Trà Vinh: Nhà tình thương bị rao bán
Qua phản ánh của người dân, chúng tôi tìm về xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, (tỉnh Trà Vinh), nơi có nhiều hộ dân bán nhà tình thương.
Theo báo cáo mới nhất của Ban Thanh tra nhân dân xã Phong Thạnh, đến thời điểm này, đã phát hiện 9 căn nhà tình thương (thuộc Chương trình 134 và 167) được người dân đem bán. Được biết, trung bình mỗi căn nhà tình thương được xây với giá 30 triệu đồng nhưng khi bán “xác” nhà, người dân chỉ bán được với giá từ 3 đến 7 triệu đồng – một mức giá vô cùng rẻ mạt.
Tại xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, (tỉnh Trà Vinh) có tới 9 hộ bán nhà tình thương. Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng vì quá khó khăn nên bà con phải bán “xác” nhà với những cái giá rẻ mạt.
Căn nhà tình thương của con trai bà Ra giờ chỉ là một khoảng đất trống
Cực chẳng đã…
Qua phản ánh của quần chúng nhân dân, chúng tôi tìm về xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh), nơi có nhiều hộ dân bán nhà tình thương. Theo báo cáo mới nhất của Ban Thanh tra nhân dân xã Phong Thạnh, đến thời điểm này, đã phát hiện 9 căn nhà tình thương (thuộc Chương trình 134 và 167) được người dân đem bán. Những hộ dân bán nhà chủ yếu là người dân tộc Khmer. Được biết, trung bình mỗi căn nhà tình thương được xây với giá 30 triệu đồng nhưng khi bán “xác” nhà, người dân chỉ bán được với giá từ 3 đến 7 triệu đồng, tùy theo độ mới, cũ.
Bà Thạch Thị Ra, ngụ tại ấp 2 cho biết, con trai bà là Thạch Quết được cấp nhà tình thương năm 2009 (Chương trình 167), do mâu thuẫn tại địa phương nên anh Quết đã hành hung người khác phải đi tù. Ở nhà, phần nuôi 2 con nhỏ của anh Quết, phần phải lo tiền hỗ trợ cho người bị anh Quết hành hung, kinh tế lại quá khó khăn, không có đất làm ruộng lại không có nghề nên bà Ra đã phải bán “xác” nhà để trang trải cuộc sống.
Video đang HOT
Bà Ra cho biết: “Tôi không biết nhà tình thương là không được bán. Lâu nay, tiền nuôi 2 đứa nhỏ đã không có. Từ khi bố bọn nhỏ đi tù, vợ nó thấy thế cũng bỏ nhà đi luôn. Hai vợ chồng già phải làm thêm nuôi 2 đứa nhỏ, khổ lắm. Bí quá tôi phải bán nhà. Không biết sau khi ở tù về, thằng con tôi sẽ ở đâu đây?”. Theo bà Ra, căn nhà của anh Quết được xây dựng với số tiền gần 17 triệu đồng, trong đó 8 triệu đồng là vay của ngân hàng. Nhưng khi bán nhà, người mua chỉ trả…3 triệu đồng cho một đống nguyên vật liệu. Rồi đây, không biết tiền của ngân hàng đến chừng nào bà Ra mới trả nổi?
Qua tiếp xúc với người dân ở đây thì những người được cấp nhà đều cho rằng chính quyền không cấm bán nhà tình thương! Nhiều người dân còn cho biết, những ngôi nhà được xã cấp đều không có quyết định cấp nhà và không thấy cán bộ nói là không được bán. Trong khi đó, một số hộ dân mua lại nhà tình thương cũng cho biết những ngôi nhà này không đề biển là nhà tình thương nên không biết, thấy rẻ thì mua… Hầu hết các hộ bán nhà đều do đời sống kinh tế khó khăn. Bà Nguyễn Thị Tuyển, ngụ tại ấp 2 được cấp nhà tình thương (thuộc Chương trình 134). Do đời sống gặp nhiều khó khăn, đứa con gái là Thạch Thị Thanh Hà bị bệnh hiểm nghèo nên bà đành bán căn nhà với giá 3,2 triệu đồng để lấy tiền chữa trị cho con. “May mà nay nó khỏi bệnh! Thời gian qua, mẹ con tôi cất tạm nhà lá trên mảnh đất cũ để ở tạm, kinh tế vẫn bấp bênh chưa biết ngày sau sẽ thế nào…”, bà Tuyển ngậm ngùi.
Chính quyền “bó tay”?
