Trách nhiệm của người sản xuất và kinh doanh thực phẩm
Đây là thông điệp của Tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm TPHCM vừa được phát đi ngày 14/4 năm 2018.
Nhiều vụ heo tiêm thuốc an thần bị phanh phui trong năm 2017 không chỉ khiến cộng đồng hoang mang mà còn chứng minh cho thực tế các loại thực phẩm dù đã qua khâu kiểm soát của cơ quan chức năng vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Ngoài những vụ heo tiêm thuốc an thần, hiều lò giết mổ lậu vẫn hoạt động
Năm 2018, trên địa bàn TPHCM chưa xảy ra ngộ độc thực phẩm, tuy nhiên, trong năm 2017, ít nhất có 4 vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra. Trong tổng số 3.461 người ăn thì có 52 người phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc. Thực tế xác định có 2 vụ xảy ra tại trường học, 2 vụ xảy ra ở công nhân ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp. Nạn nhân bị ngộ độc là do thực phẩm không đảm bảo chất lượng, nhiễm vi sinh vật.
Theo thống kê từ Ban Quản lý An toàn Thực phẩm, trên địa bàn hiện có hơn 4.000 cơ sở cung cấp thức ăn sẵn, bếp ăn tập thể, căn tin. Riêng ngành giáo dục có đến gần 3.000 cơ sở cung cấp thức ăn sẵn, bếp ăn tập thể, căn tin. Suất ăn của học sinh có giá thành cao nên chất lượng được xem là tốt hơn so với công nhân song các vụ ngộ độc do thực phẩm vẫn xảy ra.
Bên cạnh bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng. Với những tiện ích như giá rẻ, mua nhanh, ăn nhanh, có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu… nên thức ăn đường phố trở thành món “khoái khẩu” của nhiều người.
Thành phố đang chủ động tìm kiếm vùng sản xuất thực phẩm sạch phục vụ cho người dân
Video đang HOT
Mặc dù ngành y tế đã chủ động trang bị, tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho người kinh doanh thức ăn đường phố, tuy nhiên tình trạng sử dụng hóa chất, phụ gia thực phẩm trôi nổi, thực phẩm kém chất lượng, ăn uống kém vệ sinh… vẫn diễn ra. Thức ăn đường phố có thể không gây ngộ độc cấp tính nhưng hậu quả của các món ăn kém chất lượng hoặc chứa hóa chất nguy hại sẽ ảnh hưởng lâu dài, nguy cơ gây bệnh hiểm nghèo cho người sử dụng.
Ngoài ra, một mặt hàng khác đang trở thành mối lo ngại của cơ quan quản lý nhà nước là những loại rượu sản xuất thủ công. Rượu không được lên men, ủ và chưng cất được sản xuất hàng loạt bằng công nghệ pha chế từ men hóa học. Ngay cả những loại rượu Tây cũng được “sản xuất” bằng các loại hóa chất, cồn công nghiệp rất tinh vi. Người sử dụng loại rượu này có nguy cơ ngộ độc cấp tính hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hệ thần kinh.
Trước những vấn đề trên, tại buổi phát động Tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm TPHCM (ngày 14/4 năm 2018) với chủ đề: “Trách nhiệm của người sản xuất và kinh doanh thực phẩm”, PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban an toàn Thực phẩm cho hay: “Để ngăn chặn thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm nhập lậu… chúng tôi đang triển khai truy xuất nguồn gốc, tăng cường thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm. Chúng tôi cũng sẽ tập trung xử lý các cơ sở sản xuất rượu thủ công, nhỏ lẻ không đạt tiêu chuẩn.”
Chọn thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ là giải pháp để các bà nội trợ bảo vệ sức khỏe gia đình
Bên cạnh việc xây dựng các chợ thí điểm an toàn thực phẩm, thành phố đang chủ động tìm kiếm các vùng đánh bắt, chăn nuôi, trồng trọt để kiểm soát tận gốc chất lượng của các mặt hàng phục vụ người dân. Để hạn chế tình trạng ngộ độc, các bếp ăn tập thể tại khu chế xuất, khu công nghiệp, trường học… sẽ được giám sát chặt chẽ và thường xuyên kiểm tra chất lượng.
PGS Phong Lan cho biết thêm: “Ban an toàn thực phẩm đang tăng cường thanh kiểm tra, xử lý vi phạm từ khâu sản xuất đến lưu thông, phân phối và sử dụng các chất cấm, hóa chất ngoài danh mục, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, không để tình trạng lạm dụng, sử dụng các chất ngoài danh mục xảy ra”.
