Trà – vũ khí không thể thiếu khi lính Anh xung trận
Ngoài súng đạn, binh sĩ Anh ra trận trong Thế chiến II còn được cấp thêm trà để tăng sĩ khí.
Trà được coi là thứ không thể thiếu với đời sống của người Anh, đến mức nhiều người đùa rằng “ nước Anh có thể thiếu Nữ hoàng nhưng không thể thiếu trà”. Thứ đồ uống này cũng từng được coi là một trong những vũ khí bí mật của Anh trong Thế chiến II, nhất là sau khi họ thu gom lượng lớn trà từ khắp nơi trên thế giới.
Việc tích trữ trà bắt đầu vào năm 1942, thời điểm Anh gặp vô vàn khó khăn trên chiến trường. Họ liên tục bị phe Trục đẩy lùi và phải rút quân khỏi châu Âu. Tại châu Á, căn cứ của Anh ở Singapore cũng sớm thất thủ.
Một trong những xe pha trà cho binh sĩ Anh tại chiến trường Bắc Phi năm 1942. Ảnh: WATM .
Chính phủ Anh phải tìm cách giữ vững tinh thần chiến đấu cho quân đội và giải pháp là trà đen. Điều này dẫn đến quyết định bất thường là thu mua tất cả trà đen sẵn có ở châu Âu, khiến nó nằm trong danh sách 5 loại hàng hóa được mua nhiều nhất trong chiến tranh. Người ta ước tính rằng chính phủ Anh đã mua nhiều trà hơn so với đạn pháo và chất nổ nếu tính về khối lượng.
Video đang HOT
Một số sử gia tin rằng trà cũng được xem như biểu tượng của sự đoàn kết của người Anh trong chiến tranh. Binh sĩ có thể mang hương vị quê nhà ra tiền tuyến, trong khi người dân trong nước có thứ đồ uống để trấn an bản thân.
Uống trà nơi tiền tuyến cũng là cách giúp lính Anh bảo đảm đủ lượng nước trong cơ thể. Nước uống gửi cho binh sĩ thường phải đựng trong can dầu cũ, khiến nó có mùi vị lạ khi uống. Trà đen sẽ át mùi vị này và khiến nước dễ uống hơn, đồng thời cung cấp năng lượng cho binh sĩ nhờ lượng caffeine bên trong.
Giá trị của trà cũng được minh chứng rõ ràng khi không quân Anh thả 75.000 túi trà xuống vùng bị chiếm đóng ở Hà Lan, chứa trà từ vùng Đông Ấn cùng thông điệp cổ vũ Hà Lan trỗi dậy. Các gói hàng do Hội Chữ thập Đỏ gửi đến các tù nhân chiến tranh cũng kèm theo trà đóng gói.
Lính Anh đã nghĩ ra nhiều cách để pha trà ngay tại tiền tuyến thời Thế chiến II, trong đó “bếp Benghazi” được sử dụng phổ biến trong các chiến dịch ở Bắc Phi. Nó làm từ một can dầu bằng thép dung tích 15 lít được đâm thủng nắp để lấy oxy, còn phần đế chứa cát và xăng. Binh sĩ trộn xăng với cát và châm lửa. Một chiếc can khác được đặt lên trên bếp, có tác dụng như nồi hoặc ấm đun trà.
Ưu điểm chính của bếp Benghazi là rất tĩnh lặng và tiện lợi, cho phép binh sĩ châm lửa và pha trà bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là cát nóng dễ phát nổ, trong khi xăng có thể cháy quá nhanh và khó kiểm soát.
Uống trà vốn là nét văn hóa của người Anh, nhưng nó càng trở nên phổ biến trong quân đội bởi giúp giảm đáng kể tình trạng binh sĩ uống rượu, đảm bảo họ luôn tỉnh táo trong mọi tình huống. Các ấm pha trà liên tục được cải tiến và trở thành thiết bị bắt buộc trên các xe tăng, thiết giáp của Anh suốt 70 năm qua.
Xe quân đội Myanmar bị đánh bom
Chính quyền Myanmar ngày 18/9 xác nhận các nhóm chống chính phủ dùng bom tự chế tấn công đoàn xe quân đội gần Yangon.
Theo thông cáo của chính quyền Myanmar, đoàn xe của lực lượng an ninh quốc gia bị tấn công ngày 17/9, khi đang di chuyển qua khu Khayan, ngoại ô thành phố Yangon. Vũ khí được sử dụng là bom tự chế.
Quân đội cho biết hai phe đã đấu súng và ít nhất một thành viên lực lượng an ninh bị thương. Cơ quan chức năng sau đó tịch thu súng đạn của nhóm dân quân tự phát.
"Một số phần tử khủng bố đã bị tiêu diệt. Một trong số đó bị thương", thông cáo xác nhận.
Theo truyền thông địa phương, ít nhất một người bị bắt và hai người chống chính phủ thiệt mạng.
Quân đội Myanmar được triển khai kiểm soát người biểu tình tại Yangon hồi tháng 2. Ảnh: Reuters.
Tình hình an ninh tại Myanmar vẫn diễn biến phức tạp từ sau cuộc đảo chính hòi tháng 2. Làn sóng biểu tình phản đối đảo chính kéo dài nhiều tháng, bất chấp sự trấn áp của chính quyền quân sự.
Người dân một số địa phương bắt đầu tìm cách dùng vũ lực chống lại quân đội. Mô hình "lực lượng phòng vệ nhân dân" xuất hiện và hoạt động tự phát khắp cả nước. Phần lớn đụng độ xảy ra ở vùng nông thôn.
Đầu tháng 9, tổ chức Chính phủ Đoàn kết Dân tộc, gồm nhiều cựu thành viên quốc hội Myanmar thuộc đảng cầm quyền bị lật đổ, kêu gọi người dân tổ chức "chiến tranh phòng vệ nhân dân" nhắm vào tài sản của chính quyền quân sự.
Xung đột leo thang ở các vùng Sagaing và Magway khiến hàng nghìn người phải rời bỏ quê hương. Gần dây, các nhóm vũ trang còn tấn công vào trạm phát sóng của công ty viễn thông do quân đội quản lý.
Phe kháng chiến tuyên bố tiêu diệt 600 tay súng Taliban Lực lượng kháng chiến ở Panjshir, Afghanistan cho biết, Taliban đã tổn thất nặng nề khi tấn công vào thành trì cuối cùng này mặc dù Taliban trước đó tuyên bố Panjshir đã thất thủ. Lực lượng kháng chiến ở Panjshir (Ảnh: AFP). "Khoảng 600 tên khủng bố Taliban đã bị tiêu diệt ở các quận của Panjshir kể từ sáng nay (4/9)....