Trà Sư: ‘nâng tầm’ Du lịch đẳng cấp quốc tế
Vốn dĩ cuộc sống luôn bộn bề, đôi lúc khiến chúng ta cảm thấy ngột ngạt đến mệt nhoài, thì tiếc gì mà không tìm nơi trút bỏ cái tâm tư chật chội ấy dù chỉ một lần.
Mặt nước xanh biếc gợn sóng lăn tăn dệt nên những tia sáng lấp lánh.
Chẳng đâu xa, Rừng Tràm Trà Sư (RTTS) – lá phổi xanh bát ngát ở phía Tây Sông Hậu, ngược lên thượng nguồn bình yên với vẻ đẹp trong ngần đầy quyến rũ. Tuyệt tác của thiên nhiên sẽ dẫn dắt trái tim và đôi tay bạn chạm vào mênh mông xanh huyền diệu, say sưa trong tiết trời dịu mát. Để thoát khỏi nỗi ám ảnh bởi bóng Covid, tour “bắt trend – trốn phố lên rừng” một trải nghiệm vô cùng thú vị, chắc chắn sẽ là chất xúc tác thúc đẩy DL sinh thái cất cánh.
Lạc bước trong “mỏ vàng” DL sinh thái
RTTS được tạo hóa ban tặng nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ đặc trưng nên được mệnh danh là”mỏ vàng” cho loại hình DL sinh thái. Khí quyển – thủy quyển bao quanh khu rừng vô cùng độc đáo, đất đai trù phú là “Vương quốc” bảo tồn quần thể đa dạng sinh vật nhiệt đới ở vùng đất Tây Nam.
“Không đánh đổi môi trường, văn hóa, văn minh xã hội để đổi lấy kinh tế” bởi thế giới tự nhiên vốn dễ tổn thương. Nâng niu từng cá thể, trân trọng môi sinh và tuyệt đối không được làm mẹ thiên nhiên “nổi giận” là một cách tư duy rất nhân văn, lối ứng xử văn hóa với các thực thể xung quanh.
Kim chỉ nam ấy đã được Nhà đầu tư (NĐT) thể hiện qua mô hình du lịch như thế này. Họ càng thấu hiểu việc bạt rừng, phá núi đã gây hậu họa to lớn như thế nào trong lịch sử ngành DL trên toàn cầu. Bài toán hóc búa làm sao cân bằng giữa phát triển KT và bảo tồn thiên nhiên đã được hóa giải mà RTTS là đáp án không sai. Chọn cách xây dựng các sản phẩm DL tiệm cận đến các giá trị của “ du lịch xanh” đầy trách nhiệm, tử tế với thiên nhiên là hoàn toàn phù hợp trong mọi thời điểm.
Ông Trần Minh Trí – TGĐ An Giang Tourimex lạc quan chia sẻ: “Đây là cú hích mở ra vô số cánh cửa mới cho ngành công nghiệp không khói từ những thay đổi vượt trội trong nhu cầu du khách nhất là gu về với thiên nhiên, tham quan, chiêm bái…đang rất thu hút khách”. Một cơ hội để ngành DL An Giang náo nhiệt trở lại sau thời gian ngủ đông, năng động điều phối thị trường, để du khách có một chuyến đi an toàn, đúng đắn và vô cùng tinh tế.
Video đang HOT
Cùng khoe sắc thắm duyên trong không gian xanh kỳ bí.
Phương án bảo tồn “thiên đường cảnh quan” RTTS
Để phát huy tiềm lực, bảo tồn những tài nguyên của RTTS, UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định 2674/QĐ-UBND, phê duyệt Đề án:”Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, giai đoạn 2021 – 2030″. Mục tiêu của phương án quản lý là bảo vệ những sinh cảnh tự nhiên tiêu biểu, độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nước.
Cách “Ăn xổi – ở thì” cần phải loại trừ để đưa yếu tố bền vững lên hàng đầu trong phát triển du lịch. Sử dụng tốt các tài nguyên thiên nhiên, duy trì giá trị đa dạng sinh học như cảnh quan tự nhiên của Tràm, các loài thủy sản, thiên điểu hoang dã, quý hiếm.
Tự tại trong Vương quốc của chính mình.
Vẫn vẹn nguyên các công trình đạt kỷ lục Việt, đó là “Cầu Tre trong rừng dài nhất Việt Nam; Rừng Tràm đẹp & nổi tiếng nhất Việt Nam” làm thay đổi diện mạo một Trà Sư thật khác lạ. Lối thiết kế nghệ thuật cách điệu, thể hiện tính tương tác với cảnh quan tổng thể. Chất liệu “mộc” thuần Việt nhưng lại làm “bật” lên dấu ấn đặc trưng, được cộng đồng DL tán dương, lan tỏa mạnh trở thành “một hiện tượng 4.0″ thu hút giới trẻ đua nhau đến check – in.
Với sự hòa quyện bền chặt theo thời gian, thì những điểm khác cũng cực kỳ hấp dẫn như: Cầu Kiều Trà Sư, Bến thủy tạ – lâu đài bồ câu Trời Âu, sân ngắm chim trời, cụm tiểu cảnh vườn hoa ngũ sắc cực chất để du khách tha hồ sống ảo trong cõi thật, rất đời thường.
Hội tụ nét đẹp của nhân tạo và thiên nhiên.
Trà Sư nơi cất giữ sự an nhiên cho mỗi người khi cần thiết, nơi cái đẹp nguyên thủy phả hơi thở thanh khiết của rừng xanh sẽ đánh thức cảm xúc của ai đó khi dừng chân thưởng lãm. RTTS xứng đáng và rất xứng để nâng tầm chạm đến đẳng cấp quốc tế. Mục tiêu ấy là bảo chứng cho An Giang có thêm động lực, cho NĐT nuôi dưỡng khát vọng chinh phục ở cột mốc cao hơn. Cả đôi bên đang chung tay kiến tạo một môi trường sống cho tất cả cư dân sở tại có cuộc sống an vui, vẻ đẹp nội tại và ngoại biên của cảnh quan Rừng được lan tỏa xuyên biên giới.
