Trả thù vợ vì tự ái đàn ông
Thông thường người nào là lao động chính trong gia đình, người đó có quyền lực nhiều nhất trong mái ấm. Nhưng với gia đình của đôi vợ chồng Vinh Quyên điều đó là ngược lại.
Hình ảnh minh họa
Kể từ ngày Vinh lập gia đình với Quyên cho đến nay, Quyên chỉ đóng vai một người phụ nữ nội trợ đúng nghĩa. Vinh là lao động chính duy nhất trong gia đình hai vợ chồng và hai đứa con. Ngoài những giờ giấc làm việc trên cơ quan mỗi ngày với vai trò bảo trì kỹ thuật tại một bệnh viện, Vinh về nhà đã có Quyên lo liệu cơm nước tươm tất. Các công việc khác trong gia đình, cô đều thay chồng đảm đương tất cả, từ chăm lo cho các con, đưa đón chúng đi học, đi chợ, làm bếp hoặc lau dọn nhà cửa. Ngoài nghĩa vụ gia đình, cô cũng đi kiếm các công việc vặt làm thêm như phụ giúp bán hàng ngoài chợ, nhận quần áo về may gia công thêm ở nhà để phụ giúp chồng lo cho đời sống gia đình.
Nhưng nói gì thì nói, cho dù Quyên có làm thêm chăng nữa nhưng cũng không thể coi những công việc đó như là một nghề. Mỗi lần khai lý lịch cha mẹ trong hồ sơ đi học của các con, cô cũng chỉ khai nghề nghiệp là “nội trợ”, và nghề nghiệp của Vinh là “công nhân”.
Là gia trưởng trong gia đình, lại có tư tưởng chồng chúa vợ tôi, thế nhưng Vinh lại không bao giờ dám ra mặt kẻ cả với vợ. Lý do vì tuy rằng anh mang tiếng là lao động chính trong gia đình, nhưng thực chất người quyết định các khoản chi tiêu lẫn đói no của cả nhà lại là Quyên. Trên thực tế, số tiền lương hàng tháng của Vinh đưa cho vợ rốt lại có ăn uống bóp mồm bóp miệng hết mức vẫn chỉ đủ trang trải chi tiêu cho cả nhà trong vòng chưa tới nửa tháng. Vậy hơn nửa tháng còn lại cả nhà sống nhờ vào đâu? Dẫu Quyên có làm lụng đắp chỗ này vá chỗ nọ giỏi dang lắm cũng chỉ đủ ăn xài chưa được một tuần lễ.
Video đang HOT
Cuối cùng cả nhà phải sống nhờ vào một vị Mạnh Thường Quân, đó là bà chị ruột tên Đào của Quyên. Cả nhà của Quyên chỉ có hai chị em. Trong khi Đào có mấy căn nhà cho thuê, lại kinh doanh mở cửa hàng mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp giàu có thì cô em lại lấy chồng nghèo, làm ăn lụi xụi. Chị em thương nhau, tháng nào mà Đào chẳng chu cấp thêm tiền cho gia đình Quyên. Được cái Quyên chi tiêu rất dè xẻn, không xin tiền quá nhiều.
Đó chính là lý do vì sao tuy ở trong một gia đình vốn có truyền thống gia trưởng kiểu cổ lỗ sĩ, và rất muốn ra oai với vợ con nhưng Vinh chưa bao giờ dám thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ như các anh em trai của anh ta đã từng hành xử như thế với vợ con họ, thậm chí chẳng dám nói năng to tiếng với Quyên. Bởi vì cả nhà đều biết trên thực tế, Quyên mới chính là người cứu vãn cho cả gia đình.
Tuy nhiên, cũng từ đó lâu dần trong Vinh lại mang nỗi ấm ức đi kèm với cảm giác chồng mà phải nhường nhịn vợ. Huống hồ mỗi lần quay về nhà bố mẹ đẻ, vào những lúc thù tạc với nhau, đám anh em của Vinh đã không ít lần nói khích bác. Những lúc như thế, sẵn đang ngà ngà hơi men, Vinh nổi khùng lên, không tiếc lời chửi bới, nhưng rốt lại vẫn chỉ là chửi vụng vợ ở nhà.
