Trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng – quy sao cho cụ thể?
Quy định về mô hình tổ chức, hoạt động của Chính phủ, chế độ trách nhiệm của Thủ tướng, Bộ trưởng; phương án xây dựng chính quyền địa phương… là những vấn đề làm nóng phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ ngày 12/8.
Chính phủ biểu quyết về mô hình HĐND
Thủ tướng chủ trì phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật của Chính phủ (ảnh: Chinhphu.vn).
2 nội dung được Chính phủ đồng thời thảo luận trong phiên họp là vấn đề thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường và đề xuất thay đổi về chương Chính quyền địa phương trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình báo cáo tổng hợp kết quả hơn 4 năm thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường cho biết, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở địa phương vẫn bảo đảm được sự lãnh đạo của Đảng và quan hệ công tác giữa các cơ quan; hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp và việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương thông suốt, hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, cùng với việc không ngừng đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai hóa các thủ tục hành chính trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp đã giúp nhân dân tiếp cận nhanh hơn, gần hơn với chính quyền.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc không tổ chức HĐND huyện, quận, phường tác động lớn đến tâm tư, nguyện vọng của những người đang công tác ở huyện, quận, phường; ảnh hưởng nhất định tới việc khẳng định vị trí của HĐND ở địa phương, gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt động của HĐND.
Từ đó, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình khái quát đề xuất 3 phương án tổ chức chính quyền địa phương: theo hướng không tổ chức HĐND huyện, quận, phường như thí điểm; không tổ chức HĐND quận, phường, vẫn tổ chức HĐND huyện và giữ nguyên tổ chức như hiện tại.
Dẫn chiếu sang những quy định về chính quyền địa phương tại chương 9 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường phân tích thêm phương án “bỏ” HĐND quận, phường, vẫn giữ HĐND huyện. Lý do, theo ông Cường, đơn vị hành chính quận, phường thể hiện rõ tính chất đô thị còn huyện thì tính chất lãnh thổ rõ hơn. Bộ trưởng Tư pháp khuyến cáo, cần có sự phân biệt để giải quyết những vấn đề khác nhau đặt ra đối với mỗi địa bàn, khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận xét, nếu vẫn giữ mô hình tổ chức chính quyền địa phương 3 cấp như hiện nay, theo nguyên tắc, HĐND xã, phường cũng làm quy hoạch, lên kế hoạch kinh tế xã hội… Thực tế, Thủ tướng cho rằng, năng lực của cơ quan này khó đáp ứng đòi hỏi công việc. Thủ tướng cũng nhấn mạnh vấn đề phân biệt giữa chức năng của chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị.
“Xác định mô hình chính quyền địa phương phụ thuộc rất lớn với việc lựa chọn triển khai tổ chức HĐND như thế nào. Các phương án, nhất là phương án không tổ chức HĐND quận, huyện, phường phải có đánh giá tổng kết các mặt từ thực tiễn và lấy ý kiến cấp ủy, HĐND và chính quyền các tỉnh, thành phố trong cả nước trước khi Chính phủ biểu quyết lựa chọn để hoàn thiện đề án” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Tăng trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng
Video đang HOT
Sáng 13/8, phiên họp về chuyên đề xây dựng pháp luật của Chính phủ tiếp tục diễn ra.
Một nội dung khác trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được Chính phủ tập trung thảo luận là về chương 7 – quy định về Chính phủ. Các thành viên Chính phủ đã thảo luận, đóng góp ý kiến bổ sung một số quy định nhằm tạo cơ chế hiến định để Chính phủ có thể kiểm soát việc thực hiện quyền lập pháp và quyền tư pháp theo nguyên tắc đã được xác định tại Điều 2; đề xuất những vấn đề lớn liên quan đến thẩm quyền điều chỉnh địa giới hành chính, thẩm quyền hướng dẫn, giám sát và kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương, thẩm quyền đình chỉ việc thi hành và bãi bỏ văn bản của chính quyền địa phương, chế độ làm việc và chế độ trách nhiệm của thành viên Chính phủ (Điều 95 Dự thảo)…
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nêu quan điểm cần quy định cụ thể việc Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, Chính phủ nhằm tăng cường trách nhiệm cá nhân đối với công tác điều hành trong ngành, lĩnh vực được phân công, tổ chức.
Bộ trưởng Tư pháp cũng đề nghị bổ sung quy định Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ và bộ máy hành chính nhà nước để đảm bảo sự vận hành liên tục, thông suốt của cơ quan hành chính.
Tán thành những lập luận này, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam – nhận xét: “Trách nhiệm phải được xem xét theo hướng ngày càng rõ ràng, quy trách nhiệm cụ thể. Việc quy định Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng là một biện pháp tăng trách nhiệm cá nhân rất rõ rệt”.
