Ngụy Diên nên không muốn dùng ông, vì ông vốn là trọng thần từ thời Lưu Bị và tiếp tục được Gia Cát Lượng tin tưởng, đề bạt trong thời Hậu chủ Lưu Thiện.
Cuối cùng, các học giả đánh giá Ngụy Diên là người có tính cách thẳng thắn, đã nói là làm, làm việc không hề ngần ngại khó khăn. Nhưng điều này cũng khiến ông gặp không ít rắc rối. Bởi càng về sau này, Ngụy Diên càng gây thêm rắc rối, không lắng nghe ai khác ngoài Gia Cát Lượng.
Cái chết khó tránh khỏi
Ngụy Diên mưu phản được xem là một trong những nghi án lớn nhất thời Tam Quốc. Các sử gia Trung Quốc sau này đồng tình rằng, nhà văn La Quán Trung phác họa Ngụy Diên mưu phản là sự sai lệch, không đúng với lịch sử.
Nhà bình luận Tam Quốc nổi tiếng Trung Quốc Dịch Trung Thiên cho rằng, phán xét Ngụy Diên mưu phản là “vô duyên vô cớ, chẳng có bằng chứng, không hợp logic”.
Phục tùng là thiên chức của quân nhân, nếu Gia Cát Lượng đã hạ lệnh đoạn hậu, thì Diên phải phục tùng, sao có thể tự ý hành động hoặc muốn lật đổ Thục Hán? Nếu mưu phản, Diên chỉ có theo hàng Tào Ngụy va phải chạy ngay sang phía đối diện, chẳng có lý do gì phải dẫn quân xuống phía nam.
Nhưng dù không phải là mưu phản, cái chết của Ngụy Diên sau khi Gia Cát Lượng qua đời là điều khó tránh khỏi. Bởi mâu thuẫn không thể dàn xếp giữa ông và Dương Nghi, người cũng muốn trở thành Thừa tướng nhà Thục sau khi Gia Cát Lượng qua đời.
Video đang HOT
Sử gia Trung Quốc Trần Thọ nhận định, Ngụy Diên không có ý muốn hàng Tào Ngụy mà thực chất muốn diệt kẻ thù riêng là Dương Nghi. Nếu Dương Nghi chết thì chỉ có Ngụy Diên là người kế tục Gia Cát Lượng và như vậy, ông có thể tiếp tục theo đuổi chiến dịch Bắc phạt.
Phác họa hình ảnh Ngụy Diên.
Bản thân Dương Nghi sau khi hại chết Ngụy Diên lại hoàn toàn thất vọng vì không được lựa chọn trở thành người kế tục Gia Cát Lượng mà lại là Tưởng Uyển. Khi Phí Vĩ đến an ủi, Dương Nghi nói ra miệng: “Biết thế này, chẳng thà theo Ngụy Diên tạo phản cho xong”.
Quân sư Phí Y đến thăm và an ủi, Dương Nghi mang sự oán thán nói với Phí Y. Phí Y nghe được, lẳng lặng về tâu lại với Hậu chủ Lưu Thiện. Năm 235, Lưu Thiện hạ lệnh bãi chức Dương Nghi, phế làm dân thường đày xuống quận Gia.
Đến quận Gia, Dương Nghi vẫn tỏ ý phản kháng, dâng thư phỉ báng triều đình. Triều đình liền hạ lệnh bắt giam. Dương Nghi uất ức mà tự sát trong ngục tù.
Trách nhiệm của Gia Cát Lượng
Các nhà sử học Trung Quốc hầu hết đều cho rằng Dương Nghi là kẻ phải chịu trách nhiệm chính trong vụ án Ngụy Diên. Do mâu thuẫn cá nhân mà Dương Nghi giết chết đại tướng của nước Thục, tội lớn hơn Ngụy Diên nhiều lần.
Ngụy Diên lập nhiều công lao to lớn với chính quyền Thục Hán, không có sai sót gì, chịu tiếng xấu oan ức, thậm chí bị tru di tam tộc, lượng hình nặng đến thế đều do một tay Dương Nghi tạo ra.
Trong lần xuất quân ra Kì Sơn lần thứ 5, Gia Cát Lượng lâm bệnh nặng, trước khi mất chỉ kịp dặn dò, “sau khi ta chết, tướng lĩnh sẽ lui quân, sai Ngụy Diên đoạn hậu, tiếp nữa là Khương Duy, nhược bằng Ngụy Diên không vâng mệnh, cứ tự dẫn quân rút về”.
Để Ngụy Diên chết oan là một trong những sai lầm lớn nhất của Gia Cát Lượng.
