Trà Vinh: Xuất hiện những bộ rễ cây khổng lồ trồi lên trên mặt đất kỳ quái mọc ao Bà Om
Nhiều người cho rằng những bộ rễ cây khổng lồ trồi lên mặt đất ở ao Bà Om, Trà Vinh đã khiến cho khung cảnh nơi đây kỳ quái và huyền bí hệt như truyện cổ tích.
Di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia Ao Bà Om (hay còn gọi là Ao Vuông) nằm ở khóm 3, phường 8, TP.Trà Vinh rất nổi tiếng ở khu vực Nam Bộ. Ở đây nổi tiếng nhờ những rễ cây cổ thụ xung quanh ao.
Hàng trăm cây sao, cây dầu có tuổi thọ từ hàng trăm năm với những bộ rễ khổng lồ trồi lên mặt đất, tạo nên những hình thù kỳ lạ và đẹp mắt. Phần lớn các cây cổ thụ ở nơi đây là cây sao, cây dầu, nhiều cây đã có tuổi đời hàng thế kỷ.
Theo người dân địa phương, với đặc điểm của thổ nhưỡng và loại cây, nhiều năm qua, những cây sao, cây dầu nơi đây phát triển tốt. Ngoài tuổi thọ cao, những bộ rễ trồi lên trên là do hiện tượng xói mòn đất (do mưa) trong thời gian dài.
Kích cỡ khổng lồ và hình thù kỳ dị của các bộ rễ cây ở ao Bà Om khiến nhiều người liên tưởng đến khung cảnh một cánh rừng cổ tích vô cùng huyền bí.
Một số gốc cây đã bị bào mòn hết phần vỏ bởi tác động của thời gian, chỉ còn lại phần lõi cứng rất chắc và không thể bị mối mọt, thậm chí là không thể cháy.
Video đang HOT
Sao là loại cây thân thẳng, có thể cao đến 50m với đường kính từ 80 – 100cm. Thân cây gỗ sao có những vết nứt dọc. Loại cây này có hoa nhỏ mọc thành chum với những bông nhỏ màu trắng như hình ngôi sao.
Lúc còn non thì gỗ sao có màu xanh nhạt, lúc về già thì chuyển sang màu nâu. Lá cây dài từ 7 – 17cm, rộng 5 – 9 cm, mặt trên lá vàng có màu xanh bóng, mặt dưới rất mịn, lá sao có hình trái xoan, thuôn đáy tròn và đỉnh nhọn ngắn, gân chính rõ với 7 – 10 đôi gân phụ, các nách gân của đáy có các túm lông rất nhỏ.
Cây gỗ sao thường mọc khá nhiều ở vùng núi hoặc có thể nằm ở độ cao lớn với ánh sáng mặt trời trực tiếp. Tại Việt Nam, cây gỗ sao được phân bố vô cùng rộng rãi.
Gỗ sao thuộc nhóm gỗ 3 trong bảng phân loại nhóm gỗ ở nước ta. Loại gỗ này có khả năng chịu lực tốt, chống va đập, chống thấm nước và khả năng chống mối mọt cao.
Cây đầu là cây gỗ lớn, thân tròn, cao, vỏ thân xám nâu. Cây phân cành nhánh lớn, tán lá hình nón dày, lá hình trứng, cụm hoa dài không cuống, quả lớn.
Cây dầu có vỏ màu xám nâu. Vỏ cây lúc còn non thường dày, đến khi cây lớn thì vỏ chuyển sang màu xám vàng và mỏng dần, bong ra thành những mảng nhỏ.
Hiện nay, cây cảnh dần trở nên quan trọng hơn trong đời sống. Đó là nhờ vào những giá trị, công dụng và chức năng mà loại cây này đem lại. Gỗ cây dầu phù hợp cho việc sử dụng để gia công các đồ dùng trong xây dựng, đóng đồ thông thường.
Trồng sâm ở đất Trà Vinh, đào lên bất ngờ thấy toàn củ to, bự
Năm 2020-2021, HTX Nhật Linh (Trà Vinh) đã mạnh dạn vừa kết hợp giữa sản xuất rau màu truyền thống với trồng, sản xuất cây dược liệu qúy (sâm Bố chính) theo hướng khép kín (trồng - sơ chế - sản phẩm) để cung ứng trực tiếp ra thị trường... hứa hẹn hướng đi mới đầy triển vọng trong thị trường dược liệu.
Có thể nói, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp rất đa dạng và được các hợp tác xã (HTX) lựa chọn đầu tư để tạo hướng đi mới, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cho thành viên HTX.
HTX nông nghiệp Nhật Linh (xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) được thành lập và hoạt động chưa tròn 03 năm chuyên về sản xuất rau màu.
