Trà Vinh ra mắt điểm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Cồn Hô
Cồn Hô có diện tích tự nhiên hơn 22ha, được thiên nhiên ban tặng lợi thế về tài nguyên phù sa, hệ sinh thái đa dạng, phong phú, các vườn trái cây trĩu quả, cùng hệ thực vật phong phú.
Khách du lịch thưởng thức các món ăn chế biến từ bưởi ở Cồn Hô. (Nguồn: dulichtravinh.com.vn)
Chiều 26/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh tổ chức lễ ra mắt điểm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Cồn Hô.
Cồn Hô thuộc địa phận xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh; có diện tích tự nhiên hơn 22ha, với 24 hộ dân gồm 49 nhân khẩu sinh sống.
Được bao bọc bởi dòng sông Cổ chiên và giáp các tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre, cùng vị trí nằm trên dòng chảy từ sông ra biển, Cồn Hô được thiên nhiên ban tặng lợi thế về tài nguyên phù sa, hệ sinh thái đa dạng, phong phú, các vườn trái cây trĩu quả, cùng hệ thực vật phong phú…
Vì vậy, theo các nhà nghiên cứu du lịch, Cồn Hô là “viên ngọc thô” có thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm khám phá.
Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh Dương Hoàng Sum ghi nhận những đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Du lịch, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại-Du lịch Đại Hưng cùng người dân Cồn Hô đã xây dựng thành công Điểm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Cồn Hô.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh mong muốn người dân Cồn Hô phát huy tình làng nghĩa xóm, bảo vệ cảnh quan môi trường, trồng hoa, chỉnh trang nhà cửa, đoàn kết và quyết tâm phát triển bền vững điểm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Cồn Hô.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu du lịch tiếp tục hỗ trợ Cồn Hô xây dựng thêm những sản phẩm, dịch vụ du lịch có sự khác biệt, nhất là các dịch vụ vui chơi giải trí, các sản phẩm nuôi trồng nông thủy sản sạch, sản phẩm quà tặng đáp ứng nhu cầu phục vụ và có thể giữ chân khách du lịch.
Điểm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Cồn Hô góp phần tạo sự phong phú cho các sản phẩm du lịch Trà Vinh.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Điểm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Cồn Hô phát triển, phục vụ khách tham quan.
Trà Vinh được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tỉnh nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, có 65km bờ biển, nhiều cù lao, cồn nổi với những đặc sản biển và trái cây quanh năm.
Bên cạnh đó, Trà Vinh có hơn 310.000 là đồng bào dân tộc Khmer, chiếm gần 32% dân số toàn tỉnh.
Đồng bào Khmer có rất nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc diễn ra trong năm như Ok Om Bok, Sene Đolta, Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay nên đây là điều kiện để địa phương phát triển du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc gắn với hoạt động lễ hội tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng tham quan thắng cảnh, sông nước miệt vườn…
Tuy nhiên thời gian qua, du lịch tỉnh Trà Vinh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, bởi nhiều hạn chế; trong đó, chủ yếu do kết cấu hạ tầng du lịch chưa đồng bộ, cơ sở vật chất du lịch còn thiếu, sản phẩm du lịch còn ít và chưa hoàn thiện, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế… nên chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch nhất là đối với khách quốc tế và khách lữ hành.
Tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới. Trà Vinh cũng vừa công bố Bộ nhận dạng Thương hiệu du lịch của tỉnh nhằm lấy ý kiến tham vấn rộng rãi để hoàn chỉnh.
Cụ thể, biểu trưng du lịch tỉnh Trà Vinh là “cánh hoa dầu;” khẩu hiệu du lịch tỉnh Trà Vinh là “Trà Vinh vùng đất thuận thiên”./.
Khám phá núi Cao Ly...
Không chỉ giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, huyện Bình Liêu còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều phong cảnh hữu tình, khí hậu, thời tiết trong lành là tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch. Một trong số đó là du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, khám phá núi Cao Ly.
Núi Cao Ly là địa điểm lý tưởng cho du lịch sinh thái, trải nghiệm, khám phá thiên nhiên.
Cao Ly là dãy núi cao, trải dài với diện tích trên 40km2. Một số khu vực trên núi là ranh giới tự nhiên của huyện Bình Liêu với huyện Hải Hà, Đầm Hà và các xã Đồng Văn, Húc Động, Hoành Mô, Đồng Tâm, Lục Hồn của huyện Bình Liêu. Cao Ly có 8 đỉnh núi cao hơn 1.000m so với mực nước biển, trong đó cao nhất là đỉnh Cao Xiêm với 1.429m. Nơi đây có tài nguyên rừng phong phú, là khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn nên khí hậu rất trong lành, mát mẻ. Nhiệt độ trung bình của núi Cao Ly thấp hơn ở thị trấn Bình Liêu 4 độ C, thấp hơn TP Hạ Long khoảng 6 độ C. Một số địa điểm trên núi có khoảng 1/3 số ngày trong năm mây mù bao phủ tạo nên cảnh quan rất đa dạng, là nơi "săn mây" lý tưởng của du khách.
