“Trách nhiệm của con trai tôi là đưa cô đi phá thai!”
“Đây, tôi cho kinh phí đi phá thai là tử tế lắm rồi đấy! Từng này tiền phá được mấy cái đấy!” – mẹ Kha vừa nói vừa ném qua cổng một xấp tiền rồi khinh khỉnh quay ngoắt vào nhà, đóng sầm cửa lại.
ảnh minh họa
Mỹ và Thành (quận 6, TP HCM) yêu nhau hoàn toàn tự nguyện và chân thành. Việc cô có thai không nằm trong dự định nhưng nó cũng không gây ra nỗi sợ hãi hay hoang mang nào, vì anh và cô đã xác định đến với nhau.
Nhưng khi Thành đem chuyện trình bày với gia đình anh để xin phép cưới Mỹ thì một trận giông tố nổi lên. Chả là mẹ anh đang nhắm cô con gái một người bạn thân của bà cho anh. Vừa là chỗ quen biết, vừa là con nhà giàu có, lí lịch gia thế cứ gọi là hơn đứt Mỹ. Giờ tự dưng lại có việc nhảy ra làm kế hoạch của bà có nguy cơ bị phá sản, bảo sao bà không nổi giận lôi đình cho được.
Bà thông báo với Thành sẽ không chấp nhận đứa con dâu như Mỹ. Thành cố gắng thuyết phục mẹ, bà liền gọi điện thẳng cho Mỹ ra tối hậu thư: “Cô liệu liệu mà phá cái thai đi. Kể cả có đẻ ra cũng đừng hòng ăn vạ được nhà tôi!”.Mỹ và Thành còn chần chừ, muốn có thêm thời gian thuyết phục bà bởi đứa con là máu thịt, sao có thể nói bỏ là bỏ được. Riêng bản thân Mỹ, cô sẽ không bao giờ bỏ đi đứa con của mình.
Nhưng bà khi ra tối hậu thư cho Mỹ, mẹ Thành tiếp tục gọi thẳng sang nhà Mỹ để mạt sát và chửi mắng bố mẹ cô: “Ông bà dạy con kiểu gì thế hả? Mồi chài con trai tôi rồi vác bụng bắt nó cưới là cái thể loại gì? Ông bà liệu đường mà bảo con gái ông bà giải quyết hậu quả đi, không thì chỉ ôm cái thiệt vào thân thôi!”.
Sau lần ấy, mẹ Thành còn nhiều lần nhằm bố mẹ cô để “xuống tay”. Bà liên tục gọi những cuộc điện thoại nhục mạ và khinh bỉ, mục đích là để bố mẹ cô bắt Mỹ phá cái thai đi.
Mỹ tin Thành là người đàn ông có trách nhiệm nhưng dưới sự thúc ép, áp lực của bố mẹ, rồi nghĩ đến viễn cảnh bỗng nhiên mất tự do, bị cột vào trọng trách với gia đình mới, Thành đã dần dần trốn tránh Mỹ.
Mỹ đau đớn đến chết đi sống lại. Bao đêm cô không ngủ, tủi thân cho mình và thương con vô cùng. Trong đầu cô lúc nào cũng quẩn quanh suy nghĩ có nên chờ để cho Thành một cơ hội, hay thẳng thừng cắt đứt, đau một lần rồi thôi.
Do không chịu được nhìn con gái sống bằng nước mắt, gia đình Mỹ đã đưa cô đến tận nhà Thành để nói chuyện một lần, nhắc về trách nhiệm của anh – một người đàn ông với người yêu và đứa con chưa thành hình và hy vọng Thành phải chịu trách nhiệm.
Video đang HOT
Thành ngồi bên cạnh mẹ anh, im lặng, không dám ngẩng mặt nhìn ai. Còn mẹ anh thì điềm nhiên: “Trách nghiệm của con trai tôi nếu có thì là đưa cô đi phá thai. Ngoài ra con dại cái mang, tôi là mẹ cũng sẽ bồi dưỡng một ít tiền cho cô. Không nghe lời tôi phá cái thai đi, ở đấy mà đòi nhà này chịu trách nhiệm thì liệu liệu mà làm mẹ đơn thân nhé. Đối với nhà này, đứa cháu rơi vãi như thế không tồn tại trên đời!”.
“Đến máu mủ của mình gia đình họ còn không coi trọng thì có sang 10 lần, nói chuyện 10 lần cũng thế cả mà thôi, chỉ mang thêm tiếng gia đình mình. Giả sử gia đình đó có đồng ý thì cuộc sống sau này của mình cũng trăm ngàn khổ cực. Mình còn mong chờ gì nữa?” – Mỹ cay đắng nghĩ, và từ đó cô cũng đưa ra quyết tâm cho mình.
