Trà Vinh: Lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng được hỗ trợ khó khăn
Chồng của bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (phường 5, TP Trà Vinh) là thợ hàn sắt (lao động tự do) làm nhà tiền chế, là nguồn lao động nuôi ba mẹ già trên 80 tuổi và con nhỏ.
Do dịch bệnh COVID-19 địa phương phải thực hiện cách ly xã hội, chồng bà không đi làm được. Bà Quỳnh hỏi, gia đình bà có được hỗ trợ tiền không?
Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh trả lời như sau:
Video đang HOT
Căn cứ Khoản 11 Mục III Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 13/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, và để thống nhất hướng dẫn triển khai nhóm chính sách lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, ngày 11/8/2021, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Trà Vinh ban hành Công văn số 1645/SLĐTBXH-LĐVLGDNN, có nêu hướng dẫn “người làm trong lĩnh vực xây dựng”.
Đề nghị chồng của bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh liên hệ với Ủy ban nhân dân phường 5, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh để được hướng dẫn, nếu đủ điều kiện sẽ được giải quyết hỗ trợ theo quy định.
Bình Phước, Bình Thuận hỗ trợ người lao động khó khăn do dịch COVID-19
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền vừa ký ban hành công văn hỏa tốc về việc hỗ trợ công dân Bình Phước gặp khó khăn do dịch COVID-19 đang ở lại TP Hồ Chí Minh, hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.
Tỉnh Bình Phước kéo dài thời gian cách ly xã hội Chỉ thị 16 thêm 7 ngày kể từ 0 giờ ngày 2/8 để phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh minh họa: K gửi H/TTXVN
* Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương rà soát, lập danh sách công dân của tỉnh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật đang bám trụ ở TP Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương do chấp hành việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, những người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật đang ở tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai sẽ được UBND tỉnh Bình Phước hỗ trợ 1 lần với mức 1 triệu đồng/người, thông qua dịch vụ chuyển tiền bưu điện.
Trên cơ sở số lượng tổng hợp từ cấp cơ sở và nguồn kinh phí địa phương, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính tỉnh Bình Phước tham mưu hỗ trợ cụ thể đối với những lao động bị mất việc làm, không có thu nhập, không có nguồn tài chính dự trữ và sinh viên thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không đủ nguồn cung cấp trang trải chi phí sinh hoạt trong thời gian giãn cách.
Tỉnh Bình Phước là một trong 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang thực thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Đến sáng 6/8, trên địa bàn Bình Phước đã ghi nhận 249 ca mắc COVID-19 tại tất cả 11 huyện, thị xã, thành phố.
* Sáng 6/8, Văn phòng Tỉnh ủy Bình Thuận đã gửi thông báo kết luận của Thường trực Tỉnh ủy đến Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các huyện, thị, thành trong tỉnh về việc hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.
Theo đó, Thường trực Tỉnh ủy thống nhất chủ trương để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chi hỗ trợ cho hộ nghèo trong toàn tỉnh và người cao tuổi nghèo không có người phụng dưỡng do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý từ nguồn Quỹ Phòng, chống dịch COVID-19 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh quản lý. Cụ thể, địa phương sẽ hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ nghèo và 1 triệu đồng/người cao tuổi nghèo không người phụng dưỡng; khẩn trương hoàn thành việc hỗ trợ cho các đối tượng nêu trên trước ngày 15/8/2021.
Theo thống kê của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, tỉnh Bình Thuận có khoảng 4.363 hộ nghèo và khoảng 310 người cao tuổi nghèo không có người phụng dưỡng do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. Dự kiến, tổng số tiền hỗ trợ cho hộ nghèo và người cao tuổi nghèo không người phụng dưỡng là khoảng 4,6 tỷ đồng.
Trước đó trong tháng 7/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, kết quả rà soát cho thấy, tỉnh hiện có trên 72.000 người thuộc đối tượng được hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết số 68.
Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế, tính đến 7 giờ ngày 6/8, tỉnh có 987 trường hợp mắc COVID-19; thị xã La Gi có số ca mắc nhiều nhất với 833 ca mắc. Tỉnh Bình Thuận đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ tại thành phố Phan Thiết và thị xã La Gi; các huyện còn lại áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15.
Không để người dân thiếu đói và tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất Dịch COVID-19 càng phức tạp thì cần đẩy nhanh việc triển khai hỗ trợ theo Nghị quyết 68, Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch, với mục tiêu không để người dân bị thiếu đói, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì...