Trà Vinh: Thứ dừa đặc sản cơm vừa dẻo vừa thơm tăng giá mạnh bởi thương lái tranh nhau mua
Hơn tuần nay, giá dừa sáp tại tỉnh Trà Vinh được thu mua tại vườn từ 100.000 – 120.000 đồng/trái (tùy trọng lượng trái dừa), tăng từ 20.000 – 25.000 đồng/trái so với tháng 6 âm lịch do nhu cầu của rất nhiều du khách từ các nơi ngoài tỉnh đến huyện Cầu Kè trong dịp lễ hội Vu Lan và dịp Trung thu sắp đến.
Ông Thạch Sa My tại ấp Chông Nô I, xã Hòa tân, huyện Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh) cho biết, năm nào cũng vậy khi bước vào đầu tháng 7 âm lịch, các hàng quán, đại lý thu mua dừa sáp trong huyện bắt đầu gom hàng, tranh nhau tăng giá thu mua để phục vụ hàng ngàn du khách từ các nơi đến huyện Cầu Kè để dự lễ hội Vu Lan.
Nhờ vậy, giá dừa sáp được thu mua tại vườn tăng từ 20.000 – 25.000 đồng/trái so với tháng 6 âm lịch.
Video đang HOT
Ông Cao Văn Lùng (trái), xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh giới thiệu quả dừa sáp với du khách. Ảnh: Thanh Hòa/TTXVN
Ông Thạch Sa My chia sẻ, thường dừa sáp được trồng 5 – 6 năm tuổi mới cho trái, nhưng nhờ trồng theo quy trình VietGAP, thực hiện phương pháp thụ phấn trợ lực nên chỉ 4 năm dừa cho trái, đạt tỉ lệ 5 – 7 trái sáp/ buồng, cao hơn 30 – 40 % so với cách trồng truyền thống.
Cây dừa sáp ở từ 7 tuổi trở lên, một năm bình quân cho khoảng 120 – 150 trái với giá bán hiện thời thì mỗi cây dừa sáp cho thu nhập trên 10 triệu đồng/ năm.
Theo bà Ngô Thị Hồng Nghi, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh), dừa sáp ở huyện Cầu Kè đã được chứng nhận đạt VietGAP và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận công nhận thương hiệu cho Hợp tác xã Dừa sáp Hòa Tân.
Đây là Hợp tác xã đầu tiên chuyên trồng dừa sáp ở tỉnh Trà Vinh được chứng nhận sản xuất thực hành nông nghiệp tốt. Nhờ vậy, dừa sáp Cầu Kè có được lợi thế về đầu mối thu mua, cung ứng ra thị trường các tỉnh, thành trong cả nước.
Đáng lưu ý, kể từ năm 2019 đến nay, nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo tại địa phương đã mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị để chế biến món mức dừa sáp độc đáo, với giá bán 400.000 đồng/kg, nhưng cung không đủ cầu.
Đây là yếu tố lạc quan cho nhà vườn trong huyện Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh), mạnh dạn chuyển đổi diện tích vườn kém hiệu quả sang trồng dừa sáp nâng cao thu nhập.
Trà Vinh khuyến khích nông dân mở rộng diện tích và đa dạng các loại cây màu
Thực hiện khuyến khích của ngành nông nghiệp về tăng diện tích trồng màu để bù đắp thiệt hại cho cây lúa, cây màu bị ảnhhưởng hạn mặn, từ tháng 6 đến nay, hàng chục nghìn lượt hộ nông dân trong tỉnh Trà Vinh đã tập trung trồng mới hơn 24.300 ha màu trên những vùng đất cát, đất ven triền giồng cát, đất trồng lúa gò cao, đất trồng mía không tái vụ..., cho thu nhập từ 80 - 130 triệu đồng/ha/vụ.
Nhiều hộ gia đình thoát nghèo nhờ đầu tư trồng màu . Ảnh: Thanh Hoà - TTXVN
Theo khảo sát của Chi Cục trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, từ đầu tháng 7, tận dụng thời tiết mưa nhiều, nông dân ở các huyện vùng ven biển như Cầu Nang, Duyên Hải, Trà Cú, thị xã Duyên Hải đã mở rộng diện tích cây màu lương thực và thực phẩm tại những vùng đất cát, gò cát thiếu nước tưới trong mùa khô; đặc biệt là diện tích đất trồng mía không tái vụ ở huyện Trà Cú.
Điều đáng phấn khởi là nông dân trồng màu đều có thu nhập cao nhờ giá các loại rau màu như các loại cải xanh, xà lách, rau thơm, ớt chỉ thiên, lạc giống, ngô, dưa leo, đậu các loại, khoa môn... luôn ổn định ở mức cao từ 15.000 - 25.000 đồng/kg.
Bà Diệp Thị Thanh, ấp Cây Da, xã Đại An cho biết, do 0,3 ha đất trồng lúa của gia đình gò cao thêm bị hạn mặn nên gia đình không sản xuất vụ lúa Hè Thu mà chuyển sang trồng cây khoai môn sáp. Nhờ thời tiết mưa nhiều liên tục 3 tháng qua, khoai môn phát triển rất tốt giai đoạn cho củ, đạt 6 tấn củ. Giá môn sáp lúc này được thương lái thu mua dao động từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, gia đình bà Thanh thu lợi nhuận được hơn 35 triệu đồng.
Ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú cho biết, nông dân trong huyện không chỉ trồng màu trên đất lúa khó sản xuất, bị thiệt hại do hạn mặn, gần 2.000 hộ nông dân ở vùng mía nguyên liệu của huyện cũng đã chuyển đổi hơn 1.150 ha đất mía sang trồng rau màu các loại cho thu nhập thấp nhất từ 80 - 120 triệu đồng/ha/năm. Nhờ việc chuyển đổi này, nông dân trồng mía không bỏ hoang đất sản xuất, có thu nhập cao ổn định cuộc sống gia đình.
Theo Ông Phạm Minh Truyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, những tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng hạn mặn, gây thiệt hại giá cho ngành trồng trọt của tỉnh ước thiệt hại hơn 1.002; trong đó, sản lượng lúa mất trắng và gieo sạ không đạt kế hoạch thiệt hại hơn 948 tỷ đồng và sản lượng mía giảm 76.000 tấn, làm giảm nguồn thu khoảng hơn 53 tỷ đồng. Vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến khích nông dân mở rộng diện tích và đa dạng các loại cây màu để bù đắp nguồn thu nhập đã thiệt hại.
Hiện nay, nông dân trong tỉnh đang tiếp tục xuống giống cây màu, nhất là tại các địa phương có nhiều diện tích đất giồng cát, đất lúa ven triền giồng như tại huyện Duyên Hải và Cầu Ngang, thị xã Duyên Hải và Trà Cú. Hiện đã có khoảng hơn 4.200 ha diện tích cây lạc, củ cải trắng, bí đỏ, khoai lang Nhật, hành tím đã được xuống giống.
Tỉnh phấn đấu hỗ trợ, khuyến khích nông dân tăng diện tích trồng màu để đạt tổng diện tích cây màu cả năm khoảng 65.000 ha, tăng thêm giá trị cho ngành trồng trọt khoảng 84 tỷ đồng từ nay đến cuối năm.
Phục sát đất ông nông dân tỉnh Sơn La trồng thứ cam đặc sản ra quả như chùm sung Nhắc đến ông Hoàng Văn Chất, bản Củ 2 (xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) những người làm vườn ở huyện Mai Sơn, thậm chí là nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La không ai là không biết đến ông. Vườn cam đặc sản của ông Chất cây nào cây nấy ra quả sai từng chùm như chùm sung....