Bố mẹ Mỹ thương cô và con lắm, còn xung quanh thiên hạ, người ta có thể cười ba tháng, chứ làm sao cười được 3 năm. Mỹ tự nhủ, cố gắng sống tốt, nuôi con tốt, ông trời sẽ thương mình thôi. Giờ đây, cô khóc vì con, cười cũng vì con, và điều duy nhất cô mong là mẹ tròn con vuông.
Ngân (Hà Đông, Hà Nội) cũng rơi vào hoàn cảnh trớ trêu như Mỹ khi cha của cái thai trong bụng cô sau khi biết đến sự tồn tại của nó đã quay ngoắt 180 độ coi như không hề quen biết cô.
Ngân đau đớn tột cùng khi vừa mới hôm qua đây thôi, lúc cô chưa thông báo tin tức mình có bầu, Kha – người yêu cô vẫn còn yêu thương và chăm chút cho cô từng ly từng tí. Khi biết có con, anh đã “nhẹ nhàng” khuyên Ngân: “Anh chưa sẵn sàng làm bố, cũng chưa muốn lấy vợ, em bỏ cái thai đi, mình vẫn tiếp tục yêu nhau. Khi nào điều kiện chín muồi, anh chuẩn bị tinh thần kĩ hơn thì mình làm đám cưới sau!”.
Nhưng sau khi cô bày tỏ sự cương quyết giữ lại đứa con, mọi cố gắng liên lạc với Kha đều trở nên vô vọng. Anh chỉ để lại cho cô đúng một câu: “Khi nào suy nghĩ xong, quyết định phá thì gọi cho anh, anh đưa kinh phí cho. Còn lại nếu là phương án khác thì đừng làm phiền anh!”.
Bố mẹ Kha cũng coi như là người mềm mỏng và có “thành ý” khi cất công sang tận nhà Ngân mấy lần yêu cầu cô đi bỏ. Ban đầu là nhẹ nhàng, dần dà là gay gắt và ép buộc. Sau cùng là phỉ báng cô hư hỏng, mất dậy, bố mẹ cô không dạy được con, nếu không phá cái thai đi thì không yên với nhà họ.
Mặc dù lòng tự trọng và tự tôn thôi thúc Ngân tuyên bố với gia đình Kha rằng, cô đời này không cần liên quan gì đến con trai họ và gia đình họ. Đứa con là của cô, cô sẽ tự chịu trách nhiệm, tự một mình nuôi con khôn lớn được. Cô và con chẳng làm gì nên tội để phải chịu sự ghẻ lạnh và dè bỉu của họ, không những thế họ còn đang tâm ép cô bỏ đi con mình và chính là cháu ruột họ.
Nhưng mọi người trong gia đình cô lại khuyên cô dù sao cũng nên hy sinh vì con cái, dù ông bà và bố nó đối với mình như thế nhưng con mình cần có bố nên không nên làm thế, cứ để bố có trách nhiệm và nhận con để con được có tình cảm. Vậy là Ngân lại cố gắng, cố gắng đánh động tình cảm nơi Kha và thuyết phục gia đình anh. Nhưng tất cả vẫn là vô vọng.
Nhục nhã ê chề, Ngân nhìn cánh cổng sừng sững đóng kín, hy vọng về cái gọi là trách nhiệm của người đàn ông ấy, của gia đình ấy hoàn toàn tắt lịm trong cô (Ảnh minh họa)
Đến khi cái thai ngày một lớn, nghĩ tới con sinh ra không có bố, Ngân lại gạt hết lòng tự trọng để đến nhà Kha nói chuyện, mong đưa ra cách giải quyết cuối cùng cho sự việc. Nhưng đến cánh cổng Ngân cũng không được bước qua vì “Cô không có tư cách bước chân vào nhà này!” – mẹ Kha từ trong nhà nói vọng ra.
“Yêu nhau là tự nguyện! Ngủ với nhau cũng là tự nguyện! Con gái không biết giữ mình, có cái thân không biết lo giờ đi bắt đền ai? Có ai trói cô đưa lên giường con trai tôi không mà giờ đến đòi nhà tôi chịu trách nhiệm? Đây, tôi cho kinh phí đi phá là tử tế lắm rồi đấy. Từng này tiền phá được mấy cái đấy!” – mẹ Kha vừa nói vừa ném qua cổng một xấp tiền rồi khinh khỉnh quay ngoắt vào nhà, đóng sầm cửa lại.Nhục nhã ê chề, Ngân nhìn cánh cổng sừng sững đóng kín, hy vọng về cái gọi là trách nhiệm của người đàn ông ấy, của gia đình ấy hoàn toàn tắt lịm trong cô.
