Trách nhiệm của các ngân hàng tới đâu?
Hôm qua, 31-5, bên lề Quốc hội, TS Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã trao đổi với báo chí xung quanh thông tin Liberty Reserve (LR) – hệ thống vừa bị cơ quan an ninh Mỹ cáo buộc rửa tiền hàng tỷ USD – có thể đã vươn vòi bạch tuộc tới Việt Nam, ông Vũ Viết Ngoạn nhấn mạnh:
- Nói các ngân hàng có tham gia hay không thì cũng chưa có cơ sở. Khi đưa ra thông tin trên Web, họ có thể đưa tên tất cả các ngân hàng vào. Theo tôi, đây chủ yếu là cá nhân tham gia. Ở đâu cũng có thể phát sinh ra chuyện đó. Qua đây, chúng ta cần tăng cường theo dõi giám sát giao dịch thanh toán một cách chặt chẽ, để đảm bảo an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính. Đây là yêu cầu đặt ra không chỉ với Việt Nam mà còn với toàn cầu. Chúng ta đã ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền. Đây là thể hiện một cam kết rất tốt của Việt Nam khi hội nhập với quốc tế, nhất là trong điều kiện tài chính toàn cầu hết sức phức tạp.
- Cơ quan hữu quan nói đây là giao dịch tiền ảo nên khó xử lý?
- Không thể nói là ảo hoàn toàn. Tiền ảo là danh nghĩa, nhưng đằng sau đó là có hành vi để rửa tiền thật. Ai tham gia vào những giao dịch này đều sai phạm cả. Ví dụ, ở bên kia buôn bán ma túy rồi chuyển về đây, một người trong nước nhận (nếu có) thì đều liên quan cả.
- Chúng ta có vẻ bị động trong việc kiểm soát dòng tiền. Khi thế giới phát giác ra thì Việt Nam mới biết thông tin?
Video đang HOT
- Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả Mỹ cũng tồn tại bao lâu mới phát hiện ra. Nhiều nước khác cũng vậy. Ngay cả các ngân hàng toàn cầu cũng từng bị phạt hàng tỷ USD vì liên quan đến rửa tiền. Đấy là trực tiếp giao dịch ngân hàng mà còn xảy ra những chuyện như vậy. Chúng ta biết được thông tin để tăng cường phòng tránh, phối hợp với các cơ quan an ninh tài chính trên thế giới. Vấn đề là chúng ta cần nâng cao ý thức, trách nhiệm quản lý.
Cần giám sát chặt chẽ hệ thống thanh toán để phòng chống những hệ thống rửa tiền như Liberty Reserve
- Các nhà băng đều khẳng định vô can, vậy trách nhiệm thuộc về ai?
- Các cá nhân này có mở tài khoản ở ngân hàng và có giao dịch qua mạng, hệ thống điện tử… và cuối cùng vẫn phải rút tiền, lấy tiền, hai bên thanh toán với nhau, tức là, thanh toán cuối cùng là có. Bao giờ cũng phải có những anh trung gian (cò) đứng ra làm chuyện đó. Trung gian đó là ai? Nếu là ngân hàng thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm là mắt xích trong đường dây. Nếu ngân hàng tham gia với tư cách là một trung gian, người môi giới thì cũng phải có trách nhiệm.
- Nếu chỉ có việc một cá nhân nào đó mở tài khoản ở ngân hàng thì không thể nói là ngân hàng liên quan?
- Đúng thế. Có thể hình dung thế này, bạn có tài khoản ở ngân hàng A, một tên trộm cũng có tài khoản ở ngân hàng B ở Trung Quốc. Tên này ăn cắp hàng bên Trung Quốc, sau đó bán hàng đi và lấy tiền đó nộp vào tài khoản bên đó. Rồi qua đấy, đối tượng chuyển tiền về Việt Nam mua hàng hóa của bạn bằng việc ký hợp đồng chính thức. Bạn nhận tiền của tên trộm này có sai phạm không? Nếu bạn có biết đó là tiền ăn cắp, chuyển cho bạn để thanh toán tiền hàng thì đương nhiên bạn có vấn đề.
- Vậy các ngân hàng có trách nhiệm gì trong việc kiểm soát dòng tiền khi khách hàng có quan hệ với LR?
- Làm sao mà kiểm soát được, ngân hàng chỉ biết tiền từ đâu chuyển về. Nhưng trong trường hợp này chắc gì đã là chuyển tiền từ ngân hàng, mà là một người A nào đó giao tiền cho người giao dịch, còn tất cả tiền LR nằm ngoài ngân hàng hết.
- Có ngân hàng trong nước đã tìm thấy khách hàng có liên quan tới LR?
- Có thể còn nhiều nữa nhưng người ta giao dịch trên máy tính cá nhân thì ngân hàng không thể biết được. Ở khâu thanh toán cuối cùng, người đã mua tiền LR thì trả tiền thật cho ai? Còn người bán tiền ảo thì nhận tiền mặt từ đâu, từ ai, ngân hàng có trực tiếp liên quan đến việc trả, nhận tiền đó không? Nếu có thì ngân hàng có vấn đề và ngược lại. Hai người ở ngoài ngân hàng thanh toán cho nhau số tiền ấy thì không thể nói ngân hàng phải chịu trách nhiệm.
