Trắc nghiệm bạn có dám sống thật với cảm xúc
Nếu nhìn thấy một nhà chính trị hay người nổi tiếng khóc trên truyền hình, bạn nghĩ ngay họ đang giả tạo thì có lẽ bạn cũng là người ít khi dám sống thật với cảm xúc của mình.
Ảnh minh họa
Làm bài trắc nghiệm sau để xem bạn có phải là người sống tích cực và lạc quan với những cảm xúc của mình không nhé.
Với mỗi câu trả lời “không”, bạn cộng cho mình 1 điểm:
1. Bạn có cảm thấy mình có lỗi khi khóc trước nhiều người không?
2. Bạn có nghĩ khóc là yếu đuối và mỏng manh không?
3. Bạn có nghĩ đàn ông con trai nên che giấu nước mắt của mình không?
4. Bạn có cảm thấy mắc cỡ khi tự nhiên mình khóc vì xem một bộ phim hay đọc một cuốn sách không?
5. Bạn có cố kìm nén để không khóc khi dự một đám tang không?
6. Thấy một nhà chính trị khóc trước công chúng, bạn có nghi ngờ họ giả tạo không?
7. Bạn có nghĩ nước mắt không cần thiết cho việc diễn tả cảm xúc không?
8. Bạn có luôn bắt những thất vọng của mình “biến mất” trước mặt người khác không?
9. Nếu chứng kiến một người lớn khóc, bạn có thấy lúng túng không?
Video đang HOT
10. Bị người khác bắt gặp mình đang khóc, bạn có giả vờ nói rằng có cái gì bay vào mắt không?
11. Bạn có luôn cố che đậy sự tức giận của mình không?
Với mỗi câu trả lời “có”, bạn cộng cho mình 1 điểm:
12. Bạn có hay suy đi nghĩ lại những gì khiến bạn khó chịu không?
13. Có khi nào bạn không kiềm chế được cảm xúc của mình không?
14. Có khi nào những cảm xúc khiến bạn gặp rắc rối không?
15. Bạn có nghĩ rằng tốt nhất là nên bỏ sạch mấy cái sự giận dỗi, khó chịu không?
16. Khi bạn đang khóc, bạn có cần ai đó chia sẻ với mình không?
17. Bạn có dễ dàng vượt qua những nỗi buồn không?
18. Bạn có ôm những người bạn yêu thương hằng ngày không?
19. Bạn có thích thể hiện tình cảm bằng những cử chỉ đáng yêu không?
20. Bạn có từng nghĩ mông lung gì đó khi gặp những em bé nhỏ không?
21. Bạn có thấy hạnh phúc khi nắm tay người mà bạn quan tâm trước đông người không?
22. Bạn có thích được massage không?
23. Bạn có thường nói cho những người mà bạn quý mến biết cảm xúc của bạn về họ không?
24. Bạn có nuôi một con thú cưng không?
25. Bạn có thích được ôm, hôn bởi người mà bạn yêu thương không?
26. Khi xem phim hài, bạn có cười phá lên không?
27. Khi nghe nhạc, bạn có hay nhịp chân không?
28. Bạn có thường vỗ tay thật lâu khi đi xem các chương trình ca nhạc hay các buổi thi đấu thể thao không?
29. Có bao giờ bạn hét thật to để cổ vũ cho những thần tượng của mình không?
30. Bạn có nhớ lần gần đây nhất bạn thật sự cười to và cảm thấy thoải mái với chính bản thân mình là khi nào không?
17-30 điểm: Bạn rất lạc quan với những cảm xúc của mình. Bạn không cảm thấy ngại ngùng khi thể hiện cảm xúc và dĩ nhiên là bạn luôn đầy sức sống, sẵn sàng vượt qua những thử thách. Bạn thích hợp với vai trò một nhà tư vấn tâm lý.
8-16 điểm: Bạn biết cách thể hiện cảm xúc của mình nhưng không phải lúc nào cũng làm được. Khi bạn buồn, hãy khóc thỏa thích. Khi bạn khó chịu, hãy cho mọi người biết cảm giác của bạn. Khi bạn hạnh phúc, hãy cười thật rạng rỡ. Bộc lộ được cảm xúc như thế, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng mình ngày càng khỏe và tươi vui hơn.
Dưới 7 điểm: Bạn luôn lo lắng và căng thẳng. Bạn thật sự cần giải phóng những cảm xúc của mình, một ít cũng được. Không có gì là sai khi cho mọi người biết bạn đang nghĩ gì và cảm thấy ra sao, bạn ạ.
Theo Mực Tím
Căn bệnh tự cho mình yếu ớt của teengirl
Không hẳn cứ những cô nàng tiểu thư, gia đình giàu có mới yếu đuối. Nhiều teengirl cứ thích tỏ ra như vậy để thể hiện đẳng cấp, sự "quý phái" và che đậy sự lười nhác của bản thân. Đồng thời, cũng để dựa dẫm vào người khác.
Câu chuyện "giúp em với..."
Chuyện một số cô cậu công tử, tiểu thư nhà giàu yếu ớt, bởi họ ít phải lao động, ít phải va chạm, điều đó đã khiến nhiều người ngán ngẩm. Thế nhưng ngày nay, càng nhiều cô bạn thích tỏ ra mình yếu đuối cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Yếu đuối từ hình thể, yếu đuối đến tính cách, nhưng vô hình chung, chẳng hay khi xây dựng cho mình một hình tượng như vậy.