Theo VNE
Mệt quá, 1 ngày chồng thử làm vợ
Mới thử được tới công đoạn đi chợ mua thức ăn, chuẩn bị đồ ăn sáng mà tôi đã thấy mệt phờ người.
Thấy bà vợ suốt ngày than khổ, kêu trời kêu đất, quát tháo các ông chồng là: "Các ông thử làm đàn bà xem, nếu làm được thì tôi phong các ông là Thánh sống". Ý vợ là, làm vợ cực khổ, cực khó, lại mệt nhọc. Tôi thì tôi không cho là thế, vì đàn ông chúng tôi, gánh nặng cơm áo gạo tiện, kiếm tiền cho cả nhà, nuôi vợ, nuôi con mới là việc lớn. Chúng tôi ngoại giao, công việc rồi tiền bạc, không có chúng tôi thì đàn bà các chị, các em lấy gì mà nương tựa. Chúng tôi không vất vả thì thôi, nói gì mấy bà đàn bà.
Nhưng vợ tôi bĩu môi dài thườn thượt, bảo tôi là không biết gì, không hiểu cho người vợ phải vất vả thế nào. Vợ còn bảo: "Kiếm tiền á, đổi vai đi, ai chẳng kiếm được tiền, đâu chỉ đàn ông. Nếu anh thích, thử làm vợ một ngày xem sao?".
Nhất định không chịu thua bà vợ, thế nên, sáng nay, không giống như mọi ngày ngủ tới tận sưng mắt mới dậy, rồi đánh răng rửa mặt, ăn đồ ăn sáng xong đi làm, tôi dậy rất sớm. Còn vợ vẫn nằm trên giường ôm con.
Việc đầu tiên tôi làm là chạy ra chợ mua ít đồ. Bình thường, sáng ta nếu không đi đâu sớm, tôi thường dậy chạy thể dục rồi mới về nhà chuẩn bị đi làm. Nhưng hôm nay, không cần chạy. Tôi lượn ra chợ, xách mấy túi đồ ăn sáng, xách cả thức ăn buổi trưa buổi tối bỏ tủ lạnh cũng đã nhọc lắm rồi. Mỏi rã rời cánh tay, nói chi tới chuyện chạy bộ làm gì.
Việc đầu tiên tôi làm là chạy ra chợ mua ít đồ. Bình thường, sáng ta nếu không đi đâu sớm, tôi thường dậy chạy thể dục rồi mới về nhà chuẩn bị đi làm. (ảnh minh họa)
Khổ nhất là cái khâu mặc cả, vợ đã dặn, không được họ nói bao nhiêu là mua từng ấy, vì đàn ông đi chợ hay bị bắt nạt lắm. Thế là cứ trả lên trả xuống vài đồng bạc. Cuối cùng bực quá, tôi chẳng buồn mặc cả nữa, họ cứ nói bao nhiêu thì tôi mua ngần ấy. Về tới nhà, vợ hỏi giá, bị vợ nói cho một trận mát cả mặt. Lúc ấy, vợ tôi mới dậy đánh răng, rửa mặt, thong dong đi vào ngồi đợi chồng chuẩn bị bữa sáng cho ăn.
Mới thử được tới công đoạn đi chợ mua thức ăn, chuẩn bị đồ ăn sáng mà tôi đã thấy mệt phờ người, lại còn bị phen mất mặt vì mặc cả quá đà ở hàng chợ. Cuối cùng, khi tới lượt mình đánh răng rửa mặt, chuẩn bị đi làm thì đã gần muộn. Tôi hộc tốc phi xe đến cơ quan, may ra kịp, vừa chạy vào quẹt thẻ vừa thở hổn hển, ai nhìn cũng tưởng tôi có việc gì trọng đại. Ấy thế mà sáng nào vợ tôi cũng dậy sớm, chuẩn bị đồ ăn sáng cho chồng, thong thả đánh răng rửa mặt đi làm, mà vợ còn làm sớm hơn cả tôi. Bái phục!
