Trách nhiệm bồi thường khi gây tai nạn giao thông
Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Hỏi:
Em tôi trên đường đi làm về đi đúng phần đường của mình trong người không có chất kích thích. Trong quá trình tham gia giao thông có xin đường một phương tiện đi trước và được phép vượt. Trong lúc đó có 1 chiếc xe ngược chiều người điều khiển có rượu trong người và hai xe tông vào nhau hai bên điều bị thương nặng sau 10 ngày ông kia tử vong. Vậy cho hỏi em tôi phải chịu trách nhiệm gì có bồi thường không, bồi thường là bao nhiêu? có ở tù không?
Trả lời:
Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi chia các trường hợp để tư vấn như sau:
Trường hợp cơ quan công an xác định nguyên nhân gây tai nạn là do lỗi của cả hai bên thì việc bồi thường thiệt hại được giải quyết theo quy định tại Điều 617 Bộ luật dân sự 2005: “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”.
Tuy nhiên trường hợp cơ quan công an xác định vì vi phạm quy định giao thông đường bộ mà em trai bạn gây ra ta nạn thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009:
“ Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
…
B) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
…
Đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Video đang HOT
…”
Ngoài ra, theo Điều 604 BLDS 2005:
“Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong trường hợp này áp dụng theo Điều 605 BLDS:
“Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.”
Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm hại
Tại Điều 610 BLDS quy định:
“1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Trường hợp của em trai bạn cần phải xác định rõ lại vấn đề lỗi để giải quyết theo quy định. Do đó, cần phải chờ kết quả của việc điều tra để giải quyết.
Theo Công ty Luật Minh Gia
Nghĩa vụ cấp dưỡng khi gây ra thiệt hại về tính mạng?
Bồi thường thiệt hại, trong đó có bồi thường tiền cấp dưỡng là một nghĩa vụ tài sản của người có hành vi xâm phạm tính mạng.
Nhằm tôn trọng quyền tự do thoả thuận của các bên, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người gây thiệt hại có điều kiện thực hiện nghĩa vụ bồi thường, các bên có thể thoả thuận phương thức bồi thường toàn bộ một lần hoặc theo định kỳ.
Nghĩa vụ cấp dưỡng khi gây ra thiệt hại về tính mạng?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại về tính mạng có nghĩa vụ cấp dưỡng là một trong những nghĩa vụ chủ yếu của người đã gây ra thiệt hại.
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn chi tiết phần nghĩa vụ này như sau:
Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.
a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng, tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.
Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.
b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng.
- Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
- Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
- Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Bản chất của cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Do đó, việc người thân có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhưng không phải là thay người bị thiệt hại nuôi dưỡng con của họ, mà chỉ là việc đóng góp tiền bạc cùng những người trực tiếp nuôi dưỡng những người con chưa thành niên này mà thôi.
Cũng theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006 khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.
Luật gia Đồng xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Dùng súng bắn chủ quán vì dám bán mồi nhậu đắt TAND tỉnh Đắk Lắk vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Y Rim Mlô (26 tuổi, trú Buôn U, TT.Krông Năng, huyện Krông Năng) về tội "giết người"; bị cáo Y Lý Niê (22 tuổi, Buôn U, TT.Krông Năng, huyện Krông Năng) về tội "không tố giác tội phạm". Theo tin tức từ báo Công Lý, tại phiên tòa, HĐXX đã tuyên...