Trà Quế – đậm đà gia vị Hội An
Ở Hội An, ngoài việc đắm mình trong không gian ẩm thực và văn hóa của khu phố cổ còn có những điểm đến khác sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm thú vị về nhịp sống, văn hóa và con người xứ Quảng. Và làng rau thơm Trà Quế chính là cái tên được nhắc tới không chỉ bởi thứ rau gia vị vốn đã nức tiếng trong cả nước mà còn bởi loại hình du lịch cộng đồng mang đậm bản sắc địa phương đang dần được hình thành và phát triển bền vững.
Hai nhánh sông Đế Võng và Đầm Rong bao quanh làng Trà Quế
Làng thuộc xã Cẩm Hà, cách khu đô thị cổ Hội An chừng 2km. Bởi vậy bạn có thể tới đây bằng xe đạp để được chầm chậm lướt qua và ngắm nhìn những cánh đồng lúa, những khúc sông trong vắt và cả những con trâu đang đầm mình trong bùn. Lạc bước tới Trà Quế, bạn sẽ thấy mình như đang bước vào một ốc đảo yên bình, nơi có những cây rau thơm được vun xới cẩn thận trên những luống cày san sát. Làng được bao bọc bởi hai nhánh sông Đế Võng và Đầm Rong vốn quanh năm ngập nước nên vô hình đã tạo nên một miền xanh thẳm, một nét chấm phá đầy mê hoặc của tạo hóa giữa vùng đất cát trắng xóa.
Từ lâu, Trà Quế đã là nơi cung cấp rau gia vị cho khắp một vùng Quảng Nam – Đà Nẵng, với gần 20 loại rau thơm với vị hơi cay cay đan xen với vị chua chua, ngòn ngọt và cả chút chan chát tổng hòa thành một vị thơm nồng khó tả. Người dân phố Hội nói rằng rau Trà Quế là thứ không thể thiếu trên mâm cơm thường ngày của mình bởi nó vừa kích thích thị giác lại vừa đưa miệng, nhất là vào những ngày oi nồng nắng bức. Những món đặc sản xứ Quảng như: cao lầu, bê thui Cầu Mống, bánh tráng thịt heo mà thiếu rau Trà Quế hẳn ông thần khẩu sẽ kém vui.
Video đang HOT
Làng rau Trà Quế
Người dân Trà Quế giờ không chỉ biết chăm bón cho những luống rau của mình mà đã biết cách làm du lịch, làm bài bản, “ra ngô ra khoai”. Chẳng thế mà trang thông tin du lịch của tạp chí nổi tiếng National Geographic đã xếp làng rau thơm Trà Quế vào danh mục những làng du lịch cần tới cho những du khách có ý định tới Hội An. Chỉ với một ngày trải nghiệm cuộc sống nơi đây bạn sẽ được trở về với đồng ruộng, mặc trên mình tấm áo nâu sòng, tự tay cuốc bẫm, vun xới, làm cỏ, tưới tắm cho những luống rau xanh mướt và … tay ngập dưới bùn. Rồi những bà, những chị đảm đang bếp núc ở Trà Quế cũng chẳng ngần ngại khi chia sẻ cách nấu cũng như để bạn cùng làm những món ngon của làng quê, từ cách làm bánh tráng hay những món ăn chơi như bánh xèo, bánh vạc cho tới những món ăn trong bữa cơm gia đình từ sản vật địa phương. Hẳn đây là cách làm giản dị và cũng rất tuyệt vời để du khách nước ngoài và khách thị thành có được một chuyến thâm nhập thú vị nhất vào cuộc sống bản địa.
Trà Quế cũng giống như thứ rau thơm nổi danh của làng đã trở thành món gia vị làm đậm đà và nhấn nhá thêm cho một đô thị cổ Hội An đầy lôi cuốn qua kiểu làm du lịch “đúng cách” với sự bình dị vốn có của con người xứ Quảng.