Người đứng đầu Ban An toàn Thực phẩm thành phố cũng kêu gọi cộng đồng: “Để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, mỗi bà nội trợ và cả cộng đồng cần nói không với thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm kém chất lượng. Trường hợp phát hiện những mặt hàng lậu, hàng hóa không nhãn mác xuất xứ, kém chất lượng người dân cần kịp thời phản ánh đến cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý tránh nguy hại cho cộng đồng.”
Vân Sơn
Theo Dân trí
12 loại thực phẩm người bị huyết áp cao cần tránh xa
Bệnh cao huyết áp ngày càng phổ biến đặc biệt ở người cao tuổi. Có những loại thực phẩm mà người bị cao huyết áp cần tránh xa.
Các thực phẩm mà người bệnh cao huyết áp cần tránh xa
- Bánh mì: Dù là bánh mì trắng hay nâu, chúng đều chứa rất nhiều tinh bột không lành mạnh và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
- Thịt chế biến sẵn: Thịt chế biến được đóng gói hoặc bán tại các tiệm ăn nhanh thường chứa lượng natri cao, vì chúng có chất bảo quản. Natri vô cùng hại với những người có huyết áp cao.
- Pizza: Sự thật thì pizza không hề tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó có thể cực kỳ nguy hiểm đối với những người bị cao huyết áp, vì nó chứa hàm lượng chất béo, tinh bột và muối cao.
- Dưa chua: Mặc dù, dưa chua giúp bữa ăn ngon miệng hơn nhưng nó lại không hề tốt với những người bị huyết áp bởi nó chứa lượng natri khá cao.
- Sốt Mayonnaise: Đây là loại sốt rất ngon nhưng có thể rất nguy hiểm với những người huyết áp cao, vì nó chứa quá nhiều mỡ và muối.
- Đồ ăn có nhiều muối và mì chính: Mỳ, Manchurians (món ăn gồm bắp cải, cà rốt, hành tây thái vụn nặn thành viên được chiên trong dầu hoặc cho vào lò nướng, dùng kèm với nước dùng)... chứa rất nhiều muối và bột ngọt nên cần bệnh nhân bị huyết áp cần hạn chế ăn loại thực phẩm này.
- Thịt đỏ: Thịt đỏ có hàm lượng chất béo rất cao, làm thu hẹp các mạch máu và làm cho các triệu chứng của bệnh huyết áp tồi tệ hơn.
- Các loại thức ăn chiên rán, các loại thịt mỡ. Vì những món ăn này sẽ làm tăng lượng mỡ trong máu, khiến cho các động mạch bị xơ cứng, dễ làm người mắc bệnh cao huyết áp lên cơn cao huyết áp.
- Rượu là thứ mà những người bị cao huyết áp cần tránh nhất. Uống rượu sẽ khiến tim đập nhanh, các mạch máu trong cơ thể co lại, huyết áp tăng cao và khiến cho muối canxi đọng lại ở các thành mạch gây ra hiện tượng xơ cứng động mạch.
- Nước trà mặc dù là một loại thức uống rất tốt cho sức khỏe nhưng với những người bị cao huyết áp thì việc uống trà đặc sẽ chẳng khác nào tự làm hại bản thân. Trong trà đặc có chứa rất nhiều kiềm, làm cho đại não cảm thấy hưng phấn, tinh thần bất an, gây mất ngủ, khiến tim đập loạn nhịp và huyết áp tăng cao. Tuy nhiên, nếu bạn uống trà xanh với lượng vừa phải sẽ có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp.
- Muối ăn cũng là thứ mà người cao huyết áp nên hạn chế dùng vì trong muối ăn có natri làm cơ thể tiết ra nhiều dịch tế bào, gây ra tình trạng tim đập nhanh, tăng huyết áp. Đó là lí do mà các bác sỹ vẫn luôn bảo người cao huyết áp nên kiêng ăn mặn.
Theo www.phunutoday.vn
Đổ một xe thành phẩm, cả xưởng sản xuất bật lửa cháy lớn Chiếc xe đẩy hàng chứa đầy bật lửa bằng gas bất ngờ đổ vật xuống, các bật lửa thành phẩm rơi xuống nền, va vào nhau rồi nổ liên tiếp, bùng cháy. Ngọn lửa bùng phát mạnh thiêu rụi cả khu xưởng rộng 1.800m2. Đám chảy xảy ra vào lúc 2h35 ngày 31/8 tại công ty TNHH sản xuất bật lửa Huaxing VN...