Trà Vinh cứu 4 ngư dân gặp nạn trôi dạt trên biển
Khoảng 2 giờ 30 ngày 14/4, Đồn Biên phòng 626 cùng ba tàu cá của ngư dân ở xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã kịp thời cứu sống 4 ngư dân gặp tai nạn bị trôi dạt trên biển.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Đồn Biên phòng 626 cũng bắt giữ được tàu Trung Hải 36, phương tiện gây ra tai nạn nhưng không tổ chức cứu người mà còn có hành vi chạy trốn.
Theo Đồn Biên phòng 626, khoảng 0 giờ 15 cùng ngày, tàu Trung Hải 36 trên đường từ cảng Cần Thơ ra biển. Khi đến khu vực phao số 1, cách cửa sông Động Cao, thuộc địa phận xã Đông Hải khoảng 5 hải lý về phía Đông Bắc, do không đi đúng luồng đã đâm vào dãy hàng đáy biển của ông Nguyễn Văn Vẹn, ngụ ấp Động Cao, làm sập 21 hàng đáy.
Bốn ngư dân đang ở trên chòi canh hàng đáy bị rơi xuống biển và trôi tự do trong thời tiết gió Đông Bắc đến cấp 4, thủy triều đang xuống và chảy siết. Sau khi gây ra tai nạn, tàu Trung Hải 36 không dừng lại cứu người mà vẫn tiếp tục hành trình.
Video đang HOT
Nhận được tin báo của ngư dân, Đồn Biên phòng 626 đã thông tin liên lạc với các tàu cá đang hoạt động gần khu vực xảy ra tai nạn và chỉ đạo Trạm kiểm soát biên phòng Động Cao huy động ba tàu cá trong bờ, cùng 27 ngư dân tham gia tìm kiếm cứu nạn và đuổi theo tàu Trung Hải 36. Sau gần 2 giờ tìm kiếm, lực lượng cứu nạn đã tìm thấy và cứu vớt được 4 ngư dân đưa vào bờ an toàn.
Tàu Trung Hải 36 cũng bị lực lượng Trạm kiểm soát biên phòng Động Cao chặn giữ lại cách nơi xảy ra tai nạn khoảng hơn 1 hải lý. Vụ việc đang được Đồn Biên phòng 626 tiếp tục xử lý theo đúng chức năng và trình tự pháp luật./.
Theo TTXVN
Siêu mặt trăng tối nay rất khác hôm 19-3
Ngày 17-4 tới, một lần nữa, Mặt Trăng sẽ lại ở rất gần Trái Đất. Hiện tượng này có tác động đến thủy triều khiến nhiều người lo ngại TP.HCM sẽ gặp nguy.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, do mức độ tác động không lớn nên vào ngày này, ảnh hưởng thủy triều đối với TPHCM là không đáng lo ngại.
Không trùng lặp
Ông Nguyễn Đức Phường, Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam giải thích: Việc Mặt Trăng và Trái Đất đến gần nhau không phải là hiện tượng lạ. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất không phải theo quỹ đạo tròn mà theo quỹ đạo hình elip vì thế có lúc Mặt Trăng ở xa Trái Đất (viễn điểm) lúc lại ở rất gần Trái Đất (cận điểm). Trong mỗi chu kỳ quỹ đạo, Mặt Trăng đều đi qua cận điểm và viễn điểm.
Siêu trăng ngày 17-4 không giống với siêu trăng ngày 19-3
Nghĩa là, trong mỗi chu kỳ quỹ đạo, Mặt Trăng và Trái Đất cũng ở gần với nhau nhất tại một thời điểm nào đó. Đôi khi do ngẫu nhiên Mặt Trăng và Trái Đất ở gần nhau vào đúng ngày rằm (ngày 19-3 vừa qua là một ví dụ). Khi đó người ta gọi sự trùng hợp này là "siêu Mặt Trăng" bởi do rơi vào đúng ngày rằm nên Mặt Trăng sẽ sáng và lớn hơn ngày thường (ngày 19-3 vừa qua, Mặt Trăng sáng hơn khoảng 30% và to hơn bình thường khoảng 14%).
Dự kiến vào ngày 17-4 này, Mặt Trăng không sát Trái Đất như ngày 19-3, vì thế độ sáng chỉ hơn khoảng 20% và to hơn khoảng 10% so với ngày bình thường.
Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam còn cho biết thêm, có sự khác biệt giữa hiện tượng ngày 19-3 và ngày 17-4 này. Vào ngày 19-3, hiện tượng này đặc biệt bởi nó rơi vào đúng thời điểm trăng rằm. Ngày 19-3, trăng rằm đạt tới vào lúc 18h11 UTC (khoảng hơn 1h sáng ngày 20-3 giờ Việt Nam), trong khi Mặt Trăng đi qua cận điểm vào lúc 19h10 UTC (khoảng 2h sáng giờ Việt Nam). 2 thời điểm này gần trùng khít với nhau, cộng với việc Mặt Trăng vào lúc cận điểm này chỉ cách Trái Đất 356.577km.
Nhưng, ngày 17-4 tới, theo giờ và lịch âm thì là ngày rằm, nhưng thực tế trăng rằm xảy ra vào 2h44 UTC (tức khoảng 9h45 phút giờ Việt Nam) ngày 18-4. Trong khi đó, Mặt Trăng đi qua cận điểm vào 6h01 UTC ngày 17-4, tức là trước đó tới hơn 20 giờ. Như vậy, không thể coi hiện tượng ngày 17-4 là sự trùng lặp với hiện tượng ngày 19-3. Mặt khác, khoảng cách của Mặt Trăng tới Trái Đất vào cận điểm của ngày 17-4 là 358.087km không gần so với ngày 19-3 vì thế độ sáng và độ lớn cũng không bằng so với ngày 19-3.
TP.HCM không đáng lo
Ông Nguyễn Đức Phường khẳng định không có mối liên hệ nào giữa việc Mặt Trăng và Trái Đất tiến gần nhau với các thảm họa, động đất, sóng thần... bởi lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất không đủ lớn để làm biến dạng, thay đổi cấu trúc địa tầng của Trái Đất. Hiện tượng siêu Mặt Trăng ngày 19-3 xảy ra gần với thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản ngày 11-3 chỉ là sự trùng hợp mang tính ngẫu nhiên.
Điểm tác động duy nhất của Mặt Trăng tới Trái Đất là làm cho thủy triều thay đổi. "Do địa hình thấp, mật độ sông nhiều nên TP.HCM dễ bị ảnh hưởng bởi thủy triều, đặc biệt là triều cường. Tuy nhiên, thực tế, mức tác động là rất nhỏ so với các thiên tai khác. Nếu thời điểm Mặt Trăng và Trái Đất gần nhau đúng vào ngày rằm cũng chỉ làm thủy triều tăng thêm khoảng 10%. Ngày 17-4 này tác động thủy triều đối với TP.HCM là không đáng lo ngại", ông Phường khẳng định.
1. Cũng trong ngày 17-4, một hiện tượng kỳ thú của thiên văn sẽ xuất hiện: Vào khoảng 19h, nếu quan sát Mặt Trăng sẽ thấy Mặt Trăng cùng với sao Thổ (Saturn) và sao Spica (ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Virgo) ở gần nhau trên bầu trời. Chúng lập thành một tam giác vuông mà Mặt Trăng chính là góc vuông. 2. Một hiện tượng thiên văn khác đáng chú ý đó chính là sự hội ngộ của 4 hành tinh Thủy, Kim, Hỏa, Mộc. Cuối tháng 4, đầu tháng 5, vào rạng sáng (khoảng 4h30 - 6h), có thể hướng mắt về chân trời phía Đông (phía chòm sao Song Ngư) sẽ thấy sự hội tụ của 4 hành tinh này. Khác với những vì sao khác, những hành tinh này không nhấp nháy và có màu sắc rất đặc trưng ví dụ, sao hỏa đỏ rực như lửa...
Theo Lan Hoa (Bee.net.vn)
Ngày mai, Việt Nam sẽ thấy "siêu mặt trăng" Theo các nhà khoa học, ngày mai Mặt Trăng sẽ to nhất và sáng nhất trong 18 năm. Thời gian ngắm "chị Hằng" thú vị nhất là lúc hoàng hôn. "Siêu mặt trăng" là hiện tượng Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất, xảy ra khoảng 18 năm một lần. Vì vậy, "chị Hằng" vào thời điểm này sẽ sáng hơn, to hơn...