Trà Vinh: Trồng sâm cao ly thử nghiệm trên đất ruộng, ai ngờ càng để lâu củ càng to bự, ai cũng muốn xem
Năm 2020, ông Phương (xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) đầu tư khoảng 400m trồng thử nghiệm sâm cao ly ( sâm Hàn Quốc), qua 06 tháng trồng cây sâm phát triển và cho củ tốt.
Huyện Duyên Hải là địa phương phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn đứng đầu của tỉnh Trà Vinh. Đặc biệt, đối với con tôm sú và tôm thẻ chân trắng phát triển trên địa bàn 100% xã, thị trấn trong huyện, nhất là ở 3 xã, 1 thị trấn thuộc địa bàn khu vực hải đảo và một phần của 3 xã còn lại tiếp giáp đất liền.
Mô hình trồng thử nghiệm sâm cao – ly (Hàn Quốc) của ông Thạch Ngọc Phương, ấp Bà Giam A, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Những năm gần đây, nông dân đầu tư phát triển mạnh nuôi con tôm thẻ chân trắng theo mô hình siêu thâm canh, mật độ cao, ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.
Năm 2020, giá trị sản xuất lĩnh vực thủy sản đạt 2.711,28 tỷ đồng, đạt 107,2% kế hoạch năm, so với cùng kỳ tăng 187,03 tỷ đồng (tăng 7,4%). Tổng sản lượng nuôi trồng; khai thác, đánh bắt thủy sản 43.325 tấn tôm, cá các loại, đạt 104% kế hoạch, so với cùng kỳ tăng 2.283 tấn (tăng 5,6%).
Riêng, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, sản lượng thu hoạch 27.365 tấn, đạt 112,9% kế hoạch, so với cùng kỳ tăng 4.714 tấn (tăng 20,8%).
Đối với con tôm sú, có 11.297 lượt hộ thả nuôi 592,47 triệu con giống, diện tích 17.263,3ha, sản lượng thu hoạch 3.138 tấn (đạt 107,1% kế hoạch). So với cùng kỳ diện tích thả nuôi tăng 321,4ha, sản lượng thu hoạch tăng 198 tấn (tăng 6,7%).
Video đang HOT
Tôm thẻ chân trắng, có 2.904 lượt hộ thả nuôi 921,89 triệu con giống, diện tích 1.066ha, sản lượng thu hoạch 12.303 tấn (đạt 115,2% kế hoạch). So với cùng kỳ diện tích thả nuôi giảm 131,1ha, sản lượng thu hoạch tăng 2.603 tấn (tăng 26,8%).
Đặc biệt, có 759 lượt hộ (328 hộ) thả nuôi 377,57 triệu con giống, trên diện tích 200ha theo mô hình thâm canh mật độ cao.
Sản lượng thu hoạch 6.588 tấn, năng suất bình quân 32,94 tấn/ha, số hộ nuôi có lãi chiếm 83,2%, so với cùng kỳ diện tích thả nuôi tăng 114,3ha, tỷ lệ diện tích thiệt hại tăng 1,4%, sản lượng tăng 4.063 tấn (tăng 160,9%), năng suất bình quân tăng 3,44 tấn/ha, tỷ lệ hộ nuôi có lãi tăng 0,9%.
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, huyện chú trọng phát triển cây màu. Năm 2020, toàn huyện xuống giống 3.048,9ha màu các loại, sản lượng 59.413 tấn, đạt 84,2% kế hoạch.
Trong đó, màu thực phẩm 2.396,7ha, sản lượng 52.209 tấn, năng suất bình quân 21,78 tấn/ha; màu lương thực 191,3ha, sản lượng 1.838 tấn, năng suất bình quân 9,61 tấn/ha; cây công nghiệp ngắn ngày 460ha, sản lượng 5.366 tấn, năng suất bình quân 11,64 tấn/ha.
Đặc biệt, có 14 hộ xây dựng mô hình sản xuất rau trong nhà lưới, với tổng diện tích 2,38ha, trong đó, có 06 hộ đang xây dựng nhà lưới, với diện tích 0,65ha chuẩn bị xuống giống nhằm cung cấp rau sạch trong địp tết Nguyên đán 2021.
Đảng viên Lê Văn Thành, ấp Sa Văng, xã Đôn Châu, huyện Duyên Hải tiên phong chuyển đổi sản xuất phát triển cây màu dưới chân ruộng mang lại lợi nhuận cao.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh mật độ cao ở ấp Mé Láng, xã Ngũ Lạc,huyện Duyên Hải.
Đặc biệt, từ năm 2017, ông Thành mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình trồng rau trong nhà lưới. Ông Thành cho biết, mô hình trồng rau trong nhà lưới có nhiều ưu điểm, như sản xuất được quanh năm, giảm chi phí đầu tư cho sản xuất ở các khâu dọn cỏ.
