Trắc trở tình yêu bởi khác biệt tôn giáo
Gia đình em đạo Thiên Chúa, còn nhà anh thờ cúng ông bà. Anh lại là con trai trưởng, cháu đích tôn của dòng họ nên nếu cưới nhau không thể theo đạo của em được (Nhóc Lỳ).
Anh ấy là anh trai của bạn thân em. Chúng em gặp nhau trong đám cưới của một người bạn rồi yêu nhau. Ban đầu khi đến với nhau, chúng em đã biết sẽ gặp khó khăn từ phía gia đình, vì nhà em theo đạo Thiên Chúa còn nhà anh thờ cúng ông bà. Anh lại là con trai trưởng, là cháu đích tôn của dòng họ nên không thể theo đạo của em được.
Qua năm tháng tình yêu chúng em càng lớn dần và không thể tách rời nhau. Em đã cố gắng thuyết phục gia đình nhưng tất cả đều vô nghĩa vì ba mẹ cho rằng kết hôn với anh ấy em sẽ không hạnh phúc. Gia đình chỉ muốn em kết hôn với người cùng tôn giáo thôi.
Ảnh minh họa: News.
Gia đình bạn trai của em thì ngược lại, rất thương và ủng hộ hai đứa, chỉ có điều cha mẹ không cho anh gia nhập đạo Chúa và bản thân anh cũng không muốn theo. Thực sự em và anh không muốn mất nhau. Hiện hai đứa đều có công ăn việc làm ổn định. Chúng em cũng nhiều lần quan hệ tình dục. Em rất bối rối, xin chuyên gia cho em lời khuyên phải hành xử thế nào – ( Nhóc Lỳ).
Trả lời:
Bạn thân mến,
Nếu ví “bên hiếu bên tình” như một bài toán, thì có lẽ đây là một trong những bài toán nan giải trong tình yêu. Nan giải vì người trong cuộc phải đứng trước những đáp số không mong đợi: Nếu giữ trọn chữ hiếu thì phải hy sinh chữ tình, và ngược lại.
Video đang HOT
Bạn đang ở vào hoàn cảnh tương tự khi đứng trước quyết định khó khăn của cuộc đời. Bố mẹ vì không muốn bạn lấy người khác tôn giáo nên đã ngăn cản, mặc dù bạn đã thuyết phục hết lời. Trong khi đó, gia đình người yêu lại rất quý và ủng hộ bạn nhưng lại không đồng ý theo tôn giáo của bạn vì anh ấy là con một và là cháu đích tôn trong dòng họ. Mỗi bên đều có những lý lẽ, điều kiện riêng và buộc bạn phải chọn lựa theo những điều kiện không mong muốn ấy.
Bạn thân mến, những khúc mắc trong tình duyên hiện tại không đơn thuần là việc chọn lựa bên hiếu bên tình mà còn liên quan đến vấn đề niềm tin trong tôn giáo. Nói như vậy để bạn ý thức rằng khi lựa chọn cần cân nhắc thật kỹ để một mặt có được tình yêu và hạnh phúc, mặt khác vẫn giữ được những gì thuộc về niềm tin của mình.
Sau đây, tôi và bạn hãy cùng phân tích những tình huống có thể xảy ra để giải quyết trường hợp của bạn nhé:
Tình huống thứ nhất: Tình yêu của bạn được hai bên gia đình đồng ý khi anh chịu theo tôn giáo của bạn. Đây có lẽ là đáp án tuyệt vời nhất nhưng theo những gì bạn chia sẻ, lựa chọn này dường như không thể khi bố mẹ không cho phép vì người yêu không cùng tôn giáo. Nói là không thể, nhưng trong quá trình tư vấn, tôi vẫn gặp nhiều bạn trẻ kiên nhẫn và khéo léo tác động từ hai phía để có được sự đồng thuận của người lớn, dù trước đó họ cũng gặp không ít khó khăn và sóng gió như bạn.