Trước khi lấy vợ, Vinh đã có tiếng đào hoa trong giới bạn bè. Vinh rất tự hào là trong số các cô gái anh ta đã quen, chỉ có Vinh bỏ các cô, chứ họ chưa bao giờ bỏ anh ta. Trong mắt Vinh, Quyên chính là cô bạn gái kém hẳn nhan sắc so với các cô khác, thế mà tại sao anh lại phải ăn đời ở kiếp với cô ta? Ở đời lắm khi cái khó bó cái khôn, cũng chỉ vì anh ta biết gia đình Quyên khá giả nên mới quyết tâm cưới cô. Yêu nhau thì có thể “một túp lều tranh, hai trái tim vàng”, nhưng ăn đời ở kiếp với nhau thì câu nói đó coi bộ không ổn. Gần đây, nhân dịp một cô bạn gái cũ tên Tâm tình cờ gặp lại Vinh và sau khi tìm hiểu, Tâm tỏ ra thương tình nên đã hứa sẽ chu cấp cho gia đình Vinh đều đặn, từ giờ trở đi không còn phải lo nỗi túng thiếu. Huống hồ so với một Quyên lúc này đang bộ dạng lam lũ, đầu tắt mặt tối, thì Tâm trông xinh đẹp, đáng yêu biết bao.
Vừa mềm lòng trước những hứa hẹn của người đẹp, vừa ôm mối hậm hực với vợ bấy lâu nay, Vinh kiếm cớ nói dối với vợ phải đi công tác xa, anh ta định bụng sẽ đến ở hẳn nhà Tâm luôn một tuần lễ. Thế nhưng mới ở được ba ngày, mỗi lần hỏi đến chuyện tiền bạc, anh ta đều nghe Tâm nói quanh nói khất, thì ra người ta hứa hẹn vẫn dễ hơn thực hiện lời hứa. Cộng thêm một hôm Vinh và Tâm cặp kè với nhau ngoài phố bị người quen bắt gặp về mách lại với Tâm. Sự việc đổ bể, Tâm theo dõi, tìm đến tận nơi làm dữ, Vinh vừa xấu hổ vừa ăn năn, lại trở về xuống nước năn nỉ, xin vợ tha thứ. Một thời gian sau quay lại dọ hỏi tung tích Tâm, chỉ biết cô ta đã bỏ đi đâu mất tăm từ dạo ấy.
Theo nongnghiep.vn
Chồng đánh chửi tôi không ra gì chỉ vì "để người cũ trả tiền hai bát phở"
Càng nghĩ tôi càng thấy tức giận, tôi nói với chồng "Thói đời, người giàu có thì lịch sự, kẻ nghèo hèn thì chẳng có gì ngoài lòng tự ái và sĩ diện hão.Người ta trả tiền giúp anh hai bát phở, tức là con anh có nửa thùng sữa để uống đấy". Và chồng tôi đã giang tay tát tôi vì tội "dám mỉa mai coi thường chồng"...
Trước khi lấy chồng tôi cũng có một mối tình khá đẹp. Tôi và người ấy không đến được với nhau vì nhà anh ấy phản đối tôi là gái tỉnh lẻ, con nhà nghèo không môn đăng hộ đối. Tôi là con gái, tự nghĩ cũng có lòng tự trọng nên vài lần nghe mẹ người yêu mỉa mai bóng gió đành quyết định chia tay dù anh ấy có thuyết phục níu kéo. Hai năm sau tôi kết hôn, là chồng tôi bây giờ.
Chồng tôi là bạn tôi từ trước đó, cùng cảnh tha phương như tôi nhưng anh là người có nghị lực, có chí tiến thủ. Anh đến bên tôi khi tôi đã nguôi ngoai tình cũ, biết lý do tôi và người cũ chia tay. Anh luôn nói với tôi, người cùng hoàn cảnh dễ hiểu và cảm thông cho nhau hơn. Anh hứa sẽ cố gắng đem đến cho tôi một cuộc sống đủ đầy để không bị người đời coi thường, khinh miệt.
Tuy nhiên, cưới nhau đã năm năm rồi, chúng tôi vẫn còn phải đi ở trọ. Cuộc sống không đến nỗi thiếu thốn nhưng cũng không dư dả, cũng tại vì chồng tôi liên tiếp đầu tư làm ăn, tuy là đầu tư nhỏ nhưng đều thất bại. Tôi cảm giác anh vẫn luôn mặc cảm vì không thể lo chu đáo cho vợ con. Tôi phải động viên anh nhiều dù đôi khi cũng có chút buồn vì mãi khổ nghèo thấp kém.