Trồng rau trong nhà lưới còn tránh được dịch bệnh, sản xuất theo quy trình hữu cơ, cho ra sản phẩm sạch, năng suất, chất lượng cao, giá cả, đầu ra sản phẩm ổn định. Với gần 3.000m rau trong nhà lưới, gia đình ông Thành thu nhập ổn định từ 0,5- 01 triệu đồng/ngày.
Đảng viên Thạch Ngọc Phương, ấp Bà Giam A, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) luôn tiên phong, gương mẫu trong phong trào thi đua sản xuất ở địa phương.
Gia đình ông Phương có 0,6ha đất trồng lúa kém hiệu quả ông đầu tư 125 triệu đồng đổ đất nâng mặt ruộng chuyển đổi trồng màu.
Hàng ngày, gia đình ông thu nhập từ rau màu các loại khoảng 500.000 đồng. Đặc biệt, năm 2020, ông Phương đầu tư khoảng 400m trồng thử nghiệm sâm cao ly (sâm Hàn Quốc), qua 6 tháng trồng cây sâm phát triển và cho củ tốt.
Đặc thù cây sâm cao ly là thời gian phát triển càng dài, củ sâm càng to và có giá trị cao. Ông Phương cho biết, hiện nay ông đã thu hoạch được hơn 3kg hạt sâm cao ly giống và tiếp tục chăm sóc đến khi nào cành, lá cây sâm ngừng phát triển mới thu hoạch củ.
Đưa ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau an toàn
Để mở rộng tiêu thụ rau an toàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ phối hợp với các doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn cho nông dân.
Nông dân thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức thu hoạch rau để cung cấp phục vụ thị trường. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Bên cạnh đó, Sở cũng phối hợp với các địa phương, hợp tác xã đưa công nghệ cao vào sản xuất rau nhằm nâng cao chất lượng, sản lượng các loại rau của Hà Nội đáp ứng đòi hỏi của thị trường.
Hiện nay, Hà Nội có hơn 13.000 ha sản xuất rau các loại, trong đó có hơn 5.000ha được chứng nhận sản xuất an toàn.
Đặc biệt, Hà Nội đã hình thành được 101 vùng sản xuất rau an toàn tập trung, quy mô từ 20ha trở lên. Tại các vùng trồng rau đã có 127 ha ứng dụng kỹ thuật nhà lưới, 47ha ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, 7 nhà sơ chế rau với tổng diện tích 750 m2. .
Ông Nguyễn Mạnh Phương, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết, tại các vùng rau an toàn, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng như che phủ ni lông, nhà lưới, nhà màng... 100% nông dân được tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện về kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Qua đó, nông dân đã thay đổi tập quán canh tác, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bao bì được thu gom, tiêu hủy bảo đảm vệ sinh môi trường... Mỗi vùng sản xuất rau an toàn có ít nhất 1 cán bộ bảo vệ thực vật trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật, giám sát việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đánh giá sâu bệnh hại...
Từ việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tại các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, sản lượng tăng cao, giá trị sản xuất trung bình đạt từ 300-500 triệu đồng/ha/năm, đặc biệt có mô hình đạt hơn 1 tỷ đồng/ha, giá trị sản xuất rau an toàn cao hơn rau thường từ 10-20%.
Hiện nay, nông dân ở Hà Nội cũng dần thay đổi phương thức sản xuất, không chỉ tập trung vào số lượng mà sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng, tạo ra nhiều sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Qua đó, các địa phương đã hình thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn; thúc đẩy liên kết theo chuỗi, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, để mở rộng diện tích rau an toàn ứng dụng công nghệ cao trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tập trung nguồn kinh phí khuyến nông để hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất rau an toàn và xây dựng mô hình tiến bộ kỹ thuật mới.
Đồng thời, Sở sẽ kết nối và khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết xây dựng các chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, đầu tư xây dựng cơ sở chế biến rau tại địa phương, tạo hiệu quả kinh tế cao.
Đổ dớn bắt cá đặc sản nơi đầu nguồn An Giang, còn đâu cảnh cá chạy dày đặc, mua được cả tấn Anh Điền (An Giang) cho biết: "Nước nổi, tôi chỉ mua duy nhất cá linh. Nhu cầu tiêu thụ thì nhiều, mà lượng cá linh chỉ còn khoảng 3 phần so với trước. Từ 8-9 giờ đến trưa, chắt mót từ nhiều nông dân, tôi gom chừng 100kg cá linh mỗi ngày, chớ nào dám mơ số lượng cả tấn nữa" Ngay hôm...