Trắc nghiệm vui: Hãy tưởng tượng ra việc bạn đang ở một bệnh viện hoặc phòng khám!
Bạn cũng có thể từng phải đến bệnh viện, hoặc đến thăm người quen. Dù thế nào, hãy sẵn sàng nhé, bài kokology này yêu cầu bạn tưởng tượng ra việc bạn đang ở một bệnh viện hoặc phòng khám! Nhưng đừng run, chỉ là trong ý nghĩ thôi mà!
1. Hãy tưởng tượng bạn đang ở hành lang của một bệnh viện hoặc phòng khám lớn, chờ đến lượt mình. Có một cậu bé cứ chạy lung tung quanh khu vực chờ mà chẳng ai trông, và bạn nhắc cậu bé đi chậm lại, cẩn thận hơn. Cậu bé phản ứng thế nào?
2. Cửa vào một phòng đang có bác sĩ khám cho bệnh nhân bất chợt hơi hé mở. Dù chỉ chút xíu thôi, nhưng bạn cũng nhìn thoáng được người bệnh, trông có vẻ không khỏe mạnh lắm. Và đó là một người mà bạn biết. Theo bạn, đó là ai?
3. Trợ lý của bác sĩ bước ra và gọi tên bạn. Lạ lùng chưa, người trợ lý này trông rất giống ai đó mà bạn quen biết. Theo bạn thì người đó giống ai?
4. Sau khi khám, bạn lại phải ra ngoài ngồi chờ. Nhưng chỉ một chút thôi, rồi bác sĩ gọi bạn vào. Tuy nhiên, lần này, khi bạn vào, bác sĩ vẫn ngồi trên ghế mà quay lưng lại phía bạn, lẩm bẩm gì đó trong khi xem các giấy tờ khám hoặc các chỉ số của bạn. Trông không có vẻ là bác sĩ sẽ giải thích gì cho bạn cả. Bạn sẽ làm gì?
Nào, chúng ta cùng xem những lời giải đáp nhé!
Bệnh viện là nơi dành cho người bệnh, và là nơi chữa lành. Khi tưởng tượng mình ở trong hoàn cảnh này (tất nhiên, chẳng ai mong muốn!), là bạn đã chạm đến những phần tâm lý đang rất yếu đuối, hoặc cần được quan tâm, của bản thân mình. Nói chung, những phần yếu đuối đó cũng không liên quan gì đến việc thực sự phải vào viện cả, nên bạn đừng lo – bối cảnh trong bài chỉ là để phân tích tâm lý mà thôi.
Video đang HOT
1. Phản ứng của cậu bé cho thấy cách bạn phản ứng khi người khác phê bình hoặc để ý thấy những lỗi sai, những điểm yếu của bạn. Cậu bé có hành động như thể không nghe thấy bạn (bạn phớt lờ khi người khác phê bình!), hay dừng lại và xin lỗi (bạn chân thành lắng nghe và sửa sai khi bị phê bình!), hay lè lưỡi như một đứa trẻ hư (bạn tỏ thái độ không tôn trọng khi bị phê bình!)? Giờ thì bạn có thể hiểu cảm xúc của người khác khi họ phê bình, nhắc nhở bạn rồi nhé.
2. Người bệnh mà bạn nhìn thấy trong phòng bác sĩ là người mà bạn cảm thấy mình không thể dựa vào những khi gặp khó khăn. Bởi vì, làm sao họ giúp được bạn khi bạn nghĩ rằng họ còn yếu đuối hơn bạn nhiều?
3. Trợ lý của bác sĩ tượng trưng cho người có khả năng quyết định “số phận” của bạn – tất nhiên, thực sự thì không phải, nhưng về tâm lý thì là như thế. Cho nên, người mà bạn nghĩ là trông giống người trợ lý đó chính là người mà bạn luôn kính trọng, hoặc sợ hãi, hoặc ngưỡng mộ. Dù sau này bạn có thể trở nên mạnh mẽ đến đâu, trong tâm trí bạn, dường như người đó vẫn ở trên bạn một bậc – như cách mà ông bà chúng ta vẫn gọi là “át vía” ấy.
4. Cách mà bạn cư xử trước hành vi của vị bác sĩ cho thấy cách bạn xử lý lúc bị bắt nạt hoặc trêu chọc. Nếu bạn chờ đợi, chứng tỏ bạn thường chấp nhận để thời gian làm cho mọi chuyện tự trôi qua. Nếu bạn đòi hỏi được giải thích ngay, chứng tỏ bạn không ngại đối diện với người bắt nạt hoặc trêu chọc bạn và nói cho ra lẽ. Còn nếu bạn bực bội quay người đi ra khỏi cửa, chứng tỏ bạn phản ứng tương đối tiêu cực và né tránh người bắt nạt bạn mà thôi.
Theo hoahoctro.vn
Khi kẻ lừa đảo lợi dụng... bệnh viện
Bệnh viện là môi trường phức tạp, khó có thể kiểm soát lượng người ra vào và luôn trong tình trạng quá tải. Gần đây đã có nhiều trường hợp kẻ xấu đóng vai "người nhà bệnh nhân", hoặc giả làm "nhân viên y tế" để lợi dụng sự mỏi mệt, thiếu tập trung của người bệnh, hay chủ quan của người giao hàng để lừa đảo.