- Từng nhiều năm làm Tổng Giám đốc Vietcombank, ông có gặp phải tình huống ngân hàng có những giao dịch tương tự thế này?
- Hoạt động rửa tiền trên thế giới có nhiều và luôn là vấn đề cả thế giới quan tâm. Nguồn tiền rộng lắm, có thể từ ma túy, vũ khí và tất cả các loại tiền khác, thậm chí cả tiền tham nhũng… Những năm gần đây, vì liên quan đến chống khủng bố, người ta càng quan tâm hơn tới hoạt động rửa tiền. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu thì càng phải đối phó với những tình huống phức tạp hơn nên đòi hỏi phải tăng cường cảnh giác. Khi còn làm ở Vietcombank, tôi cũng hết sức quan tâm và đã có không ít trường hợp từ nước ngoài vào đề nghị mở tài khoản giao dịch và Vietcombank từ chối khi cảm thấy nghi ngờ.
Theo ANTD
Còn khó khăn trong áp dụng các biện pháp cưỡng chế
Trong quá trình thực hiện các biện pháp cưỡng chế để thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan, Cục Hải quan Đồng Nai cho biết đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc.
Công chức Cục Hải quan Đồng Nai Kiểm tra thực tế hàng hoá XNK
Về biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi Ngân hàng, Cục Hải quan Đồng Nai cho rằng, theo quy định của pháp luật, cơ quan Hải quan có quyền áp dụng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp để cưỡng chế thi hành quyết định hành chính.
Tuy nhiên, hiện nay việc xác minh để nắm bắt doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng nào là hết sức khó khăn (vì doanh nghiệp có thể mở tài khoản tại nhiều ngân hàng, ở nhiều địa bàn khác nhau). Do đó, cơ quan Hải quan không có thông tin đầy đủ về nơi mở tài khoản của doanh nghiệp để thực hiện biện pháp cưỡng chế này dù đây là biện pháp khá hiệu quả và cần thiết.
Cũng theo Cục Hải quan Đồng Nai, biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập khó thực hiện vì doanh nghiệp là một tổ chức không phải cá nhân nên không có phần tiền lương hoặc thu nhập do cơ quan quản lý Nhà nước chi trả nên không thể khấu trừ.
Về biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên, việc xác minh tài sản gặp nhiều khó khăn vì nhiều trường hợp doanh nghiệp đã tẩu tán hết tài sản hoặc di dời địa chỉ sang nơi khác hoặc tạm ngưng hoạt động, chủ doanh nghiệp bỏ trốn về nước nên không còn tài sản.
Mặt khác khi xác minh tài sản của đối tượng bị kê biên, cơ quan Hải quan phải thu thập bằng chứng chứng minh được đầy đủ chủ sở hữu tài sản thuộc đối tượng bị kê biên thì mới được phép kê biên, điều đó dẫn đến việc kéo dài thời gian, hơn nữa tài sản sẽ bị mất giá theo thời gian. Do đó thực tế có nhiều khó khăn khi áp dụng biện pháp này.
Về biện pháp dừng thủ tục nhập khẩu, Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, việc áp dụng biện pháp này chỉ có hiệu quả đối với doanh nghiệp đang hoạt động, còn đối với doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng ngưng hoạt động, giải thể, phá sản, bỏ trốn... thì không có tác dụng.
Từ những vướng mắc trên, Cục Hải quan Đồng Nai kiến nghị Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT/BTC-NHNN ngày 14-7-2010 hướng dẫn trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan quản lý thuế và các tổ chức tín dụng theo hướng quy định cơ quan Hải quan có thể đề nghị Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn cung cấp thông tin về nơi mở tài khoản của doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo cho cơ quan Hải quan, các ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản (trên cơ sở báo cáo của các ngân hàng, tổ chức tín dụng).
Cục Hải quan Đồng Nai cũng kiến nghị Tổng cục Hải quan kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế hướng dẫn cho cơ quan Thuế địa phương xử lý đối với các doanh nghiệp có tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn khi cơ quan Hải quan có yêu cầu thì cắt chuyển ngay cho cơ quan Hải quan để xử lý số tiền nợ phạt, nợ thuế mà doanh nghiệp còn nợ cơ quan Hải quan.
Theo vietbao
Thu phí ATM nội mạng: Đến quầy rút tiền cho nhanh? Cách "đè" người dùng ra thu phí như hiện nay của các NH khiến người ta nghĩ đến câu: "Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng". Từ ngày 1/3/2013 đến hết năm 2013, phí rút tiền nội mạng được khống chế không quá 1.000 đồng mỗi giao dịch. Sang năm 2014, mức phí này sẽ tăng gấp đôi và gấp ba vào...