Trà Vinh khuyến khích nông dân mở rộng diện tích và đa dạng các loại cây màu
Thực hiện khuyến khích của ngành nông nghiệp về tăng diện tích trồng màu để bù đắp thiệt hại cho cây lúa, cây màu bị ảnhhưởng hạn mặn, từ tháng 6 đến nay, hàng chục nghìn lượt hộ nông dân trong tỉnh Trà Vinh đã tập trung trồng mới hơn 24.300 ha màu trên những vùng đất cát, đất ven triền giồng cát, đất trồng lúa gò cao, đất trồng mía không tái vụ…, cho thu nhập từ 80 – 130 triệu đồng/ha/vụ.
Nhiều hộ gia đình thoát nghèo nhờ đầu tư trồng màu . Ảnh: Thanh Hoà – TTXVN
Theo khảo sát của Chi Cục trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, từ đầu tháng 7, tận dụng thời tiết mưa nhiều, nông dân ở các huyện vùng ven biển như Cầu Nang, Duyên Hải, Trà Cú, thị xã Duyên Hải đã mở rộng diện tích cây màu lương thực và thực phẩm tại những vùng đất cát, gò cát thiếu nước tưới trong mùa khô; đặc biệt là diện tích đất trồng mía không tái vụ ở huyện Trà Cú.
Điều đáng phấn khởi là nông dân trồng màu đều có thu nhập cao nhờ giá các loại rau màu như các loại cải xanh, xà lách, rau thơm, ớt chỉ thiên, lạc giống, ngô, dưa leo, đậu các loại, khoa môn… luôn ổn định ở mức cao từ 15.000 – 25.000 đồng/kg.
Bà Diệp Thị Thanh, ấp Cây Da, xã Đại An cho biết, do 0,3 ha đất trồng lúa của gia đình gò cao thêm bị hạn mặn nên gia đình không sản xuất vụ lúa Hè Thu mà chuyển sang trồng cây khoai môn sáp. Nhờ thời tiết mưa nhiều liên tục 3 tháng qua, khoai môn phát triển rất tốt giai đoạn cho củ, đạt 6 tấn củ. Giá môn sáp lúc này được thương lái thu mua dao động từ 15.000 – 20.000 đồng/kg, gia đình bà Thanh thu lợi nhuận được hơn 35 triệu đồng.
Ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú cho biết, nông dân trong huyện không chỉ trồng màu trên đất lúa khó sản xuất, bị thiệt hại do hạn mặn, gần 2.000 hộ nông dân ở vùng mía nguyên liệu của huyện cũng đã chuyển đổi hơn 1.150 ha đất mía sang trồng rau màu các loại cho thu nhập thấp nhất từ 80 – 120 triệu đồng/ha/năm. Nhờ việc chuyển đổi này, nông dân trồng mía không bỏ hoang đất sản xuất, có thu nhập cao ổn định cuộc sống gia đình.
Theo Ông Phạm Minh Truyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, những tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng hạn mặn, gây thiệt hại giá cho ngành trồng trọt của tỉnh ước thiệt hại hơn 1.002; trong đó, sản lượng lúa mất trắng và gieo sạ không đạt kế hoạch thiệt hại hơn 948 tỷ đồng và sản lượng mía giảm 76.000 tấn, làm giảm nguồn thu khoảng hơn 53 tỷ đồng. Vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến khích nông dân mở rộng diện tích và đa dạng các loại cây màu để bù đắp nguồn thu nhập đã thiệt hại.
Hiện nay, nông dân trong tỉnh đang tiếp tục xuống giống cây màu, nhất là tại các địa phương có nhiều diện tích đất giồng cát, đất lúa ven triền giồng như tại huyện Duyên Hải và Cầu Ngang, thị xã Duyên Hải và Trà Cú. Hiện đã có khoảng hơn 4.200 ha diện tích cây lạc, củ cải trắng, bí đỏ, khoai lang Nhật, hành tím đã được xuống giống.
Tỉnh phấn đấu hỗ trợ, khuyến khích nông dân tăng diện tích trồng màu để đạt tổng diện tích cây màu cả năm khoảng 65.000 ha, tăng thêm giá trị cho ngành trồng trọt khoảng 84 tỷ đồng từ nay đến cuối năm.