Như vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội ngày 26/7 vừa qua, đó là trường hợp một người phụ nữ giả làm bác sĩ mặc áo blouse trắng, mang tai nghe với mục đích tiếp cận người nhà bệnh nhân, đồng thời dụ dỗ họ đưa tiền (hơn 6 triệu đồng) cho mình để đi lấy thuốc hộ, sẽ có thuốc nhanh hơn mà không mất nhiều thủ tục. Sau đó người phụ nữ này định bỏ trốn cùng với số tiền nhưng rất may người nhà bệnh nhân đã cảnh giác, phát hiện kịp thời và thông báo với bảo vệ bệnh viện. Rất nhanh chóng, đối tượng lừa đảo đã bị bắt.
Hà "sứt" trong một cửa hàng điện thoại.
Đây là chiêu thức lừa đảo khá phổ biến tuy không còn mới tại các bệnh viện và may mắn trong trường hợp này người đàn ông đã cảnh giác, nhận lại được số tiền mua thuốc cho vợ, nhưng chắc chắn đã có không ít người bị lừa tiền dưới hình thức như vậy.
Đối tượng lừa tiền người nhà bệnh nhân tại BV Phụ sản TW.
Một chiêu tiếp theo vừa độc và lạ mà kẻ gian cũng hay sử dụng hiện nay, đó là dù bạn không phải là bác sĩ, hoặc không phải là bệnh nhân nhưng bệnh viện vẫn là nơi bạn dễ bị kẻ gian dẫn dụ đến để thực hiện hành vi lừa đảo. Sự việc xảy ra tại Bệnh viện Mắt Trung ương ngày 25/7, đối tượng Dương Thúy Hà (còn gọi là Hà sứt), gọi điện đến cửa hàng D.W trên địa bàn phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, yêu cầu nhân viên cửa hàng "ship" 1 đơn hàng trị giá hơn 60 triệu đồng (gồm 1 máy tính Macbook, 1 điện thoại di động Iphone X, 1 thiết bị phát wifi, 1 sạc Ipad) đến cổng Bệnh viện mắt Trung ương. Khi cầm hàng, Hà "sứt" yêu cầu nhân viên giao hàng đợi để vào bệnh viện lấy tiền, khiến người này tin tưởng Hà đang làm việc trong bệnh viện, nhưng Hà đã nhanh chân tẩu thoát hướng cổng sau của bệnh viện ở phía đường Bùi Thị Xuân. Lúc này, trên taxi đang chờ sẵn là Vũ Anh Tú, người tình của Hà và cả hai yêu cầu lái xe chở về khách sạn nằm trên phố Lê Văn Hưu, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng.
Cổng Bệnh viện Mắt TW, nơi diễn ra việc ship hàng cho đối tượng lừa đảo.
Rất may, khi biết mình bị lừa, nhân viên DW báo công an và tóm được Hà "sứt" thông qua hệ thống định vị của điện thoại. Cơ quan CA đã thu giữ toàn bộ số tài sản mà Hà "sứt" đã lừa của cửa hàng D.W để tiến hành làm thủ tục trao trả lại cho bị hại.
Trước đó không lâu, cũng với thủ đoạn tương tự mạo nhận là cán bộ của Bệnh viện Phổi Trung ương và yêu cầu được giao hàng tận sảnh của bệnh viện. Với chiêu này Hà đã lừa đảo, chiếm đoạt thành công 2 chiếc điện thoại di động Samsung S8 Plus trị giá hơn 30 triệu đồng.
Mệt mỏi, bơ phờ và thiếu cảnh giác là cơ hội để kẻ gian lộng hành.
Đáng chú ý, theo lời kể người bị hại, khi nhận hàng ở sảnh bệnh viện, Hà "sứt" cầm hàng và bảo đợi ở sảnh bệnh viện để mang một chiếc vào "cho bác sĩ trưởng khoa xem, một chiếc mình mua". Thấy Hà đi vào một phòng đóng kín cửa, người giao hàng tưởng đó là phòng bác sĩ trưởng khoa. Tuy nhiên, một lúc lâu sau vẫn không thấy Hà đi ra nên mới vào đó tìm. Lúc này, anh mới "ngã ngửa" ra đó là phòng của bệnh nhân, có lối cửa sau thông ra hành lang bên kia.
Những trường hợp kẻ gian bị phát hiện gần đây là lời cảnh tỉnh cho nhiều bệnh nhân và thân nhân cũng như người dân nói chung. Mong rằng các bệnh viện sẽ tăng cường khâu quản lý an ninh, không để kẻ xấu lợi dụng...
Anh Việt
Theo suckhoedoisong
Lạ kỳ phòng khám không thu một đồng phí suốt 1/4 thế kỷ ở Hà Nội Suốt 25 năm qua, phòng khám, chữa bệnh miễn phí của bác sĩ Trương Thị Hội Tố đã giúp đỡ hàng ngàn người có hoàn cảnh khó khăn không đủ tiền đến bệnh viện được khám và chữa bệnh miễn phí. Không cần đặt hẹn, không phải chờ đợi, không chi phí khám bệnh, bệnh nhân đến chỉ cần ghi danh là được...