Để khai thác tiềm năng du lịch, từ năm 2017, huyện Bình Liêu đã đầu tư, đưa vào sử dụng đường liên xã Húc Động - Đồng Văn đi qua vùng núi Cao Ly, con đường đi qua vùng đồng cỏ, rừng đầu nguồn và núi cao trên 1.000m. Sau khi được đầu tư, con đường đã mở ra cơ hội trải nghiệm thiên nhiên cho du khách.
Hoa mua nở tím dọc triền núi Cao Ly.
Ông Vi Ngọc Nhất, Phó Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bình Liêu cho biết, trong hơn 300.000 khách du lịch đã đến Bình Liêu giai đoạn 2015- 2020, ước tính đã có hơn 1/3 lượt khách trải nghiệm cung đường Húc Động - Đồng Văn để thưởng thức khí hậu trong lành, sự đa dạng của thiên nhiên, nhiều người đã tổ chức cắm trại qua đêm trên núi.
Do điều kiện tự nhiên đặc biệt như vậy nên vùng núi Cao Ly có tiềm năng lớn về phát triển du lịch, nghỉ dưỡng trên núi, chăn nuôi quy mô lớn và trồng cây, hoa xứ lạnh. Đơn cử như, Hợp tác xã Hoa Bình Liêu đang thực hiện dự án trồng hoa du lịch và sản xuất hoa tại bản Cao Sơn thuộc xã Hoành Mô (là bản vùng cao lưng chừng dãy núi Cao Ly). Trong đó có nhiều loại hoa chỉ thấy ở Sapa hoặc Đà Lạt cũng đã trồng thành công tại đây.
Núi Cao Ly hay còn gọi là núi Cô Đơn, nằm trong hệ thống vùng núi Cao Ly, cách trung tâm xã Húc Động hơn 10km. Điểm nhấn của Cao Ly vào thời điểm này chính là sắc tím của hoa mua. Từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8, men theo những ngả đường lên núi Cao Ly, hoa mua bung nở trên khắp các vạt đồi. Đây là một loài hoa có sức sống bền bỉ, mang vẻ đẹp giản dị nhưng lại say đắm lòng người.
Thỏa thích ngắm biển mây trên đỉnh Cao Ly.
Không chỉ có hoa mua, khi lên đây, du khách có thể tự tay mình hái những trái sim chín mọng, ngắm những đàn bò, dê đang tung tăng gặm cỏ giữa núi rừng, thoải mái hít hà không khí trong lành, khoáng đạt. Bên cạnh đó, du khách còn được trải nghiệm cảm giác khoan khoái, yên ả, hiền hòa khi ngắm nhìn những cánh đồng của người Dao, người Sán Chỉ uốn lượn dưới thung lũng đẹp đến nao lòng.
Du khách cũng có thể cắm trại, thưởng thức tiệc ngoài trời ngay dưới chân núi Cao Ly với địa hình khá bằng phẳng. Buổi sáng sớm, từ chỗ cắm trại, du khách chỉ mất khoảng 40 phút để leo lên đỉnh núi Cao Ly. Dọc đường leo, thi thoảng du khách sẽ bắt gặp những đợt mây mù mang theo không khí mát lạnh. Khi lên đến đỉnh núi, mọi mệt mỏi sẽ tan biến, đứng trên đỉnh núi, du khách có thể tận hưởng ánh nắng buổi ban mai hiền hòa, chiêm ngưỡng phong cảnh làng mạc hữu tình với ruộng lúa, rừng hồi, rừng quế, những mái nhà đất, ngói âm dương của người Dao, nhà đá, lán dê của người Sán Chỉ.
Không những vậy, Cao Ly cũng là điểm lý tưởng cho những ai thích săn mây. Vào ngày thời tiết đẹp, du khách có thể thỏa thích ngắm biển mây lãng đãng như lạc vào nơi bồng lai tiên cảnh.
Cao Ly rất thích hợp cho những cuộc cắm trại.
Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là khâu đột phá để tăng trưởng, phát triển bền vững, huyện Bình Liêu chủ trương xây dựng thương hiệu du lịch gắn với những nét độc đáo, đưa du lịch huyện trở thành "Điểm đến hấp dẫn và thân thiện". Hiện nay, huyện đang đẩy mạnh công tác quảng bá, phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới, hình thành các điểm du lịch văn hóa, lễ hội cũng như đa dạng hóa, hoàn thiện và phát triển mới các sản phẩm du lịch mạo hiểm, trải nghiệm; hình thành các khu du lịch sinh thái, xúc tiến kêu gọi các dự án đầu tư sản phẩm du lịch cao cấp... góp phần để Bình Liêu thực sự trở thành "địa chỉ đỏ" trên bản đồ du lịch Quảng Ninh, trong nước và quốc tế.
Có thể nói, với quỹ đất lớn, tiềm năng du lịch vùng núi khác biệt so với du lịch biển ở Quảng Ninh, vùng núi Cao Ly đang chờ đợi các nhà đầu tư tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng có.
Bắc Giang phát triển du lịch 'xanh' Có vị trí chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, lại được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh kỳ thú với những cánh rừng nguyên sinh và hệ động thực vật phong phú, Bắc Giang có nhiều điều kiện để phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Du lịch...