Tuấn Linh
Theo ANTD
Độc đáo như bánh bao bánh vạc Hội An
Hội An vốn không chỉ đẹp bởi nét trầm lắng, cổ kính mà còn được biết đến như một trung tâm ẩm thực nổi tiếng. Với những món ngon bình dị như cơm gà, mì Quảng, cao lầu, xí mà, bánh bao bánh vạc đã minh chứng cho sự tinh tế, thanh lịch và xu hướng ẩm thực độc đáo của con người nơi đây.
Phần nhân bánh được chế biến từ những con tôm còn tươi nguyên, thịt heo nạc, nấm mèo, giá và một ít hành lá, tất cả được xắt mỏng, mỗi thứ xào cùng gia vị vừa ăn - Ảnh: hoian.vn
Bánh bao bánh vạc còn có tên gọi khác là bánh bông hồng trắng. Đĩa bánh với những chiếc nho nhỏ, xinh xinh tựa như những đóa hồng trắng được điểm xuyết chút màu xanh của rau, chút đỏ hồng của ớt đã khơi gợi trí tò mò của không ít du khách.
Rất giản dị, bánh được làm từ bột gạo, nhưng quan trọng lại là sự khéo léo của người chế biến từ khâu lọc gạo cho đến vân bánh. Để bánh có vị ngọt bùi, mặt bánh trắng, láng mướt, cần phải đảm bảo nhiều nguyên tắc. Trước tiên gạo phải chọn loại gạo lúa mới, thơm lại dẻo. Gạo xay xong lọc nhiều lần qua nước, bột mới ngon. Bột tuyệt đối không bỏ chất tẩy trắng và cũng không sử dụng hàn the. Sau đó, nhồi bột thành những thuôn dài; xoay xoay vài vòng sẽ nhanh chóng ra một miếng bột nhỏ xíu. Từ miếng bột đó vê nhẹ theo vòng tròn cho nong rộng dần ra, thành vỏ bánh mỏng xinh.
Phần nhân bánh được chế biến từ những con tôm còn tươi nguyên, thịt heo nạc, nấm mèo, giá và một ít hành lá, tất cả được xắt mỏng, mỗi thứ xào cùng gia vị vừa ăn. Nếu là bánh vạc, cho chút nhân tôm quết nhuyễn vào giữa, túm lại như hình quai vạc. Bánh bao thì cho nhân thịt, nấm, giá rồi viền nhẹ xung quanh như một bông hồng. Nhẹ nhàng xếp bánh vào nồi hấp cách thủy, chừng mươi lăm phút là bánh chín. Bánh thành phẩm mềm dai và có màu gạo trắng.
Đĩa bánh với những chiếc nho nhỏ, xinh xinh tựa như những đóa hồng trắng được điểm xuyết chút màu xanh của rau, chút đỏ hồng của ớt đã khơi gợi trí tò mò của không ít du khách - Ảnh: Thanh Ly
Công đoạn làm bánh đã khá tỉ mỉ, đến nước dùng cũng không hề dễ dàng. Người pha chế nước mắm phải chú ý hội tụ đủ ba vị chua, cay, ngọt. Vị ngọt vừa đủ, không quá chua và đặc biệt ớt dầm vào chén nước mắm phải vừa là ớt xanh và đỏ. Có như vậy thì chén nước mắm mới thơm nồng và còn nguyên màu vàng sóng sánh.
Mỗi ngày, các hàng quán ở đây cho ra đời hàng ngàn chiếc bánh phục vụ những người con phố Hội thường lui tới để thưởng thức, hay du khách phương xa muốn khám phá vị ngon, lạ miệng từ những chiếc bánh nhỏ xíu tựa những bông hồng nhỏ.
Theo SGAT
Tôm hữu Trà Quế Đã vào tháng chạp nhưng những cơn mưa lạnh vẫn cứ dồn dập. Con nước lớn khiến lượng tôm đất xuất hiện nhiều hơn quanh nhánh sông Đế Võng (Hội An, Quảng Nam). Người dân thôn Trà Quế lại í ới rủ nhau đi thả lưới bắt tôm đất. Thả lưới bắt tôm vào ban đêm là cái thú của không riêng gì...