Giá lợn hơi nhiều nơi lao dốc, ở đây có loại thịt lợn giữ giá kỷ lục 200.000 đồng/kg
Trong khi nhiều nơi giá lợn hơi đã giảm về dưới 80.000 đồng/kg thì giá thịt lợn đen trên địa bàn miền Tây Nghệ An, như Kỳ Sơn, Tương Dương... (tỉnh Nghệ An) hiện có giá từ 150.000 - 200.000 đồng/kg, song vẫn không có nhiều mà mua.
Video đang HOT
Lợn đen miền Tây Nghệ An hiện có giá từ 150.000 đến 200.000 đồng/kg. Ảnh: Xuân Hoàng
Mặc dù hiện nay giá thịt lợn trên thị trường đang giảm nhưng trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, Tương Dương... giá thịt lợn vẫn neo ở mức cao kỷ lục.
Ông Cụt Văn Long - Chủ tịch UBND xã Bắc Lý (Kỳ Sơn) cho biết: Sau dịch tả lợn châu Phi, số lượng lợn trên địa bàn xã rất ít; giá thịt lợn hơi loại trên 30kg có giá 150.000 đồng/kg, loại lợn dưới 30kg có giá gần 200.000 đồng/kg. Hiện nay, người dân trên địa bàn xã muốn ăn thịt lợn đen cũng không có để mua.
"Những gia đình có công buổi, nhất thiết phải có thịt lợn thì phải đặt mua từ các địa phương khác mới có" - ông Cụt Văn Long chia sẻ.
Số lợn nái trên địa bàn vùng cao Nghệ An không còn nhiều, nên lợn giống đắt đỏ. Ảnh: Xuân Hoàng
Là địa phương chăn nuôi lợn nhiều nhất huyện Kỳ Sơn, thời điểm này, nhiều bản ở xã Hữu Kiệm vẫn duy trì được đàn lợn khá nhiều. Tuy nhiên, để có lợn giống địa phương nuôi, người dân phải chấp nhận mua với giá đắt. Ông La Văn Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Hữu Kiệm cho biết, giống lợn đen địa phương chỉ có 3 - 4 kg mà bán với giá 2 triệu đồng, nhưng không có để mua.
Lợn đen địa phương đang hiếm, vì vậy các thương lái vận chuyển lợn từ xuôi lên giết mổ bán thịt tại các chợ. Theo tìm hiểu được biết, thịt lợn vận chuyển từ xuôi lên bán tại chợ dao động từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.
Thương lái vận chuyển lợn từ xuôi lên các huyện miền Tây Nghệ An để giết mổ. Ảnh: Quang An
Tại chợ Mường Xén (Kỳ Sơn) có gần 10 quầy bán thịt lợn nhưng không hề có thịt lợn đen địa phương, mà 100% là lợn chuyển từ xuôi lên. Theo những người bán thịt lợn ở đây cho hay, do dân bản không có lợn đen bán nên phải mổ lợn từ xuôi lên.
"Nếu có lợn đen địa phương mổ thịt thì giá thịt 200.000 đồng/kg", một tiểu thương bán thịt lợn cho biết.
Trên địa bàn huyện Tương Dương cũng vậy, một số thương lái giết mổ lợn cho biết, đối với lợn đen địa phương, thỉnh thoảng mới bắt được 1 con, nhưng giá 150.000 đồng/kg.
Do lợn đen địa phương không có bán, nên thương lái chợ Mường Xén, huyện Kỳ Sơn chủ yếu mổ lợn xuôi lên để cung cấp thực phẩm cho người dân. Ảnh: Quang An
Ông Nguyễn Xuân Trường - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kỳ Sơn cho biết: Đàn lợn của địa phương phát triển chậm, nguyên nhân do dịch tả lợn châu Phi nên lợn giống khan hiếm, trong khi đó, số lợn nái trên địa bàn huyện còn rất ít. Thời điểm tháng 8 này, huyện Kỳ Sơn còn khoảng 23.000 con lợn.
Liệu Đồng bằng sông Cửu Long có thể ngọt lại? Cách nay chừng 10 năm, nếu ai nói chuyện ĐBSCL oằn mình trong cơn hạn nặng, đối với nhiều người, không khác gì chuyện viễn tưởng. Sự đỏng đảnh của thời tiết, sự khó lường của khí hậu và những cơn tai biến bất ngờ xuất hiện ngày càng nhiều, cứ như thể thiên nhiên đang đưa ra lời cảnh báo không thể...