Lặn lội xuống một số khu dân cư, chúng tôi nhận thấy, số nhà tình thương được bán nằm rải rác từ ấp 1 đến ấp 3 của xã Phong Thạnh. Ở ấp 2, có khoảng 900 hộ dân thì có tới 400 hộ nghèo và khoảng 100 hộ cận nghèo. Ông Đoàn Minh Triều, Trưởng Ban Thanh tra nhân dân xã Phong Thạnh cho biết: Năm 2008, chúng tôi có phát hiện trường hợp một hộ bán nhà tình thương và có báo với xã, nhưng xã chậm giải quyết và cũng không có hướng chỉ đạo, nên một số người dân khác thấy thế làm theo. Cao trào bán nhiều nhất khoảng thời gian từ năm 2011 – 2012…
Hỏi nguyên nhân vì sao bà con bán nhà ồ ạt, ông Triều phân trần, do đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, một bộ phận người dân nhận thức về vấn đề này còn kém, ỉ lại, trông chờ vào Nhà nước sẽ “tiếp tục hỗ trợ”. Nhưng để xảy ra tình trạng bán nhà này, trách nhiệm trước tiên thuộc về các trưởng ấp. “Cụ thể ở ấp 2, trước đây, trưởng ấp làm việc không hiệu quả, thiếu công bằng mất uy tín đối với quần chúng nhân dân nên đã bị cách chức. Tôi mong rằng đó là bài học để các ấp nhìn lại mình, quan tâm hơn đến đời sống của người dân. Và dù ở cấp nào đi nữa nhưng khi xã đã để xảy ra tình trạng này, đó hoàn toàn là thiếu sót của chúng tôi…”, ông Triều khẳng định.
Trong khi đó, theo phản ánh của nhiều người dân, thời gian qua, xã Phong Thạnh đã bình xét và cấp nhà tình thương (Chương trình 167) cho chị Hồ Thị Ngọc Loan ở ấp 1, nhưng đến khi có nhà thì chị Loan đã thoát nghèo và khá lên, không hiểu sao xã vẫn để cho chị Loan nhận và chị Loan đã cho em gái mình là Hồ Thị Phương Kiều căn nhà (chị Kiều là hộ khá giả), trong khi nhiều hộ nghèo khác chưa có nhà để ở.
Đem chuyện dân bán nhà tình thương trao đổi với ông Nguyễn Thành Tâm, Bí thư huyện ủy Cầu Kè, ông Tâm cho biết: Sau khi nắm được tình hình, chúng tôi đã đề nghị các xã rà soát kỹ lại những trường hợp trên, yêu cầu các xã không được để xảy ra trường hợp bán nhà tình thương, đồng thời vận động và tuyên truyền người dân không được bán nhà tình thương. Đối với những trường hợp đã mua nhà tình thương, chúng tôi chỉ đạo cho các xã lập biên bản thu hồi tài sản của những người mua. “Người mà đi mua lại nhà tình thương với những giá rẻ mạt như vậy là những người cơ hội…”, ông Tâm khẳng định.
Theo VNN
Cây xăng găm hàng: Bổn cũ soạn lại?
Trong các ngày 25 và 26/8, theo ghi nhận của phóng viên tại các tỉnh Bình Dương, Bạc Liêu, trên địa bàn hai tỉnh này, nhiều cây xăng có biểu hiện "găm hàng" chờ tăng giá.
Tại Bình Dương, hiện tượng bất thường đã xảy ra ở một số cây xăng đó là tình trạng treo bảng thông báo hết xăng, máy hư, do cúp điện... xảy ra ngày càng nhiều trên địa bàn các huyện, thị trấn gây bức xúc cho người tiêu dùng tìm nơi đổ xăng rất khó khăn.
Ghi nhận trên đường Tỉnh lộ 747 đi qua thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên có đến ba cây xăng nằm cách nhau chỉ khoảng 2-3km như cây xăng Quảng Phương, Tân Ba và Phước Tèo đồng loạt treo bảng thông báo nghỉ bán vì một số lý do khác nhau như hết xăng, máy hỏng...
Chiều cùng ngày, phóng viên quan sát tại thị xã Dĩ An cũng có một số cây xăng đóng cửa cũng nêu ra lý do cúp điện, hết hàng. Cụ thể tại trạm xăng dầu số 3 thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cần Giờ thông báo cúp điện nghỉ bán cả ngày.
Trao đổi với phóng viên về sự bất thường này, ông Trần Văn Tùng, Phó Chi cục trưởng quản lý thị trường tỉnh Bình Dương cho biết có hiện tượng một số cây xăng ngừng bán hoặc bán hạn chế là do ảnh hưởng tâm lý từ thông tin đề nghị tăng lên thêm hơn 1.000 đồng/lít nên có một số cây xăng không dám nhập nhiều xăng.