Phân tích di mệnh của Gia Cát Lượng, các học giả nhận thấy, Lượng cho đến chết vẫn hết mực tin tưởng Ngụy Diên. Bởi người dẫn quân đoạn hậu phải là mãnh tướng bậc nhất, lại phải là người trung thành nhất. Trong lần thứ nhất Bắc phạt, người dẫn quân đoạn hậu rút về chính là Triệu Vân.
Còn việc “Nếu Ngụy Diên không vâng mệnh” là vì Gia Cát Lượng hiểu Ngụy Diên, dũng tướng này vốn kiêu ngạo, khó có thể nghe sắp đặt của người nào khác.
Nhìn lại quá trình thành lập nhà Thục, Gia Cát Lượng đã lập được không ít công trạng. Nhưng Khổng Minh cũng mắc sai lầm khi không xử lý mâu thuẫn giữa các tướng lĩnh một cách thỏa đáng. Điển hình là việc Quan Vũ tỏ ý coi thường các tướng khác trong ngũ hổ tướng, để rồi đơn phương dẫn quân đi đánh Tào Ngụy, dẫn đến cái chết thảm.
Đến cuối đời, cách xử lý không thỏa đáng của Gia Cát Lượng vẫn khiến tình hình nhà Thục trở nên rối ren. Ông tin Ngụy Diên nhưng lại có ý ưu ái Dương Nghi nhiều hơn. Đến lúc Dương Nghi nghĩ mình sẽ trở thành Thừa tướng thì hóa ra, Gia Cát Lượng đã gửi mật biểu lên Hậu chủ Lưu Thiện, tiến cử Tưởng Uyển thay mình
Ý đồ của Gia Cát Lượng trên hết là nhanh chóng đưa đại quân về Thành Đô để bảo vệ sự ổn định Thục Hán, tránh khả năng Dương Nghi dẫn đại quân làm phản. Chi có giữ được Thục Hán, sau này mới có cơ hội chấn hưng nhà Hán.
Do đó, có thể nói Gia Cát Lượng ít nhiều cũng có lỗi trong cái chết của đại tướng Ngụy Diên và cả Dương Nghi.
Theo Danviet
Gia Cát Lượng hay Lỗ Túc chia ba thiên hạ thời Tam quốc?
Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung phác họa Gia Cát Lượng là người đặt nền móng cho sự hình thành cục diện Tam quốc, nhưng trên thực tế, ở phe Đông Ngô cũng đã có người đưa ra sách lược như vậy từ trước.
Lỗ Túc nổi tiếng là người giỏi chữ nghĩa, lịch sự nhã nhặn và cư xử chuẩn mực.
Theo trang mạng Lishiquwen (Trung Quốc), Lỗ Túc (172 - 217), tự Tử Kính, là một chính trị gia, nhà quân sự phục vụ dưới trướng Tôn Quyền vào cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung, vai trò của Lỗ Túc bị hạ thấp đáng kể so với lịch sử. Ông chỉ được xem là một nhân vật phụ để nhấn mạnh tài trí của Chu Du, và nhất là Gia Cát Lượng.
Thuyết phục Tôn Quyền kháng Tào, công lao của ai?
Năm 198, Lỗ Túc tìm đến với Viên Thuật, một chư hầu của nhà Hán, và cũng chính ở đây ông đã gặp và kết giao bằng hữu với Chu Du.
Chu Du thuyết phục Lỗ Túc rời Viên Thuật để theo phò Tôn Sách. Sau khi Tôn Sách qua đời, Chu Du đã tiến cử ông với Tôn Quyền, em trai và cũng là người kế vị Tôn Sách.
Ngay trong lần đầu tiên gặp mặt, Tôn Quyền đã rất ấn tượng với Lỗ Túc và rất tôn trọng ông, ngay sau đó ông đã từ chối hết tất cả khách được mời đến dự tiệc, chỉ giữ lại mỗ Lỗ Túc. Tôn Quyền đã mời Lỗ Túc đến ngồi cạnh ông và cả hai đã cùng đàm đạo về việc thiên hạ và thưởng rượu.
Kể từ đó, bộ ba Lỗ Túc, Chu Du, Trương Chiêu là những nhân vật có tiếng nói quyết định trong việc phò trợ, phụ chính, định hướng cho sự phát triển thế lực Tôn gia.