Cô nàng Mỹ Liên (sn1993) bỗng dưng trở thành người bị ghét cũng vì cái cách thích tỏ ra yếu ớt thái quá của mình. Sẽ rất đáng thương nếu như cái vẻ yếu ớt đừng quá giả tạo trên một con người. Liên lúc nào cũng kêu than rằng sức khỏe mình rất kém, ăn uống không được, tính lại "kép kín, dễ tổn thương". Cô nàng luôn vịn vào lý do đó để khỏi phải làm những việc nặng nhọc ở nhà hay đến lớp.
Chuyện Liên không học bài, quay bài, thường xuyên trốn trực nhật, đi học muộn, chép bài làm của bạn đều được cô nàng viên lí do: "Người yếu, sức khỏe không cho phép để học căng thẳng". Ban đầu bạn bè giúp đỡ nhưng dần hầu hết ai cũng đều... ghét. Bởi ai cũng biết tỏng là do Liên lười học, lại thích tỏ vẻ.
Người chịu đựng nhiều nhất chuyện này chính là anh chàng người yêu tên Hiệp (sn1989) của Liên. Hơn người yêu 4 tuổi nên Hiệp khá chiều Liên, luôn cố gắng để cho Liên hài lòng. Thế nhưng mãi rồi Hiệp cũng mệt mỏi với cái kiểu "con nhà lính, tính nhà quan", thích tỏ vẻ yếu ớt của Liên. Mệt nhất là những lần cô nàng đòi hỏi những điều vô lí, nằng nặc vin vào chuyện: "Em vốn yếu đuối, dễ tổn thương, thế mà anh còn không chiều em thì em biết làm sao(?).
Nhiều cô nàng cũng như Liên, thích vin cái cớ mình yếu đuối để dễ "vòi" người yêu. Dù đúng dù sai, các chàng đều dễ bị động bởi: "Em là phái yếu". Nhiều cô nàng chẳng yếu đuối gì về thể chất lẫn tinh thần nhưng cũng vẫn thích tỏ ra như vậy, để được chiều, khỏi phải làm nhiều mà lại chứng minh được sự "quý phái, đài các" của mình.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Yếu ớt, lười, tỏ vẻ hay thích sống dựa dẫm?
Mỗi người 1 cách, nhiều cô bạn không như Liên, không vòi vĩnh người yêu chiều chuộng, nhưng lười lao động, thế là vin ngay vào chuyện "nhà tớ chẳng phải làm bao giờ nên không biết. Tớ không thể làm thế được...". Một vài lần đầu người ta còn thương, còn chiếu cố, nhưng mãi thì người ta cũng phát bực như chuyện của cô nàng Minh Trúc (du học sinh Mỹ).
Chẳng là đi du học, ai cũng phải tập sống tự lập. Những chuyện cơ bản, có thể ở nhà chẳng bao giờ phải "đụng tay đụng chân" thì đi du học cũng phải làm như: rửa bát, giặt phơi quần áo, nấu cơm... Làm nhiều lại chẳng muốn, thế là suốt ngày Thanh Trúc viện lí do "em chẳng phải làm, nếu em làm thì em sẽ bị thế này thế nọ". Ngay cả chuyện ăn cơm, người ta nấu cơm cho mình ăn, ăn xong mỗi việc rửa chén, Trúc cũng cứ "lì mặt" ra bảo: "Em từ bé không biết rửa bát, sợ rửa không sạch, mà tay em cũng dễ bị khô da nữa". Một vài lần đã khó coi, nhưng Trúc kiểu cứ "chiêu cũ xài mãi", khiến người khác nhìn đã khó chịu đến phát ghét.
Chẳng hiểu cách của Trúc là kiểu thích sống dựa dẫm hay yếu ớt? Nhưng ngay cả các chàng trai, khi được hỏi cũng thừa nhận thẳng thừng rất "ngán" khi gặp những cô nàng như vậy. Nhiều teenboy còn chia sẻ: "Rất ghét kiểu con gái cứ tỏ ra yếu đuối để bắt ép mình làm cái này cái khác. Nhất là những cô nàng cứ tỏ ra yếu ớt, chẳng đụng tay đụng chân thì cũng không dại rước về nhà".
Thay lời kết
Chẳng hiểu sao khi xu thế con người ngày càng trở nên năng động ấy thế mà nhiều cô nàng cứ thích mình yếu ớt để "vin" vào người khác mà sống. Thiết nghĩ, cái gì cũng có giới hạn, người khác có thể thương bạn, giúp bạn một vài lần, nhưng khó có ai không bực mình vì kiểu cứ thích đem sự yếu ớt ra làm cái phao cho những lí do lười nhác.
Đáng ra, những người không được "cứng cáp, mạnh mẽ" như người khác, thường được thương. Nhưng khi nó đi xa cái chấp nhận được, nó sẽ khiến người ta khó chịu. Nếu bạn đang "lẫm lỡ" trong xu thế này thì hãy bỏ ngay đi nhé. Nó sẽ khiến bạn cô lập, bởi bạn bè bỏ chạy và người ngoài cũng phải nhận xét rằng mình... giả tạo.
Theo PLXH
Tát vợ vì tội ngoại tình Vợ tôi đã đi tìm "niềm vui" bên người đàn ông khác (Ảnh minh họa) Vì đam mê thể xác bên cạnh gã đàn ông khác nên vợ tôi đã bất chấp tất cả để có được những phút giây hạnh phúc ngắn ngủi ấy. Hôm kia, tôi có đọc được tâm sự của người đàn ông trong bài viết " Nhà vợ...