Rừng tràm Trà Sư sẽ là điểm du lịch đẳng cấp quốc tế?
Đề án được thực hiện trong phạm vi diện tích 845 ha thuộc Khu bảo vệ cảnh quang rừng tràm (BVCQRT) Trà Sư.
Chiến lược phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ở An Giang đến năm 2030 là từng bước nâng tầm Khu bảo vệ cảnh quan rừng Tràm Trà Sư trở thành điểm du lịch có đẳng cấp quốc gia và quốc tế.
UBND tỉnh An Giang vừa có quyết định phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư (huyện Tịnh Biên) giai đoạn 2021 - 2030.
Trong đó có 159 ha đã cho Công ty Cổ phần du lịch An Giang thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái (chiếm 18,8%) từ năm 2017. Trong giai đoạn năm 2021 - 2030 không cho thuê môi trường rừng và không tăng diện tích môi trường rừng đã cho thuê.
Theo Đề án này, du khách sẽ được trải nghiệm dịch vụ đi xuồng tham quan rừng và đất ngập nước; nghe trình bày trên tuyến du lịch ở hiện trường. Trong khu nhà diễn giải môi trường, khách du lịch trải nghiệm về tự nấu các món ăn truyền thống bằng nguyên liệu đặc sản của tỉnh An Giang để hiểu được giá trị văn hóa thông qua nghe giới thiệu về nguồn gốc thực phẩm, văn hóa ẩm thực, giá trị dinh dưỡng.
Ngoài ra, Đề án cho phép Ban Quản lý rừng Phòng hộ và đặc dụng (PH&ĐD) tỉnh xây dựng, nâng cấp đường dẫn từ Trạm bảo vệ rừng Trà Sư trên tuyến đê Nhơn Thới đến Khoảnh 6a phục vụ cho du lịch sinh thái. Xây dựng bến thuyền xuất phát từ Khoảnh 6a để đưa khách tham quan các sinh cảnh và tài nguyên đất ngập nước trong Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và Phân khu phục hồi sinh thái.
Đồng thời đơn vị xây dựng một bãi cắm trại để làm nơi tổ chức sinh hoạt cộng đồng, có tháp vọng cảnh, các quầy giải khát, nơi tổ chức trò chơi hỏi đáp về những điều khách thu nhận được trên tuyến du lịch như giải pháp tuyên truyền, giáo dục môi trường.
Khu bến thuyền hiện tại ở khu du lịch rừng tràm Trà Sư.
Trải nghiệm đi vỏ lãi tham quan hệ sinh thái đất ngập nước Trà Sư.
Rừng tràm Trà Sư (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang).
Bằng việc đầu tư các sản phẩm du lịch của đề án nhằm tạo ra phong cách và thương hiệu mang đẳng cấp cao, vừa thể hiện ở tính hiện đại trong kiến trúc xây dựng, vừa thể hiện ý thức tôn trọng và bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ rừng, hệ sinh thái và môi trường của nhà đầu tư và khách du lịch; góp phần duy trì thương hiệu du lịch Trà Sư một cách lâu dài, bền vững.
Đề án cũng đặt ra các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái là không đánh đổi hệ sinh thái rừng Tràm, đất ngập nước và tài nguyên thiên nhiên lấy giá trị kinh tế. Song song song đó phải duy trì được nét hoang sơ, mang đậm tính "thiên nhiên" của khu rừng ngập nước; lượng khách phải hợp lý, không làm quá tải gây tác động đến hệ sinh thái. Phải đảm bảo sự hài hòa về trách nhiệm và lợi ích giữa nhà đầu tư với chủ rừng và cộng đồng dân cư trên địa bàn
Rừng Trà Sư hướng đến thành điểm du lịch đẳng cấp quốc tế
Trong giai đoạn 10 năm tới, việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ở Khu BVCQRT Trà Sư được xem là một nhiệm vụ quan trọng của Ban Quản lý rừng PH&ĐD tỉnh An Giang nhằm góp phần bảo tồn rừng đặc dụng và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương một cách bền vững.
Chiến lược này hướng đến từng bước nâng tầm Khu BVCQRT Trà Sư trở thành một điểm du lịch có đẳng cấp quốc gia và quốc tế.
Khu BVCQRT Trà Sư là hệ sinh thái đất ngập nước, việc quản lý phải theo cách tiếp cận hệ sinh thái, nghĩa là sử dụng một cách bền vững, khôn khéo tài nguyên đất ngập nước trong khi vẫn duy trì được các chức năng, giá trị, đặc điểm của hệ sinh thái và tài nguyên đất ngập nước, đặc biệt là rừng tràm, thủy sản, các loài chim nước và cảnh quan thiên nhiên.
Việc sử dụng các tài nguyên này và việc xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch cần theo hướng hiện đại nhưng vẫn gìn giữ được giá trị thiên nhiên vô cùng quý giá bởi nét hoang sơ, nguyên vẹn.
Rừng tràm Trà Sư: Từ vùng trũng hoang hóa đến điểm du lịch lý tưởng Đến An Giang vào mùa nước nổi bạn hãy một lần du ngoạn trong rừng tràm Trà Sư (thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên). Được đánh giá là điểm tham quan thú vị và hấp dẫn nhất của mảnh đất phương Nam này. Bức tranh rừng Tràm Trà Sư xanh bất tận. Rừng tràm Trà Sư là tên gọi cánh rừng có...