Ngô thư của tác giả Vi Chiêu có chép: "Tử Kính tuy không có những biệt tài nổi bật như Cố Ung, Tưởng Uyển, Tuân Úc, nhưng rất thông hiểu chính trị, ngoại giao, quân sự và cẩn trọng mỗi khi áp dụng định kiến". Chu Du cũng cho rằng, "Lỗ Túc là người có phong độ, trung, dũng, trí, kiệm, có tu dưỡng nhân nghĩa lễ tín".
Trước đại chiến Xích Bích, Tôn Quyền hết sức "đau đầu" trong việc định hướng phát triển thế lực Giang Đông. Tào Tháo một mặt mượn danh thiên tử để hiệu lệnh chư hầu, mặt khác lấy trăm vạn hùng binh uy hiếp Giang Nam.
Do đó nếu kháng Tào không thành, cơ nghiệp ba đời của Tôn gia có thể bỗng chốc tan biến. Vì vậy, nhiều mưu sĩ Đông Ngô chủ trương "hàng thì dễ yên, đánh thì khó thắng". Trước vấn đề này, Tôn Quyền vừa không muốn chịu áp chế của Tào Tháo, lại sợ không địch nổi quân Tào.
Gia Cát Lượng không phải người duy nhất nhận ra con đường chống Tào.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, nhà văn La Quán Trung đã "thổi phồng" chuyến đi sứ đến Đông Ngô của Gia Cát Lượng. La Quán Trung phác họa việc Gia Cát Lượng chiến thắng trong cuộc đấu trí với những mưu thần Đông Ngô, cũng như việc Khổng Minh phóng đại Tào Tháo binh nhiều tướng giỏi, khiến cho Tôn Quyền sợ hãi.
Từ đó, La Quán Trung đưa Gia Cát Lượng thành "ngôi sao" trong việc bày ra kế sách giúp Tôn Quyền kháng tào, làm cơ sở cho việc hình thành liên minh Tôn-Lưu sau này.
Trên thực tế, theo sử sách Trung Quốc, mưu thần Lỗ Túc đã đề ra sách lược cho Tôn Quyền trước khi Gia Cát Lượng đi sứ sang Đông Ngô.
Lỗ Túc khuyên Tôn Quyền: "Mọi người, ai cũng có thể hàng Tào Tháo được, duy có tướng quân thì không hàng được. Như Lỗ Túc này mà hàng, thì Tháo phong cho làm quan, áo gấm về làng, mà cũng không phải mất đất đai gì cả. Tướng quân mà hàng Tào thì về đâu?".
Lỗ Túc đề xuất củng cố vững chắc sức mạnh của họ Tôn ở Giang Đông, tấn công Lưu Biểu, chiếm lấy Kinh Châu mở rộng thế lực, nhằm thiết lập nên một căn cứ địa vững chắc ở phía nam sông Dương Tử.
Tôn Quyền khi hoàn thành hai bước cơ bản trên sẽ xưng đế rồi mang quân bắc tiến, chiếm lấy toàn bộ Trung Nguyên để thống nhất thiên hạ. Sách lược của Lỗ Túc về cơ bản không khác với Long Trung Đối Sách của Gia Cát Lượng khi cả hai đều dự đoán sự tam phân thiên hạ.
Đó là cơ sở để Lưu Bị và Tôn Quyên đi đến chung nhận định: "Tào Tháo mới là kẻ địch mạnh nhất". Có thể nói, tầm nhìn của Lỗ Túc qua sách lược này cũng toàn diện, không hề kém cạnh so với Gia Cát Lượng.
Đặt nền móng hình thành cục diện Tam quốc
Lỗ Túc (trái) và Chu Du trong bộ phim Tân Tam quốc diễn nghĩa năm 2010.
Trước khi đại chiến Xích Bích nổ ra, Lưu Bị bị cuốn vào cuộc chiến với Lưu Biểu ở Kinh Châu, tạo cơ hội để Tào Tháo xua quân đánh xuống phía nam. Trước tình thế nguy cấp đó, Lỗ Túc cũng bày tỏ sự tán thành với đề xuất xin liên thủ của Đông Ngô của Lưu Bị.
Lỗ Túc hiểu nếu để Tào Tháo chiếm Kinh Châu, sớm muộn quân Tào cũng sẽ nhắm đến mục tiêu khác là Giang Đông. Mưu thần của Tôn Quyền một mặt muốn Tào Tháo phải đối mặt với nhiều kẻ địch, mặt khác tăng cường vây cánh cho Đông Ngô.
Nói cách khác, Kinh Châu chính là tấm khiên bảo vệ, che chở Giang Đông. Hơn nữa, liên minh chống Tào cũng thuận theo ý chỉ của vua nhà Đông Hán, các chư hầu đồng lòng chống giặc cũng là lẽ thường.