Năm 2020-2021, HTX đã mạnh dạn vừa kết hợp giữa sản xuất rau màu truyền thống với trồng, sản xuất cây dược liệu qúy (sâm Bố chính) theo hướng khép kín (trồng - sơ chế - sản phẩm) để cung ứng trực tiếp ra thị trường... hứa hẹn hướng đi mới đầy triển vọng trong thị trường dược liệu.
Mô hình trồng sâm Bố chính tại HTX nông nghiệp Nhật Linh (sâm Bố chính 10 ngày tuổi).
Bà Phạm Thùy Linh, Giám đốc HTX nông nghiệp Nhật Linh chia sẻ: định hướng của HTX là sẽ tạo ra sản phẩm nông nghiệp theo hình thức sản xuất an toàn, có giá trị kinh tế cao nhằm cung ứng cho các doanh nghiệp thu mua ngoài tỉnh và sản xuất ra thành phẩm ngay tại địa phương.
Bên cạnh sản xuất cây màu truyền thống, việc HTX hướng đến trồng cây sâm Bố chính bước đầu gặt hái thành công. Giá trị kinh tế của cây dược liệu này mang lại rất cao và phù hợp với các vùng đất cằn cỗi, đất triền giồng hay cát pha.
Do HTX tự vươn lên bằng nội lực của mình, nên đang gặp nhiều khó khăn và đây là cây dược liệu tương đối mới mẽ, nên lúc đầu thành viên trong HTX và nông dân còn e ngại. Hiện nay, mô hình trồng cây dược liệu (sâm Bố Chính) đã từng bước được nông dân đón nhận để liên kết với HTX.
Vụ sản xuất sâm Bố chính đầu tiên (niên vụ 2020 - 2021) được HTX thực hiện trên diện tích 0,3ha. Sau thời gian trồng đến thu hoạch khoảng 10 tháng, bình quân cho năng suất 05 - 06 tấn củ/ha.
Với giá sâm đang được HTX thu mua trực tiếp 100.000 đồng/kg củ và 20.000 đồng/kg lá sâm. Cây sâm sau 04 - 05 tháng trồng tiến hành thu hoạch 01 tháng/đợt; trung bình năng suất lá thu được khoảng 100-110kg/tháng/0,1ha.
Trong năm 2022, HTX đang liên kết và hỗ trợ cho nông dân trong xã triển khai trồng khoảng 0,5ha sâm Bố chính để làm nguồn nguyên liệu.
Củ sâm Bố chính (11 tháng tuổi) được HTX nông nghiệp Nhật Linh thu hoạch trong vụ sâm năm 2020.
Tận dụng và khai thác hiệu quả việc đa dạng cây trồng đối với các vùng đất kém hiệu quả để trồng cây dược liệu quý đang là hướng đi mới của nhiều tỉnh thành trong nước.
Do đó, muốn phát triển sản phẩm sâm Bố chính sản xuất theo hướng khép kín "trồng - thu mua - sơ chế" đòi hỏi cần có sự vào cuộc hỗ trợ của tỉnh, huyện để HTX nông nghiệp Nhật Linh sớm tiếp cận các nguồn vốn, chính sách và ứng dụng, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân và thành viên HTX.
Đây cũng là một trong những mô hình xóa nghèo, làm giàu cần khuyến khích, nhân rộng và góp phần làm đa dạng thêm sản phẩm công nghiệp nông thôn trong thời gian tới của địa phương.
Cũng theo bà Phạm Thùy Linh, để nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây sâm Bố chính, năm 2020, HTX nông nghiệp Nhật Linh sau khi mua nguyên liệu của nông dân về để sản xuất sâm ngâm rượu; hoặc cung ứng củ sâm tươi để cho khách hàng về sơ chế theo nhu cầu.
Năm 2021, HTX đang xây dựng nhà sơ chế (diện tích 50m 2) do thành viên cho mượn đất để sản xuất thêm sản phẩm trà sâm (hộp giấy) và trà sâm túi nhựa; thời gian tới sẽ hướng đến sản xuất nước uống sâm tươi từ cây sâm Bố chính.
Do nguồn vốn đầu tư khá cao (gần 120 triệu đồng) để hoàn thiện quy trình sản xuất (đóng gói, sấy, mã vạch...), trước mắt, HTX sản xuất thủ công và tự đầu tư, trang bị máy móc theo khả năng nguồn vốn của HTX.
ĐBSCL: Dịch cơ bản đã được kiểm soát, người dân từng bước trở lại cuộc sống bình thường mới Từ việc mỗi ngày ghi nhận hơn 1.000 ca mắc nay một số tỉnh chỉ còn vài chục ca. Nhịp sống người dân trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang từng bước trở lại bình thường mới. Nhờ thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là công tác tiêm vaccine nên đến nay, dịch bệnh tại...