Tình huống thứ hai: Gia đình cho phép bạn đến với anh ấy theo kiểu “đạo ai người nấy giữ”. Lựa chọn này có thể là điều mà bạn và đặc biệt là người yêu mong đợi. Giải pháp này khá toàn vẹn khi bạn vừa làm tròn chữ hiếu mà vẫn giữ được chữ tình. Tuy nhiên xem ra đây vẫn còn là tình huống khó xảy ra trong thực tế vì những rào cản đến từ gia đình bạn.
Để tình huống này có thể xảy ra, bạn cần dành thêm thời gian để thuyết phục bố mẹ, tranh thủ sự ủng hộ từ những người thân yêu trong gia đình cũng như biết giữ gìn bản thân và nuôi dưỡng một tình yêu bền đẹp. Nói cách khác, bạn cần chứng tỏ được sự lựa chọn của mình là đúng để có cơ sở thuyết phục bố mẹ và gia đình mình.
Nếu hướng tới lựa chọn này, một mặt bạn cần thêm thời gian để thuyết phục gia đình, mặt khác, bạn cũng cần tiên liệu trước những vấn đề phát sinh khi lấy người không cùng niềm tin khi sống theo kiểu “đạo ai nấy giữ”. Bạn cũng nên có những trao đổi và thỏa thuận nghiêm túc với bạn đời về những vấn đề như niềm tin, vai trò và trách nhiệm của vợ chồng trong việc giáo dục con cái, sau này cho con theo đạo của bố hay mẹ… để tránh những mâu thuẫn về sau.
Tình huống thứ ba: Bạn phải đối diện với lựa chọn hoặc vâng lời cha mẹ, hoặc quyết tâm bảo vệ tình yêu của mình bằng mọi giá. Nếu vâng lời bố mẹ thì người phải chịu hy sinh và đau khổ sẽ là bạn. Nếu quyết định chọn tình duyên, bạn sẽ được ở bên người mình yêu, được toại nguyện với hạnh phúc riêng nhưng kèm theo đó là những mất mát, khó khăn, thậm chí rắc rối trong đời sống hôn nhân của mình.
Câu hỏi đặt ra cho bạn là khi ở vào tình thế buộc phải chọn, bạn có dám vượt qua những rào cản của gia đình, của niềm tin tôn giáo để lựa chọn sống chết với tình yêu đích thực của mình hay không? Nếu lựa chọn, bạn phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để đương đầu với những khó khăn, thử thách, trách nhiệm và những ràng buộc bởi những vấn đề liên quan đến niềm tin tôn giáo trong đời sống hôn nhân.
Trước những khó khăn ấy, bạn nên chia sẻ với người yêu về tất cả những suy nghĩ và hiểu biết, những quy định về đạo và đời, những khó khăn và ràng buộc trong các lựa chọn… để cả hai cùng hiểu, tôn trọng và giúp đỡ nhau trong lúc này. Hôn nhân là chuyện hệ trọng của cuộc đời nên bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định và lựa chọn. Mong bạn có được sự bình tâm và dành thêm thời gian suy nghĩ về mọi phương diện, để khi đã lựa chọn, bạn sẽ tìm được niềm vui, bình an và hạnh phúc cho mình, đồng thời không hối hận về quyết định hệ trọng này.
Theo VNE
Gái 'tỉnh lẻ' nên bị mẹ bạn trai khinh thường
Mỗi lần về nhà anh, tôi lại thấy mình bị tổn thương vì mẹ anh không muốn anh lấy một người con gái là dân tỉnh lẻ như tôi - (Xuân).
Trước khi yêu, chúng tôi biết sẽ gặp nhiều rắc rối từ cả hai phía gia đình. Anh là con một nên rất nghe lời mẹ. Mọi quyết định của anh dù nhỏ hay lớn đều phải được mẹ chấp thuận. Trong khi đó, tôi là con gái trưởng nên cũng nặng gánh gia đình, bố mẹ muốn tôi lập nghiệp và lấy chồng ở quê. Vượt qua những trở ngại, tôi và anh đã xây dựng một tình yêu đẹp và chân thành suốt từ năm đầu đại học.