Nhiều cây xăng có biểu hiện "găm hàng" chờ tăng giá (Ảnh minh họa)
Ông Tùng cho biết thêm, hiện nay có quy định hạn mức từ nhà cung cấp đầu mối cho các cây xăng (tính bình quân trong 3 tháng) nhằm giữ bình ổn thị trường, cho nên các trạm xăng chỉ bán nhỏ giọt để nghe ngóng thị trường và nếu nhập nhiều về bán sau khi giá xăng tăng lên không còn hạn mức nữa thì không được tiếp tục cho nhập xăng.
Theo ông Tùng hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương có trên 400 cây xăng nhưng mới có một số cây xăng ngừng bán, tỷ lệ đóng cửa chỉ ở mức rải rác nên không ảnh hưởng làm xáo trộn lớn cho thị trường tiêu thụ.
Ông Tùng khẳng định trong thời gian tới, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương sẽ thường xuyên kiểm tra giám sát xử lý nghiêm nếu phát hiện ngừng bán để đầu cơ, đồng thời phải có hướng đề xuất các công ty đầu mối cung ứng xăng dầu đầy đủ hơn cho các trạm xăng để thị trường không bị dao động đóng cửa làm ảnh hưởng cho thị trường tiêu thụ.
Liên tục trong hai ngày 25 và 26/8, nhiều cây cửa hàng xăng dầu ở Bạc Liêu xảy ra tình trạng mở cửa trễ, đóng cửa sớm hoặc gắn bảng thông báo hết xăng, làm cho người dân không chỉ ngỡ ngàng mà gây không ít khó khăn khi tìm mua xăng dầu phục vụ đi lại, sinh hoạt, sản xuất...
Theo người dân phản ánh, một số cây xăng "đột nhiên" đóng cửa sớm vào buổi tối, còn buổi sáng thì cũng mở cửa bán hàng trễ hơn mọi hôm. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên thì tất cả các cây xăng ở thành phố Bạc Liêu đều treo bảng thông báo quy định giờ mở, đóng cửa. Nhưng tùy theo mỗi cây xăng, chủ cửa hàng quy định giờ giấc khác nhau.
Mặc dù đã niêm yết giờ mở, đóng cửa cụ thể, nhưng những ngày qua các cây xăng này không thực hiện đúng quy định. Tình trạng này xảy ra ở các cây xăng ven thành phố, các huyện, vùng nông thôn tương đối nhiều. Đã có không ít cây xăng ở các huyện, vùng ven thành phố đóng cửa "găm hàng" chờ giá, khi có thông tin các doanh nghiệp đang đề xuất Bộ Tài chính tiếp tục tăng giá xăng A92 lên thêm 1.200 đồng/lít.
Cụ thể, khi phóng viên ghé vào đại lý xăng đâu Đạt Tâm (ấp 15, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình), trưa ngày 25/8, thì cây xăng này đã đóng cửa trước đó, thông báo là hết xăng. Khi đến cây xăng Trà Kha, đường Võ Thị Sáu, phường 8, thành phố Bạc Liêu trước 17 giờ ngày 26/8 thì cũng đóng cửa. Theo các người dân ở đây cho biết, các cây xăng này đã mở, đóng cửa rất sớm "bất thường" trong nhiều ngày qua.
Theo Sở Công Thương Bạc Liêu, toàn tỉnh có hơn 200 đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Hiện tại, lượng xăng dầu không khan hiếm, đảm bảo đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở địa phương. Trước tình trạng trên, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo Sở Công Thương, Chi cục quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử phạt nghiêm các trường hợp có biểu hiện "găm hàng" chờ tăng giá gây khó khăn cho người dân.
Đặc biệt hiện nay, Bạc Liêu đang thu hoạch rộ diện tích lúa Hè Thu, chuẩn bị xuống giống vụ Thu Đông, vào mùa khái thác đánh bắt thủy sản trên biển... phần lớn sản xuất phụ thuộc vào cơ giới, máy móc nên sử dụng lượng xăng, dầu khá lớn. Vì vậy, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bị dán đoạn trong sản xuất, kinh doanh vì yếu tố đầu cơ, thu lợi bất chính, mà làm ảnh hưởng đời sống, sản xuất của người dân.
Theo VNE
Còn nhiều khu nhà gỗ... chờ cháy Đến 12h trưa nay (278), đã có 1935 hộ gia đình trong khu nhà bị cháy hôm 268 được nhận căn hộ tại khu tái định cư A2 Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội). Còn những ngôi nhà gỗ ở phường Chương Dương (Hà Nội) đang chờ... cháy. Ảnh: P.L Đến chiều nay (27/8), công tác thống kê vẫn đang được tiến...