Trả những mảnh xác máy bay cho người lặn vớt
Chiều ngày 8/12, ông Quách Trọng Hoan – một trong những người tham gia vớt được xác máy bay dưới lòng Biển Hồ (xã Biển Hồ, TP Pleiku, Gia Lai) cho biết, chính quyền xã này đã trả lại xác máy bay cho ông.
Ông Quách Trọng Hoan (SN 1941, trú xã Biển Hồ) được người dân gọi là “Ông già Biển Hồ” bởi nhiều năm qua ông đã cứu sống nhiều người nhảy xuống Biển Hồ tự tử. Không chỉ vậy, hầu hết những thi thể chết dưới nước tại Gia Lai (đặc biệt là ở Biển Hồ) đều do ông Hoan lặn vớt mà không hề đòi hỏi tiền công.
Hơn 20 năm “thám hiểm” dưới lòng Biển Hồ để lặn vớt xác người, ông Hoan đã tình cờ phát hiện dưới lòng Biển Hồ có rất nhiều phế liệu là xác máy bay thời Mỹ. Vì vậy, sau khi gặp vài người đang thất nghiệp biết lặn, ông Hoan đã rủ họ cùng lặn xuống lòng Biển Hồ (sâu chừng 22m) để vớt những phế liệu này lên bán kiếm tiền.
Ông Hoan (trái) bên một phần xác máy bay vớt được
Ông Hoan cho biết, sau khi ông và 3 người nữa lặn vớt được một phần xác máy bay đã bị bom đạn đánh tan thành nhiều mảnh nhỏ, ông chưa kịp bán thì vào ngày 30/9/2014, một số cán bộ xã Biển Hồ đã đến nhà ông tịch thu toàn bộ phần phế liệu nói trên mang về trụ sở.
Sau một thời gian thu giữ đống phế liệu trên, đến ngày 5/12, công an xã bỗng nhiên gọi ông Hoan đến chở phế liệu về. Chiều ngày 6/12/2014, 2 người tham gia vớt xác máy bay cùng ông Hoan đã thuê xe đến trụ sở xã chở các mảnh xác máy bay về.
Một phần của máy bay ông Hoan vớt đượ
Trước đó, làm việc với báo chí, ông Lê Doãn Chiến – Chủ tịch UBND xã Biển Hồ – cho biết, chính quyền xã tạm giữ chiếc máy bay trên để chờ xin ý kiến của cấp trên cũng như cơ quan chức năng về hướng xử lý. Việc trả lại xác máy bay cho ông Hoan không được giải thích rõ lý do.
“Tự dưng chính quyền xã đến thu giữ đồ của chúng tôi vớt được rồi lập biên bản, sau đó cho xe chở đi. Khi họ trả thì họ không mang đến trả mà bắt chúng tôi thuê xe đến chở về, cũng không lập biên bản đã trả. Mà thôi, họ trả là may lắm rồi, chứ 4 người chúng tôi đã bỏ công gần 1 tháng trời để lặn vớt, sau đó ai cũng phải đau ốm hơn nửa tháng vì bị khí độc trong lúc lặn dưới đáy để vớt”, ông Hoan bộc bạch.
Video đang HOT
Phần xác máy bay chính quyền xã tới thu rồi gọi điện cho ông Hoan đến lấy về.
Thiên Thư
Theo Dantri
Nghề độc: "Phù phép" chai lọ phế liệu kiếm hàng chục triệu mỗi tháng
Từ những chiếc chai, lọ vứt bỏ, anh Tâm đi nhặt về và biến thành những tác phẩm nghệ thuật "hái ra tiền".
Thời gian gần đây, nhiều người tìm tới gia đình anh Đinh Thiên Tâm (32 tuổi, ở Ba Đình, Hà Nội) để tìm mua mặt hàng "cực độc" là những chiếc chai lọ phế liệu đã được vẽ trang trí thành các tác phẩm nghệ thuật
Vốn hoạt động trong lĩnh vực thiết kế đồ họa và mỹ thuật, anh Đinh Thiên Tâm đã nghĩ ra ý tưởng đi thu gom các chai, lọ phế liệu về nhà để biến thành các đồ vật có giá trị kinh tế cao
Anh Tâm chia sẻ rằng, thời gian đầu làm nghề này anh đem hết chai, lọ trong nhà rồi đi xin ở nhà bạn bè về để "thí nghiệm". Sau này, khi quyết định kinh doanh, anh Tâm đi nhặt và thu mua tại các nhà hàng, quán ăn. Các chai, lọ phế liệu sau khi mang về được anh Tâm làm sạch, sau đó "tạo dáng" để tiến hành cắt
Việc "tạo dáng" cho sản phẩm chai, lọ phế liệu rất quan trọng vì nó sẽ quyết định đến việc tô màu, vẽ họa tiết sau đó
Những chiếc chai, bình, lọ phế liệu sau khi cắt xong được vợ của anh Tâm là chị Nguyễn Diệu Thúy tiến hành vẽ trang trí bằng tay
Chị Thúy cho hay, trung bình mỗi ngày chị vẽ được khoảng 10 tác phẩm, tùy theo từng chiếc chai. lọ phế liệu sẽ có những ý tưởng hoạt tiết khác nhau cho phù hợp
Để cho màu sắc được tươi đẹp và lâu bay màu, vợ chồng anh Tâm sử dụng màu vẽ được mua từ Pháp về chuyên để vẽ tranh kính chất lượng cao
Những chiếc chai, bình, lọ vứt đi được "phù phép" thành các tác phẩm đẹp mắt dưới bàn tay tài hoa của hai vợ chồng anh Tâm, chị Thúy
Các khách hàng thường đặt làm bình hoa từ những chai, lọ phế liệu
Một tác phẩm đầy sáng tạo của hai vợ chồng
Một chiếc chai phế liệu sau khi đã được "phù phép"
Theo anh Tâm, giá bán của mỗi chiếc bình thành phẩm có giá rẻ nhất chỉ khoảng vài chục nghìn đồng cho đến đắt nhất là 500.000 đồng, tùy thuộc vào giá thành của chai, bình ban đầu và công sức chế tác cầu kỳ
Bằng thứ nghề kinh doanh kỳ lạ này, vợ chồng anh Tâm, chị Thúy thu về hàng chục triệu đồng mỗi tháng
Những chiếc vỏ chai phế liệu bỗng chốc trở thành nguyên liệu chế tác "hải ra tiền"
Lê Tú
Theo dantri
Vụ CSGT lái BMW tông chết 2 dân quân: Xe sang mang biển giả? Theo Cục Đăng kiểm, biển số 29A-410.86 của chiếc xe BMW 750L mà thượng úy CSGT điều khiển gây tai nạn làm 8 dân quân chết và bị thương ở Bà Rịa - Vũng Tàu trùng với biển số chiếc Toyota Camry LE 4 chỗ do một phụ nữ ở Hà Nội sở hữu. Ngay sau vụ tai nạn giao thông đặc biệt...