Nhờ vậy mà liên minh Tôn-Lưu đại thắng trong trận trận Xích Bích lịch sử. Nhưng sau đó, vấn đề Kinh Châu bắt đầu trở nên căng thẳng giữa hai bên. Với Lưu Bị, chiếm Kinh Châu chính là bước quan trọng trong Long trung đối sách của Gia Cát Lượng. Còn Tôn Quyền muốn làm chủ Kinh Châu để tự mình quyết định số phận nhà Đông Ngô.
Về điểm này, Lỗ Túc đã thể hiện tầm nhìn chiến lược, thuyết phục được Tôn Quyền cho Lưu Bị mượn Kinh Châu, đóng góp không nhỏ vào việc hình thành nên thế chân vạc thời Tam quốc sau này. Nhưng vì sao khi còn sống, Lỗ Túc không có ý định giúp Tôn Quyền đòi lại Kinh Châu?
Thứ nhất, Kinh Châu trên lý thuyết vẫn là địa bàn của Đông Ngô. Thứ Hai, nếu quyết đấu với Lưu bị, Tào Tháo ắt sẽ tìm thấy cơ hội tiến quân. Các học giả Trung Quốc sau này nhận định, việc Lỗ Túc chủ trương kiên trì liên thủ với quân Thục cũng là cao kiến, hay nói cách khác là "rút dây cẩn thận động rừng".
Lỗ Túc là người mà Tôn Quyền hết sức kính trọng.
Lỗ Túc chịu nhiều sức ép sau khi Lưu Bị xua quân chiếm Ích Châu. Đó cũng là lúc Đông Ngô rất muốn đòi lại Kinh Châu. Tuy nhiên, Lỗ Túc vẫn duy trì chiến lược ngoại giai mềm mỏng với Quan Vũ, tướng Thục Hán trấn giữ Kinh Châu. Nếu ví Quan Vũ sắc như thanh đao trong tay thì Lỗ Túc lại mềm dẻo như dòng nước.
Lỗ Túc đối với Quan Vân Trường, trước thì thường vui vẻ vỗ về, sau lại dùng đạo lí để nói, khiến Quan Vũ không mảy may nghi ngờ. Lỗ Túc hiểu rằng, Tào Tháo trước sau vẫn nhắm đến Hán Trung, chứ chưa chĩa mũi giáo về phía Tôn Quyền.
Quả đúng như vậy, năm 215, Tào Tháo xua quân chiếm Hán Trung từ tay Trương Lỗ, mở rộng địa giới kiểm soát đến sát Lưu Bị. Lo sợ thế lực của Tào, Lưu Bị đành chấp nhận trả lại cho Tôn Quyền 3 quận Giang Hạ, Trường Sa, Quế Dương để xin hòa hiếu với Đông Ngô, tập trung kháng Tào.
Xét về chiến lược, Lỗ Túc không cần dùng đến binh sĩ mà chỉ cần đổi Giang Lăng, đem về cho Đông Ngô 3 quận quan trọng là điều thành công. Năm 217, Lỗ Lúc không may ngã bệnh mà sớm qua đời ở tuổi 45.
Nhưng trước khi ra đi, ông đã gửi gắm người kế tục là Lã Mông một sách lược quan trọng. Đó là nếu như Tào Tháo tấn công Kinh Châu, quân Thục mới là người tổn thất, còn nếu Thục Hán xua quân đánh Tào, Lã Mông sẽ có cơ hội đoạt lại Kinh Châu.
Sau này, Tôn Quyền nhắc lại với Lã Mông, thừa nhận mình coi trọng Lỗ Túc vì hai điều. Một là Lỗ Túc đã đề xuất sách lược đưa Đông ngô hưng thịnh. Hai là đưa ra đưa giải pháp để liên minh với Lưu Bị, góp phần vào trận đại thắng Xích Bích.
___________________
Bài viết xuất bản ngày 29.3 tập trung khai thác nhân vật Ngụy Diên và trách nhiệm của Gia Cát Lượng trong cái chết của Ngụy Diên.
Theo Danviet
Thực hư Khổng Minh chọc tức Chu Du đến mức hộc máu chết Hàng ngàn năm qua, Gia Cát Lượng luôn bị coi là người gây ra cái chết của Đại đô đốc Chu Du, nhưng thực sự Chu Du có là người phải uất ức mà chết vì Gia Cát Lượng? Chu Du trong phim ảnh Trung Quốc. Theo trang mạng TimeTW (Trung Quốc), Chu Du (175 - 210), tự là Công Cẩn. Ông là...