Chốt lại nội dung này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý, cần làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, nhất là sự phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp…. Thủ tướng đề nghị, các vấn đề trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 liên quan đến Chương 7 – Chính phủ và Chương 9 – Chính quyền địa phương sẽ được tiến hành lấy ý kiến biểu quyết của từng thành viên Chính phủ.
P.Thảo
Theo Dantri
"Kết quả lấy phiếu có thể khác nếu kinh tế không khó khăn"
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nhận định, đất nước đang trong giai đoạn khó khăn nhất kể từ thời kỳ đổi mới. Trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ rất nặng nề. Nếu tình hình kinh tế đỡ hơn, có thể kết quả lấy phiếu đã khác.
Nhìn nhận khó khăn có cả phần nội tại cũng như do khách quan khi trao đổi với báo chí ngay sau khi công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh cấp cao, Bộ trưởng Tư pháp cho rằng, các Bộ trưởng cần chung tay chung lòng cùng Thủ tướng, Chính phủ tháo gỡ khó khăn.
Vượt qua "cửa ải" lấy phiếu với kết quả rất cao (176 phiếu tín nhiệm cao, 280 phiếu tín nhiệm, chỉ 36 phiếu tín nhiệm thấp), nhất là so với nhiều Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, ông có thể chia sẻ đôi chút về cảm giác lúc này?
Tôi rất phấn khởi và trân trọng sự đánh giá của các vị đại biêu Quôc hôi (ĐBQH) và cũng là của nhân dân đối với ngành tư pháp cũng như cá nhân mình. Qua đó, nhìn nhận lại một cách nghiêm túc những gì mình đã làm được. Đương nhiên, vẫn còn một số phiếu đánh giá tín nhiệm thấp, cũng không phải là ít.
Các ngành kinh tế, xã hội có thể nhìn thấy tác động rõ hơn. Còn đối với lĩnh vực tư pháp, không có gì gọi là quyền lợi để có va chạm trực tiếp, đó cũng là điều phải suy nghĩ đối với cá nhân tôi. Có nghĩa rằng còn nhiều vấn đề cần phải nhìn nhận, đánh giá lại nghiêm túc xem những gì còn yếu kém thì phải chỉnh sửa, cố gắng hơn nữa.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: "Sang năm, chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm đối với các thành viên Chính phủ" (ảnh: Việt Hưng).
Một số Bộ trưởng, trưởng ngành nắm các lĩnh vực kinh tế, xã hội nhận số phiếu tín nhiệm chưa cao. Nói như vậy có nghĩa ông vẫn đánh giá vấn đề ở khía cạnh tích cực hơn?
Tôi nghĩ vấn đề không hẳn là trách nhiệm cá nhân của từng Bộ trưởng các ngành đó. Thực ra, nhiều người mới nhận nhiệm vụ trong gần 2 năm từ đầu nhiệm kỳ này thôi trong khi sự tồn đọng trong ngành để lại từ nhiều năm rồi và rất lớn. Nhất là trong lĩnh vực ngân hàng, trong điều kiện cơ chế tập chung quan liêu bao cấp một thời gian dài.
Tôi rất thông cảm và chia sẻ với các Bộ trưởng. Đương nhiên, thực tế có phần cá nhân, tôi nói không phải giải trình hộ các Bộ trưởng đó nhưng khó khăn là khách quan. Ngành tài chính, giáo dục, y tế... còn rất khó khăn
Bộ trưởng có thể giải thích về việc kết quả tín nhiệm của các chức danh trong cơ quan hành pháp cao hơn so với các chức danh thuộc Chính phủ?
Vấn đề này cũng rõ thôi, vì chức trách của ĐBQH ngoài lập pháp còn giám sát. ĐBQH có trách nhiệm theo dõi các hoạt động chỉ đạo điều hành và có lẽ phần công việc này nặng về phía Chính phủ, các Bộ. Cho nên số phiếu thuộc về khối cơ quan hành pháp thấp cũng là dễ hiểu.
Còn về số phiếu tín nhiệm của Thủ tướng, ông có đánh giá gì?
Đúng là có nhiều vấn đề mà trách nhiệm với người đứng đầu Chính phủ rất nặng nề. Trong giai đoạn phải nói là khó khăn nhất kể từ thời kỳ đổi mới tới nay, cả khó khăn do nội tại, cả khó khăn do bên ngoài tác động, suốt từ năm 2010 đến giờ. Thủ tướng và cả Chính phủ đều cần phải cố gắng hơn. Vì Thủ tướng là người đứng đầu, các vị Bộ trưởng ở từng lĩnh vực cũng phải chung tay chung lòng cùng với Thủ tướng để tháo gỡ khó khăn.
Nếu kinh tế thế giới tốt lên, nếu kinh tế đất nước chuyển biến, đỡ hơn, tôi nghĩ có thể kết quả bỏ phiếu sẽ khác.
