Trà Vinh khuyến cáo dừng thả nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh đang chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh và yêu cầu các xã vùng ven biển thuộc các huyện Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải đẩy mạnh việc tuyên truyền, khuyến cáo nông dân dừng thả nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
Nuôi tôm siêu thâm canh mật độ cao tại thị xã Duyên Hải. Ảnh minh họa: Thanh Hòa/TTXVN
Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, từ đầu tháng 10/2022 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh liên tục có mưa lớn, lượng nước từ thượng nguồn đổ về trên các nhánh sông rất lớn, gây triều cường và làm biến động mạnh môi trường nước, gây bất lợi cho tôm nuôi vùng nước mặn và lợ trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, trong 10 ngày vừa qua, vùng nuôi tôm trong tỉnh đã bị thiệt hại hơn 193 triệu con tôm sú và 874 triệu con tôm thẻ chân trắng, với tổng diện tích hơn 1.880 ha. Tôm chết hầu hết trong giai đoạn 20 – 30 ngày tuổi do nhiễm bệnh đỏ thân, đốm trắng, phân trắng và hoại tử gan tụy.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Văn Quốc, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh, thời tiết trên địa bàn tỉnh Trà Vinh dự báo tiếp tục còn có nhiều cơn mưa lớn kéo dài và triều cường dâng cao vào thời điểm các con nước lớn trong tháng trên các sông. Đây là yếu tố bất lợi về môi trường nước, tác động rất xấu đến sức khỏe tôm nuôi, dễ gây ra dịch bệnh, nhất là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột trên tôm.
Điều cần quan tâm đối với người nuôi tôm hiện nay là cần quản lý tốt hơn nữa môi trường nước từ nguồn cấp, trong ao nuôi và xả thải. Người nuôi tôm thường xuyên theo dõi kết quả quan trắc môi trường nước của ngành chuyên môn được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cùng với đó, theo dõi chặt chẽ sức khỏe tôm nuôi để kịp thời phòng trị và xử lý tránh phát sinh dịch bệnh. Từ nay đến cuối năm dự báo tình hình nuôi tôm vùng nước mặn và lợ trong tỉnh sẽ gặp nhiều bất lợi về thời tiết, môi trường. Vì vậy, các hộ nuôi tôm đã thu hoạch không nên thả tôm giống nuôi tái vụ mà nên xử lý vệ sinh ao nuôi đúng kỹ thuật và chuyển sang nuôi một số loài thủy sản khác như cua biển, sò huyết… để đảm bảo nguồn thu nhập.
Tính đến đầu tháng 10/2022, nông dân trong tỉnh Trà Vinh thả nuôi gần 1,5 tỷ con tôm sú giống và 5,38 tỷ con tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích hơn 31.000 ha; trong đó có hơn 1.070 ha tôm thẻ chân trắng được nuôi thâm canh mật độ cao.
Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở các đoạn đê bao ven sông Hậu
Ngày 11/10, UBND tỉnh Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở các đoạn đê bao ven sông Hậu (trên địa bàn xã Ninh Thới, Hòa Tân, huyện Cầu Kè) với tổng chiều dài 312 m.
Các đoạn đê vỡ và những đoạn đê xung yếu đã được gia cố. Ảnh: TTXVN phát
Trước đó, UBND tỉnh Trà Vinh đã công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở các đoạn đê bao sông Tân Dinh và sông Bông Bót thuộc xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè với tổng chiều dài 170 m.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Nguyễn Trung Hoàng, triều cường dâng cao, dòng chảy mạnh kết hợp với mưa lớn kéo dài, thường xuyên đã làm sạt lở, ăn sâu vào chân đê bao một số khu vực ở các địa bàn trên từ 2 - 5 m. Những khu vực này có nền đất yếu, phía ngoài sông không có đai rừng bảo vệ bờ nên tốc độ sạt lở rất nhanh và nguy hiểm.
Tại xã Ninh Thới, sáng 10/10, triều cường dâng cao đã làm vỡ 7 đoạn đê ven sông Hậu dài 80 m, nước tràn qua đê gây ngập hơn 37 ha vườn cây ăn trái của 69 hộ dân. Tại xã Hòa Tân, triều cường gây ngập cục bộ một số điểm tại ấp Hội An và An Bình, ảnh hưởng 24 ha đất vườn của 35 hộ dân. Nhiều nơi trên địa bàn xã, triều cường lên cao gần bằng mặt đê. Nếu các đoạn sạt lở này không được khắc phục kịp thời trước các đợt triều cường dâng cao và mưa, bão vào cuối năm 2022, nguy cơ vỡ đê bao là rất cao, đe dọa đến tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, nhà ở, cơ sở hạ tầng và nguy cơ ảnh hưởng 429 ha vườn cây ăn trái của 537 hộ dân trong khu vực.
Cùng với biện pháp cắm biển báo, cảnh báo các khu vực sạt lở, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình sạt lở tại khu vực này, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở; chuẩn bị vật tư, nhân lực, phương tiện, sẵn sàng ứng phó, xử lý diễn biến sự cố sạt lở; tuyên truyền vận động các hộ dân nằm trong khu vực sạt lở di dời đến nơi an toàn theo đúng quy định.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với địa phương theo dõi diễn biến sạt lở, xây dựng sẵn sàng phương án hộ đê; thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình diễn biến sạt lở, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo xử lý kịp thời. Cùng với đó, đơn vị khảo sát, tham mưu, đề xuất các giải pháp phi công trình và công trình xử lý khẩn cấp sạt lở nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo đảm an toàn dân sinh và sản xuất của người dân địa phương.
Phát hiện quả bom nặng 350kg còn nguyên ngòi nổ trên bãi biển Trà Vinh Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Trà Vinh cho biết đã thu gom, xử lý an toàn 1 quả bom do người dân phát hiện trên bãi biển Trà Vinh. Lực lượng công binh thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Trà Vinh xử lý an toàn quả bom nặng 350kg - Ảnh: A.X. Chiều 7-10, tin từ Bộ chỉ huy quân sự...