Trách nhiệm cán bộ trại giam khi phạm nhân chết
Xung quanh cái chết bất thường của phạm nhân Nguyễn Tuấn Sơn, ngày 14/8, trao đổi với phóng viên, Luật sư Trương Anh Tú, Trưởng Văn phòng luật sư Trương Anh Tú đã phân tích các khả năng có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp phạm nhân đang thi hành án và trách nhiệm của cán bộ trại giam.
Còn nhiều nghi vấn xung quanh cái chết bất thường của phạm nhân Nguyễn Tuấn Sơn.
“Một người tử vong thường có vô số nguyên nhân, tuy nhiên người ta dễ phân ra hai loại nguyên nhân: Chủ quan và khách quan”, luật sư Trương Anh Tú nói. Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính bản thân của người đó như ý muốn tự tử, hay tình trạng bệnh lý dẫn đến tử vong. Nguyên nhân khách quan do yếu tố bên ngoài tác động vào các bộ phận trên cơ thể dẫn đến tử vong như các yếu tố ngoại cảnh, hay các lực tác động bên ngoài…
Video đang HOT
Điều 49 Luật Thi hành án Hình sự 2010 quy định trách nhiệm của cán bộ trại giam khi phạm nhân chết. Theo đó, trong vòng 24h kể từ khi phát hiện phạm nhân chết, cán bộ trại giam phải kịp thời thông báo đến gia đình nạn nhân, báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền biết, tiến hành các thủ tục cần thiết cho việc xác định nguyên nhân tử vong và thống nhất về việc tiến hành mai táng cho phạm nhân.
Trong trường hợp, có đủ căn cứ xác định được những sai phạm của cán bộ trại giam trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dẫn đến phạm nhân tử vong thì tùy vào trường hợp cụ thể, cán bộ trại giam phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Ví dụ, cán bộ trại giam buông lỏng quản lý, dẫn đến việc các phạm nhân xô xát, đánh nhau gây chết người thì cán bộ đó sẽ bị xử lý hình sự về “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự.
Cán bộ trại giam trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cố ý dùng bạo lực về mặt vật chất hoặc có hành vi khác đối với phạm nhân, gây cho họ đau đớn về thể xác hoặc tổn hại về mặt sức khoẻ (chưa dẫn đến hậu quả tử vong) thì bị truy cứu trách nhiệm về “Tội dùng nhục hình” (Điều 298 Bộ luật Hình sự). Trường hợp dùng nhục hình mà gây thương tích hoặc làm chết người bị giam giữ, tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị xét xử về hai tội: “Tội dùng nhục hình” và “Tội cố ý gây thương tích” hoặc “Tội dùng nhục hình” và “Tội giết người”.
Đối với cán bộ trại giam không phải là người trực tiếp liên quan đến phạm nhân, không trong thời gian thực hiện nhiệm vụ (ca trực, giờ làm việc) mà dùng nhục hình đối với phạm nhân vì động cơ nào đó, tùy từng trường hợp họ có thể là chủ thể của “Tội giết người” (Điều 93 Bộ luật Hình sự), hoặc “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác” (Điều 104 Bộ luật Hình sự), nếu việc dùng bạo lực về mặt vật chất của họ gây ra hậu quả chết người hoặc gây thương tích, gây tổn hại sức khoẻ cho phạm nhân; do hành vi của họ không diễn ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nên họ không phải chủ thể của “Tội dùng nhục hình”. Bên cạnh đó, trong từng trường hợp cụ thể, xác định trách nhiệm liên đới đối với những cán bộ trại giam có liên quan.
Luật sư Trương Anh Tú cũng khẳng định, việc xác định nguyên nhân tử vong của phạm nhân Nguyễn Tuấn Sơn hiện phải chờ kết quả giám định pháp y của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, tại Pháp lệnh Giám định tư pháp 2004, chỉ quy định về thời hạn giám định lại là 7 ngày mà không quy định thời hạn giám định lần đầu, điều này là một trong những bất cập dẫn đến không ít khó khăn cho các cơ quan, cá nhân liên quan trong áp dụng luật.
Với trường hợp của phạm nhân Sơn, đã một tháng kể từ ngày xảy ra cái chết của Nguyễn Tuấn Sơn tại Trại giam Thanh Lâm, Thanh Hóa nhưng Trung tâm giám định pháp y thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa đưa ra được câu trả lời về nguyên nhân tử vong của phạm nhân này! Gia đình phạm nhân Sơn không khỏi lo lắng, bức xúc cho rằng, cơ quan chức năng đã cố tình kéo dài thời gian để thi thể phạm nhân bị phân hủy để không tiến hành việc khai quật tử thi, thực nghiệm điều tra nhằm che dấu sự thực về cái chết của Sơn.