Ra trường, tôi tìm được một công việc ổn định với mức thu nhập không tệ (lương khoảng 20 triệu mỗi tháng). Tôi luôn tự hào với những gì mình đạt được từ chính nỗ lực bản thân. Tuy vậy, cứ mỗi lần về nhà anh, tôi lại thấy bị tổn thương, tự ti và mặc cảm vì mẹ anh luôn có thành kiến với người tỉnh lẻ. Bà tỏ thái độ khinh thường ra mặt với những ai là dân tỉnh lẻ, và tôi không phải ngoại lệ.
Ảnh minh họa: Giadinh.net.
Tôi thực sự bế tắc và mệt mỏi. Những lúc như vậy, bao khó chịu và bực dọc tôi trút cả lên anh. Tôi đòi chia tay nhiều lần nhưng không lần nào làm được. Bản tính tự cao nên tôi không thể chấp nhận sự biện hộ của anh về gia đình. Chẳng lẽ dân tỉnh lẻ lại rẻ rúm như vậy? Mẹ anh thật vô lý khi cho rằng tôi không thể mang lại tương lai, sự nghiệp rạng rỡ cho anh ấy. Tình cảm dành cho anh thật nhiều nhưng tôi thực sự nản vì không chịu được thái độ coi thường như vậy.
Chúng tôi đã thỏa thuận từ giờ tới cuối năm, nếu anh ấy không thuyết phục được gia đình, hai đứa sẽ chia tay để không mất thời gian thêm nữa. Anh đã hứa thuyết phục mẹ và nếu không được, sẽ chấp nhận để mất tôi. Nói là vậy nhưng tôi không đủ can đảm để đoạn tình với anh, còn nếu cứ nhắm mắt mà đến với nhau, tôi biết mình tự đi vào ngõ cụt. Dừng lại hay tiếp tục, đâu là điều tôi nên làm trong lúc này? - ( Xuân).
Trả lời:
Chào bạn,
Tôi cũng là một người "tỉnh lẻ" nên khi đọc thư trên, tôi xin được bày tỏ sự đồng cảm và chia sẻ với hoàn cảnh của bạn. Hy vọng một chút đồng điệu ấy là cơ sở để bạn và tôi có thể gặp nhau trong những chia sẻ nhằm giúp bạn tháo gỡ vướng mắc trong tình yêu mà bạn đang gặp phải.
Đọc những dòng tâm sự của Xuân, tôi thực sự cảm phục bạn vì từ nỗ lực của bản thân bạn đã gây dựng được sự nghiệp cho mình. Đó là điều mà không phải ai cũng làm được, kể cả người thành thị. Bạn nên tự hào về điều đó để tiếp tục phấn đấu, khẳng định bản thân nhé.
Hiện tại, bạn có một tình yêu đẹp và chân thành nhưng lại gặp trắc trở từ phía gia đình người yêu. Mẹ anh ấy vì không muốn con dâu là người tỉnh lẻ nên không chấp nhận bạn, thậm chí khinh thường ra mặt. Anh ấy dù yêu bạn nhưng dường như không đủ sức bảo vệ bạn trước thành kiến và thái độ không mấy thiện cảm của mẹ với những người tỉnh lẻ, ngay cả khi đó là người yêu của con trai, là con dâu tương lai của bà. Trước những khó khăn, cả hai đã có những thỏa thuận và hướng giải quyết.
Theo tôi, hiện tại Xuân nên bình tĩnh trò chuyện với bạn trai để xem anh nghĩ gì về chuyện này, đồng thời cùng nhau bàn thảo xem nên làm gì và có thể làm gì để đạt được điều mình muốn. Nếu bạn cứ mang trong mình suy nghĩ dừng lại hay bước tiếp, liệu bạn có đủ niềm tin và sức mạnh để duy trì tình yêu cũng như cho anh ấy động lực để thuyết phục gia đình không?