Tôi không phải đưa con đi học, vì trường học cùng đường đi tới cơ quan vợ. Nhưng đón con là chuyện của tôi, vì tối ấy vợ có việc bảo về muộn. Hết giờ hành chính, tôi lập tức đứng dậy đón con. Trời ơi, lâu lắm rồi tôi mới về tầm này, bình thường, sau giờ tan tầm khoảng 1 tiếng, tôi mới thong dong đi về, vừa đi vừa hút thuốc vì lúc đó luôn nghĩ, đã có vợ chuẩn bị cơm nước ở nhà. Nhưng giờ, không về thì không kịp đón con, còn đi chợ. Tôi vội chạy xe đến trường, tìm mãi không thấy lớp của cô giáo. Đã nhờ vợ miêu tả tỉ mỉ, còn xin cả số điện thoại của cô, thế mà tìm hoài không ra. Trước giờ tôi đâu có làm việc này, trường của con ra sao, lớp học con ra sao tôi còn không hay biết, đón thì làm sao mà đón nhanh được. Tôi vội gọi cho cô, cô lại bảo tôi đi đường ấy, thế là cứ lòng vòng mãi. Cuối cùng cũng may tìm được lớp. Khi ấy thì trời đã tối mò.
Vợ gọi mãi mà sao chưa thấy tôi về, tưởng tôi có việc gì. Khi đó, tôi mới chạy qua chợ, mua vội tí thức ăn, một món rau, một món thịt.
Về tới nhà, đầu tóc tôi bù xù, con thì khóc thét vì bố lao xe ầm ầm, lạng lách, con sợ quá. Quyết không thua vợ, tôi vào bếp chuẩn bị món ăn. Tôi gọi vợ: "Dầu đâu, chảo đâu em, nồi đâu, gạo ở đâu...?", tất cả những thứ ấy tôi đều không biết, tôi phát mệt lên vì phải tìm chúng. Tôi cứ hỏi thì vợ lại bảo: "Việc anh, anh làm, không là được thì anh thừa nhận thua đi". Thế là tôi lại tìm, mò mẫm, cuối cùng thì xong được bữa cơm đúng chỉ có hai món. Tôi ăn ngấu nghiến như người chết đói không biết tới ngon là gì. Còn vợ tôi thì nhăn mặt, chê món mặn, món nhạt thếch. Tôi thử nậm giọng, đúng là mặn thật, trời ơi, thế mà tôi ăn không hay biết gì.
Tôi đi tắm, còn vợ ngồi xem ti vi, như cái việc mà tôi vẫn thường làm khi vợ dọn dẹp.(Ảnh minh họa)
Tôi đi tắm, còn vợ ngồi xem ti vi, như cái việc mà tôi vẫn thường làm khi vợ dọn dẹp. Vợ bảo tôi rửa bát, lau nhà, tôi cũng làm, mồ hôi vã ra, vừa tắm xong lại như người chưa tắm. Con còn chưa ngủ thì tất nhiên việc dạy con học là phần của tôi. Bắt thằng cu lôi sách vở ra cũng mệt, hướng dẫn nó học chữ này, chữ nọ còn bực hơn. Cứ nằm hướng dẫn con như thế, tôi thiếp đi ngủ lúc nào không hay. Mở mắt ra thì đã sáng.
Vợ tôi gọi dậy, bảo: "Anh không dậy đi chợ, mua đồ ăn sáng à, còn đưa con đi học nữa...". Tôi sợ quá, chắp tay lạy vợ bảo: "Thôi em ạ, em tha cho anh, anh thua rồi. Từ nay em cứ làm thiên chức của người vợ, anh kiếm tiền, anh không thắc mắc gì cả. Anh biết em vất vả rồi, anh chịu đấy, không dám làm việc này ngày thứ hai. Không đổi vai gì hết, ông trời sinh ra là thế, em cứ làm vợ, còn anh cứ làm chồng. Thôi em đi chợ đi, anh ngủ tiếp đây". Nói rồi tôi lại lăn ra ngủ, tôi sợ quá, may mà vợ không bắt bẻ nhiều.
Đúng là một ngày làm vợ, dù mới trả qua mấy việc cơ bản mà đã thấy sợ hãi, mệt mỏi rồi. Thế mà làm cả đời với việc đi chợ, nấu nướng, giặt giũ, trông con thì chắc chết. Giờ mới hiểu được nỗi thống khổ của chị em. Từ nay tôi xin chừa cái thói so đo, tính toán...
Theo VNE
Làm người thứ ba, tôi cũng đau đớn lắm! Cái ngày tôi trao thân cho anh, gật đầu nhận lời yêu anh, tôi biết mình đang đánh cược với cuộc sống của mình. Tôi đã bỏ lại sau lưng tất cả những lời đàm tiếu, những lời chửi rủa và cả sự khinh miệt của người thân, những người biết tôi đang say đắm một người đàn ông có vợ. Và tôi...