Vào chủ nhật tuần trước, sau khi đưa con đến phòng khám vì cháu bị ho lâu ngày, cả nhà tôi cùng ghé một quán phở ăn sáng, tình cờ gặp "người cũ" của tôi cũng đang ăn sáng ở đó. Tôi đã cố tình làm lơ nhưng anh ấy thì lại chủ động đến chào hỏi. Nhìn vẻ bảnh bao, chỉn chu của anh ấy, chồng tôi có vẻ lấy làm khó chịu, anh luôn chằm chằm nhìn tôi tỏ thái độ khi tôi cười nói trả lời những câu hỏi quan tâm của người cũ.
Chúng tôi cùng đứng dậy ra về cùng thời điểm, trong khi tôi gọi chủ quán thanh toán tiền thì anh ấy đã nhanh hơn, tranh trả luôn cho cả nhà tôi. Tôi có nói "anh không cần làm thế" nhưng anh ấy khăng khăng không chịu nên tôi cũng chỉ biết nói cảm ơn mà không giằng co nữa. Anh trả tiền xong, chào tôi rời đi thì chồng tôi từ nhà vệ sinh chạy đến. Anh hình như quên mình đang ở quán ăn, dùng lời lẽ mắng chửi tôi thậm tệ, nói tôi để "người cũ" trả tiền là coi thường anh, nói tôi không có lòng tự trọng, đi nhận "của bố thí" của người yêu cũ.
Tôi có giải thích cho chồng: "Anh ấy giành trả thì em làm sao được. Vả lại đó cũng đâu là việc gì quá to tát. Nếu là anh gặp người cũ cùng đi ăn sáng, chẳng lẽ anh chỉ trả phần anh còn cô ấy mặc kệ". Vậy là chồng tôi đánh tôi, nói tôi "gái đĩ già mồm", nhìn cái kiểu tôi cười nói với anh ấy chứng tỏ tôi còn vương vấn luyến tiếc người xưa, nói tôi chắc hối hận vì lấy chồng nghèo, đến bữa sáng cũng không trả nổi.
Tôi biết, việc chồng tôi luôn luôn thất bại trong làm ăn khiến anh ấy luôn tự ti mặc cảm. Nhưng anh ấy không kiếm ra tiền là lỗi của anh ấy sao lại đổ mọi hằn học ấm ức lên đầu tôi. Tôi chưa từng chê trách chồng nghèo khó, chưa từng so bì tị nạnh chồng với ai. Từ ngày lấy anh, tôi nguyện đồng cam cộng khổ, thức khuya dậy sớm, dành dụm chắt chiu lo cho gia đình, bận đến nỗi một chút thời gian để bận tâm chuyện cũ còn không có. Vậy mà chồng tôi chỉ vì tự ái đã chì chiết tôi không thương tiếc, còn suy diễn đủ điều.
Càng nghĩ tôi càng thấy tức giận, tôi nói với chồng "Thói đời, người giàu có thì lịch sự, kẻ nghèo hèn thì chẳng có gì ngoài lòng tự ái và sĩ diện hão. Người ta trả tiền giúp anh hai bát phở, tức là con anh có nửa thùng sữa để uống đấy". Và chồng tôi đã giang tay tát tôi vì tội "dám mỉa mai coi thường chồng".
Tôi xin hỏi các anh đàn ông. Nếu các anh đi ăn sáng mà gặp người cũ, thấy người cũ trả tiền, các anh có tranh trả hộ cho người ta không? Là chồng tôi "thẹn quá hóa giận" hay tôi để ngưỡi cũ trả tiền khi đi cùng chồng là không nên, không đúng?
Theo dantri.com.vn
Nỗi đau của người phụ nữ nội trợ bị chồng cho là 'ở nhà không làm gì cả' Đàn ông thường nghĩ phụ nữ ở nhà chẳng làm gì cả, vì vậy họ mặc nhiên xem vợ là đồ ăn bám, là kẻ ăn không ngồi rồi sống nhờ đồng lương chồng mang về. Nhưng có mấy ai biết được phụ nữ ở nhà còn vất vả hơn cả đàn ông bôn ba kiếm tiền bên ngoài. Chị bị sốt cao,...