Xuân cũng nên tìm hiểu quan điểm và suy nghĩ của bạn trai khi mẹ anh cho rằng nếu lấy bạn, anh sẽ không có được tương lai và sự nghiệp. Sẽ thế nào nếu anh có cùng suy nghĩ với mẹ mình như vậy? Bày tỏ quan điểm như thế dường như đồng nghĩa với việc gia đình đang nhắm cho anh một "địa chỉ" có vị thế, có tương lai sự nghiệp tươi sáng để gửi gắm.
Để tháo gỡ những khúc mắc, ngoài nỗ lực của Xuân thì vai trò của người bạn trai kia là rất quan trọng. Anh ấy nói yêu bạn nhưng lại không hành động để bảo vệ bạn, để chứng tỏ tình yêu thì còn đó sự hoài nghi, liệu mẹ anh ta thực sự không thích bạn vì cái hộ khẩu "tỉnh lẻ" hay vì tình yêu anh ấy dành cho bạn chưa đủ lớn, để rồi việc thuyết phục mẹ dường như là điều vượt quá sức của anh ấy. Về phía bạn cảm thấy rằng nếu nhắm mắt đến với anh bạn sẽ đi vào con đường cụt nhưng thực tế, dù bạn có nhắm mắt bước tới thì thử hỏi anh ấy có dám và sẵn sàng đón nhận bạn khi mà mẹ anh không cho phép? Tôi nghĩ một người đàn ông chân chính sẽ có đủ bản lĩnh để thay đổi được lòng của mẹ mình, chỉ có điều anh ta kiên quyết hay không mà thôi.
Theo những gì đã thỏa thuận, sẽ còn khoảng nửa năm để anh ấy có thể thuyết phục gia đình. Sau thời gian ấy, bạn sẽ là người đưa ra câu trả lời cuối cùng cho chuyện tình cảm của mình. Tuy nhiên, trước mắt để giúp nhau có được tâm lý thoải mái, cả hai không nên tạo thêm những áp lực, muộn phiền để tăng thêm gánh nặng cho nhau. Bạn cũng nên kiểm soát hành vi và cảm xúc, đừng trút mọi bực dọc lên anh ấy và đòi chia tay. Áp lực từ gia đình đã đủ nặng trên vai bạn và anh ấy, nên sự chia sẻ, cảm thông để chung tay gánh vác là điều các bạn nên dành cho anh lúc này.
Xuân thân mến, người ta ví đời người con gái như 12 bến nước nhưng không biết bến nào đục, bến nào trong. Khi người phụ nữ đã xuất giá theo chồng thì "trong nhờ đục chịu". Nghe có vẻ chấp nhận và cam chịu phải không bạn, song tư tưởng ấy chỉ đúng với những người biết "trong mà không biết nhờ, thấy đục mà vẫn chịu". Về phía bạn, tôi mong bạn có được sự sáng suốt để nhìn nhận và lựa chọn, để một khi đã chọn, bạn cảm thấy bình an và hài lòng về quyết định của mình. Dù gia đình có cấm cản, dù nghịch cảnh cuộc sống có thể nào đi nữa, chỉ cần có tình yêu thực sự và chân thành, thì mọi thứ khó khăn sẽ lùi lại sau lưng mà thôi.
Theo VNE
Không muốn lấy 'cậu ấm' làm chồng Tính anh hơi giống con nít, vì được bao bọc nhiều nên thụ động, nghe lời ba mẹ, nhiều khi đi chơi với nhau mà trời mưa to ba mẹ bắt ở nhà anh ấy cũng nghe theo. Tình trạng này kéo dài khiến em chán ngán. Em năm nay 25 tuổi, có công việc ổn định. Sau khi học xong cao đẳng...