Theo Bee.net.vn
Cán bộ trại giam giúp can phạm trốn chạy
Công an Quảng Ngãi vừa ra quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với thượng sĩ Võ Đức Thịnh, cán bộ Đội Cảnh sát bảo vệ - Thi hành án hình sự Công an H.Tư Nghĩa, vì có hành vi giúp 2 can phạm trốn khỏi nhà tạm giam.
Theo hồ sơ vụ việc, Bùi Văn Thảo (tự Thảo "hít le", 34 tuổi, ngụ TP.Quảng Ngãi) đang thi hành án phạt 8 năm 6 tháng tù về tội trộm cắp tài sản, tại trại giam Kim Sơn - Bộ Công an. Sau đó, Thảo bị trích xuất về nhà tạm giữ Công an H.Tư Nghĩa để TAND huyện này tiếp tục xét xử và tuyên phạt 8 năm 6 tháng tù, cũng về tội "trộm cắp tài sản".
Trong thời gian chờ dẫn giải Thảo về trại giam Kim Sơn, Thảo được giam chung buồng với Phạm Hoài Bảo (vừa bị TAND H.Tư Nghĩa xử phạt 36 tháng tù, về tội không chấp hành các quy định hành chính của cơ quan nhà nước). Tại đây, Thảo làm quen với Võ Đức Thịnh, cán bộ trại giam, nhờ Thịnh giúp mình trốn.
Cảnh sát bao vây khu vực núi Thiên Bút (TP.Quảng Ngãi) để bắt Thảo "hít le" - Ảnh: Hiển Cừ
Sau khi bàn bạc với Thảo, ngày 26.3.2012, lợi dụng đồng nghiệp đang ngủ, Thịnh nhanh tay đổi ổ khóa của buồng giam số 10 sang buồng giam số 12 đang giam Thảo và Bảo, và đút chùm chìa khóa của buồng giam này vào túi quần, sau đó mang ra chợ Quảng Ngãi đánh thêm một chìa khóa khác.
Đến trưa, trong ca trực của mình, Thịnh đi tuần ngang qua buồng giam Thảo và Bảo rồi đưa chìa khóa vừa đánh được qua lỗ thông gió cho Thảo. Sau đó lợi dụng lúc vắng người, Thảo mở cửa buồng giam rồi cùng Bảo trốn chạy. Khi ra đến quốc lộ 1A, cả hai trộm một chiếc xe gắn máy làm phương tiện trốn chạy.
Đến 13 giờ, Công an H.Tư Nghĩa phát hiện Thảo và Bảo trốn khỏi nhà tạm giam liền báo động, đồng thời triển khai kế hoạch truy lùng. Năm ngày sau, lực lượng trinh sát bắt được Bảo đang lẩn trốn tại P.Chánh Nghĩa, TP.Quảng Ngãi. Còn Thảo trốn chạy vào TP.Quy Nhơn (Bình Định), sau đó vào TP.HCM và lên Đắk Lắk.
Để có tiền xài, tối 21.5, Thảo về Quảng Ngãi tìm gặp bạn cũ là anh Phạm Tấn Sinh và dùng vũ khí khống chế, đưa anh Sinh lên núi Thiên Bút ở TP.Quảng Ngãi, yêu cầu anh gọi người nhà đem 3 triệu đồng cùng điện thoại di động đến chuộc, thì y mới thả về. Sáng hôm sau, lợi dụng lúc xuống núi để chờ người nhà mang tiền tới, anh Sinh bỏ chạy và kêu cứu. Nhận tin báo, Công an Quảng Ngãi triển khai hàng trăm cảnh sát bao vây núi Thiên Bút và tóm gọn Thảo khi y đang trốn dưới một hào sâu.
Theo Thanh niên
Công an quận 12: Phá hai đường dây mua bán ma túy Thời gian gần đây, tại địa bàn quận 12 xuất hiện nhiều nhóm con nghiện (mỗi nhóm khoảng 10 - 20 người) mua bán ma túy rầm rộ, khiến an ninh trật tự của địa phương diễn biến phức tạp. Lợi dụng địa hình phức tạp như nhà nằm sâu trong hẻm nhỏ quanh co, dưới dốc cầu, ven sông rạch và đồng...