Trà Vinh chủ động ứng phó bão số 9
Trà Vinh chỉ đạo người dân chằng chống nhà cửa
Cùng ngày, trao đổi với phóng viên, ông Đồng Văn Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, cho biết thực hiện theo công văn của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TTCN) Trung ương, tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực xuyên suốt, theo dõi sát tình hình bão số 9.
Đồng thời chỉ đạo các lực lượng hướng dẫn, hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa.
Bên cạnh đó, giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thường xuyên rà soát, sắp xếp neo đậu, tổng hợp, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển và neo đậu tại bến; sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó trong mọi tình huống.
Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Trà Vinh hiện các đơn vị đã liên lạc với tất cả các tàu hoạt động trên biển. Thông báo tình hình, diễn biến của bão số 9 đến tất cả các chủ tàu.
Toàn tỉnh có tổng số 1.216tàu/4.864 ngư dân.Số tàu đang hoạt động trên biển là 106 tàu/446 ngư dân. Trong đó có 42 tàu/244 ngư dân hoạt động xa bờ nhưng tất cả các tàu hoạt động ngoài khu vực ảnh hưởng của bão số 9 . Số còn lại neo đậu tại bến.
Lực lượng Biên phòng đang theo dõi chặt chẽ các bản tin, thông tin kịp thời đến tất cả chủ phương tiện đang hoạt động trên biển và neo đậu tại bến được biết, chủ động ứng phó.
HẢI DƯƠNG
Theo PLO
Bão Usagi chệch xuống phía Nam, đảo Phú Quý đang mưa to
Sáng sớm nay huyện đảo Phú Quý mưa lớn, bão Usagi có xu hướng vào đất liền các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre.
Theo UBND huyện Phú Quý, Bình Thuận, đến 8h ngày 24.11 chưa ghi nhận thiệt hại nào từ cơn mưa rất lớn, gió mạnh cấp 8, kéo dài nhiều giờ qua. Tàu thuyền đã được neo đậu trong cảng, một số cũng được kéo lên bờ để tránh hư hại khi bão đổ bộ.
Huyện đảo Phú Quý được dự báo là khu vực đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 9 (Usagi).
Trong khi đó, theo báo cáo của UBND xã Tam Thanh, Phú Qúy, tổng số hộ phải di dời tại xã là 54 hộ với 235 người trong đó trẻ dưới 14 tuổi có 56 cháu, có 9 người già và 3 người khuyết tật. Những hộ dân này sẽ được đưa đến Đồn Biên phòng cửa khẩu Phú Qúy, Điện Lực Phú Qúy và nhà các hộ dân xây dựng kiên cố.
Tuy nhiên tại thôn Mỹ Khê có hai hộ dân không chịu di dời và tại thôn Hội An có 16 người không chịu rời khỏi nhà. UBND xã đã cho những người này ký cam kết.
Hướng đi của bão theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương là thẳng vào TP HCM.
Các đơn vị của Công an Bình Thuận đều sẵn sàng mỗi đơn vị 1 trung đội gồm 30 người và 1 trung đội dự phòng từ 15-20 người, để giúp dân bảo vệ tài sản, cứu nạn, cứu hộ.
Ngoài ra lập đội cứu hộ gồm 20 người, giải quyết ách tắc giao thông. Các đơn vị trinh sát, an ninh phối hợp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trước, trong và sau bão, không để trộm cắp, cướp giật tài sản, xuyên tạc... xảy ra. Sẵn sàng ca nô, xe chữa cháy, xe chở quân để làm nhiệm vụ. Đối với Quân sự tỉnh cũng đã phân công theo kế hoạch, để ứng phó bão số 9 .
Sở GTVT Bình Thuận cũng đã chuẩn bị sẵn sàng 10 xe ca chở khách (trên 30 chỗ ngồi), 10 xe ô tô tải (trên 3,5 tấn), 3 xe tải các loại, 1 xe đầu kéo, 2 xe đào và 1 xe xúc lật; rọ đá 200 cái, dầm cầu Bailey 150m và biển báo các loại theo phân công, đảm bảo nhận nhiệm vụ khi có lệnh điều động.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia sáng nay cho biết, tâm bão Usagi cách đảo Phú Quý khoảng 110 km, cách Phan Thiết khoảng 210 km, cách Vũng Tàu 300 km, cách Ba Tri (Bến Tre) 340 km. Sức gió tối đa 100 km/h (cấp 10), giật tăng hai cấp.
Trong hôm nay, bão đi theo hướng Tây với tốc độ 10-15 km/h. Đến16h, tâm bão trên vùng biển các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bến Tre, cấp độ gió vẫn giữ nguyên 75-100 km/h.
Tiếp đó, bão giữ nguyên tốc độ, đi theo hướng Tây và vào đất liền các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bến Tre với cường độ mạnh cấp 7-8, trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 4h ngày 25.11, tâm áp thấp nhiệt đới trên đất liền ven biển các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bến Tre. Sức gió tối đa 50-60 km/h. Áp thấp nhiệt đới chủ yếu đi theo hướng Tây rồi suy yếu thành một vùng áp thấp.
Sài Gòn và các tỉnh phía Nam mưa, giông lốc rất lớn.
Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do bão số 9 gây ra, tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu các địa phương, đơn vị khẩn trương triển khai biện pháp đảm bảo an toàn tàu thuyền, thông tin liên lạc với ngư dân trên biển; đồng thời tổ chức, sắp xếp bến bãi để tàu thuyền neo đậu chắc chắn và chuẩn bị sẵn sàng lực lượng giúp người dân di dời, chằng chống tàu thuyền khi bão đổ bộ theo kịch bản xấu nhất.
Bão sẽ đổ bộ vào dịp cuối tuần, lượng khách du lịch đông, các địa phương trọng điểm du lịch không được chủ quan, phối hợp với chủ cơ sở du lịch chủ động trong việc cảnh báo và đảm bảo an toàn cho du khách, có phương án sơ tán du khách.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu bão, vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên, từ Khánh Hòa đến Bà Rịa - Vũng Tàu (gồm cả huyện đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 6-8. Biển động rất mạnh, sóng vùng gần tâm bão cao 4-6 m, gần bờ cao 3-5 m.
Từ trưa và chiều nay, trên đất liền các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu có gió mạnh cấp 6-7, khu vực ven biển gió mạnh hơn một cấp. Vùng ven biển các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, sâu trong đất liền các tỉnh Đông Nam Bộ có thời tiết tương tự.
Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có mưa rất to (300-500 mm mỗi đợt); Bắc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ mưa tầm 100-200 mm.
Một đợt lũ sẽ xuất hiện trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên trong những ngày tới. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị tại các địa phương này.
Theo Danviet
TP.HCM đang ứng phó với bão số 9 sắp đổ bộ Bộ trưởng Bộ NN&TTNT Nguyễn Xuân Cường cùng Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đã có mặt ở huyện Cần Giờ để họp khẩn về công tác ứng phó với bão số 9. Đến sáng 24-11, nhiều quận/huyện trên địa bàn TP.HCM có nguy cơ sạt lở cao đã sẵn sàng công tác di dời hộ dân để tránh bão. Ngư...