Còn sang năm, tôi nghĩ, câu chuyện đầu tiên cần phải xem lại chính là Nghị quyết 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm này. Tất nhiên đây là hoạt động thực hiện Nghị quyết TƯ 4 nhưng cũng cần phải xem xét hướng lấy phiếu đối với chức danh nào. Theo tôi chỉ cần lấy phiếu Chính phủ, các thành viên Chính phủ. Không nhất thiết phải đề ra việc Quốc hội lấy phiếu với các chức danh trong Quốc hội.
Cơ chế hoạt động của Quốc hội là hoạt động nghị trường, là nguyên tắc quyết định tập thể, ý kiến các ĐBQH đều có giá trị ngang nhau. Mọi sự thể hiện cá nhân là không rõ so với Chính phủ. Sự tương tác với các ĐBQH tính chất cũng khác nhau nên mọi sự so sánh đều rất khó.
Có nên áp dụng việc lấy phiếu tín nhiệm và đặc biệt là việc công khai kết quả bỏ phiếu trong Đảng, thưa Bộ trưởng?
Trong Đảng đã có quy định, sắp tới sẽ tổ chức lấy phiếu nhưng mức độ công bố đến đâu thì chắc còn chờ hướng dẫn nữa, có thể bắt đầu từ kinh nghiệm của Quôc hôi. Theo quy định những người lấy phiếu với chức trách bên nhà nước sẽ thôi lấy phiếu tín nhiệm bên Đảng. Còn việc công khai, cá nhân tôi nghĩ phải nên công khai, vì Đảng cũng nắm quyền lực của người dân, cũng là phục vụ nhân dân. Nếu cũng công khai được như Quốc hội thì tốt thôi.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Sáng ngày 12/6, PV Dân trí đã có những cuộc phỏng vấn nhanh cử tri ở một số tỉnh ĐBSCL liên quan đến kêt quả bỏ phiếu: Anh Nguyễn Đức Tính (29 tuổi, ngụ huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, một tri thức trẻ): Tôi cho rằng việc đánh giá qua bỏ phiếu là hết sức cần thiết, giúp người dân cảm nhận được các vị lãnh đạo có được tín nhiệm hay không. Tuy nhiên với 3 mức đánh giá tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp thì còn chung chung quá. Theo tôi để cụ thể hơn thì nên chỉ có 2 mức đánh giá là tín nhiệm hoặc không tín nhiệm, như thế sẽ giúp cho các vị lãnh đạo cố gắng hơn nữa trong công việc điều hành của mình, từ đó sẽ đạt được lòng tin của người dân.
Anh Nguyễn Đức Tính, cử tri tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Ông Huỳnh Quốc Sử (40 tuổi, ngụ huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, một người dân buôn bán nhỏ): Qua kết quả được Quốc hội công bố, với những cán bộ "không được đánh giá cao" như ở ngành ngân hàng, giáo dục, y tế, giao thông... theo tôi có thể không phải do năng lực họ thấp kém mà do đặc điểm riêng biệt của từng ngành nghề. Ví dụ như ngành ngân hàng, tiền tệ do xu hướng kinh tế thế giới thay đổi liên tục nên cũng ảnh hưởng không nhỏ lĩnh vực này ở trong nước, dẫn đến việc điều hành của vị "tổng tư lệnh" ngành này gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các vị lãnh đạo có phiếu thấp cần nhìn vào kết quả số phiếu để từ đó thay đổi mình, thay đổi cách điều hành làm sao đảm bảo tốt an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống tốt nhất cho người dân.
Ông Huỳnh Quốc Sử, cử tri tỉnh Hậu Giang. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Ông Nguyễn Văn Trí (một nông dân ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang):Trong cuộc họp này, Quốc hội mạnh dạn cho đại biểu bỏ phiếu tính nhiệm các lãnh đạo đầu ngành, bà con rất mừng với kết quả vừa qua. Tuy nhiên, với người dân chúng tôi rất mong sớm có một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các vị quan chức ở địa phương mình. Vì thực tế, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước lúc nào cũng đúng, có lợi cho dân, thế nhưng đến người thực hiện là các "quan" ở địa phương thì sai lệch, nhũng nhiễu làm người dân bất an, mất niềm tin.
Ông Nguyễn Văn Trí, cử tri tỉnh An Giang. (Ảnh: Nguyễn Hành)
Huỳnh Hải - Nguyễn Hành
Theo Dantri
Chốt danh sách 47 chức danh lấy phiếu tín nhiệm hôm nay Công bố danh sách 47 chức danh lãnh đạo hàng đầu trong bộ máy nhà nước để Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, 2 vị trí Bộ trưởng Tài chính và Tổng Kiểm toán nhà nước không đủ điều kiện lấy phiếu kỳ này. Theo tờ trình số 439 (ngày 7/6/2013) Chủ tịch Quốc...