Trà Ngọc Hằng lặn lội ra Hà Nội chúc Tết các nghệ nhân
Những ngày giáp Tết nguyên đán, chân dài bận rộn chuẩn bị đón năm mới với gia đình nhưng vẫn dành thời gian ra Hà Nội thăm các nghệ sĩ lớn tuổi.
Trà Ngọc Hằng lặn lội ra Hà Nội để thực hiện chuyến đi thăm các nghệ nhân dân gian, những người được coi là “báu vật sống” của nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
Tâm nguyện được đến chúc Tết các nghệ nhân của nghệ thuật truyền thống Việt khởi phát từ tình cảm đặc biệt của Trà Ngọc Hằng dành cho nghệ thuật truyền thống, từ khi cô yêu mến và say mê nghệ thuật Xẩm, cô cũng tìm hiểu nhiều hơn về các loại hình nghệ thuật truyền thống và muốn được gặp gỡ, thăm hỏi các nghệ nhân.
Đồng hành cùng cô trong chuyến đi thăm nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, “đệ nhất danh cầm” của ca trù ở Tứ Kỳ (Hải Dương), về làng Diềm (Bắc Ninh) thăm nghệ nhân quan họ Nguyễn Thị Bàn, cụ Nguyễn Thị Chịch… là ca nương Phạm Thị Huệ…
… cùng con gái chị, ca nương trẻ Nguyễn Huệ Phương mới 15 tuổi.
Đoạn đường từ Hà Nội về Hải Dương không qúa xa, nhưng vì không hợp thời tiết lạnh của Hà Nội, lại khởi hành từ sáng sớm nên Trà Ngọc Hằng khá mệt. Tuy nhiên khi tới nhà nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, cô lập tức thấy ấm lòng, khỏe hẳn lên khi nghệ nhân đã đợi đón cô từ cổng nhà từ lâu.
Nghệ nhân đã 93 tuổi nở nụ cười rạng rỡ khi thấy một chân dài trẻ ở phương Nam đến thăm, đây là điều lạ và quý đối với những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thống vốn không nhiều người trẻ quan tâm.
Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ cùng học trò cưng của mình, ca nương Phạm Thị Huệ cùng đàn, hát những giai điệu mùa Xuân đầy tình người, say đắm, da diết, bâng khuâng giữa tiết trời ngày cuối năm.
Video đang HOT
Cô gái miền Nam vốn chỉ biết đến đờn ca tài tử, dân ca miền Tây được tới làng mà người người, nhà nhà đều hát, đều yêu Quan họ, coi đó là cuộc sống của mình. “Báu vật sống” nổi tiếng Nguyễn Thị Bàn đón cô bằng bài Quan họ La Rằng cổ, bằng những triết lý sống sâu xa của người quan họ.
Tới nhà nghệ nhân Ngô Thị Lịch, năm nay đã gần 90 tuổi, Trà Ngọc Hằng xúc động rưng rưng khi thấy nghệ nhân ở trong hoàn cảnh chật vật, vất vả, căn phòng mà bà ở chỉ đủ để chui ra chui vào, khom người ngồi vào cũng khó khăn lắm. Tuổi cao, sức yếu, bà lại bị đau lưng, đi lại rất khó khăn.
Kết thúc năm cũ, đón chào năm mới, Trà Ngọc Hằng thực sự có chuyến đi ý nghĩa khi được thăm hỏi các nghệ nhân, tặng quà, tặng lì xì chúc các nghệ nhân.
Theo Zing
Hai cây khế "độc" được chủ nhân ra giá 7 tỷ đồng ở Sài Gòn
Hai cây khế "đầu voi đuôi chuột" có dáng trực diện của nghệ nhân Ba Hùng khiến không ít người choáng ngợp trước vẻ đẹp hút hồn của nó. Thần thế và tuổi đời của hai cây khế cũng khiến nhiều người mơ ước, giá của bộ đôi khế này được chủ nhân ra giá hơn 7 tỷ đồng.
Những ngày qua, rất nhiều người có mặt tại khu vực Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP.HCM), để tận mắt chiêm ngưỡng bộ đôi khế "độc" của nghệ nhân Ba Hùng (quê Tây Ninh) mang đến hội hoa xuân.
Hai cây khế có dáng đứng thẳng, phần dưới gốc khế nhiều vết u, nần hằn lên. Những vết cắt cải tạo cũng đã liền da. Quan sát, ở giữa thân hai cây khế giá bạc tỷ này bị rỗng ruột, phần da bên ngoài đang kéo lại. Tại các tầng cây, hoa và trái ra chi chít.
Hai cây khế "đầu voi đuôi chuột" có dáng trực diện của nghệ nhân Ba Hùng khiến không ít người choáng ngợp trước vẻ đẹp hút hồn của nó
Nghệ nhân Ba Hùng cho biết: "Hai cây khế này được mua từ vườn của một nông dân cách đây gần 30 năm. Theo chủ nhân trước của hai cây khế, từ thời ông nội của người này đã có hai cây khế trong vườn. Nay người này cũng hơn 60 tuổi. Quan sát gốc hai cây khế và tính ra hai cây này có tuổi đời khoảng 300 năm".
Cũng theo nghệ nhân Ba Hùng, từ khi mua hai cây khế này về để trong vườn nhà, nhưng sau đó bận công việc gia đình nên ông bỏ vẳng luôn việc chăm sóc. Khoảng 20 năm trở lại đây, ông mới bắt tay lại vào việc chăm sóc 2 cây khế này cùng nhiều cây cảnh khác trong vườn nhà.
Đến nay, hai cây khế đã ra hình dáng nên tôi mang xuống Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng, vừa để cho mọi người đam mê cây cảnh thưởng thức vừa tìm chủ mới cho nó để "gả".
Nghệ nhân Ba Hùng cho biết: "Hai cây khế này được định giá hơn 7 tỷ đồng. Hiện tại giá 7 tỷ nhưng khoảng 3, 4 năm sau hai cây khế này sẽ vô giá".
Anh Võ Đức Phúc con trai nghệ nhân Ba Hùng cho biết: "Để di chuyển hai cây khế này từ Tây Ninh xuống hội hoa xuân là cả một quá trình. Phải mướn cẩu, thuê xe tải để đi chuyển. Tiền mua chậu để trồng hai cây khế này cũng đã ngốn vài chục triệu đồng".
Đôi mắt không rơi hai cây khế, anh Trần Văn Toàn nghệ nhân đến từ Đồng Tháp, có mặt tại Hội hoa xuân luôn trầm trồ khen ngợi 2 cây khế cổ này. Nghệ nhân Đạt nhận xét: "2 cây khế này giống loại khế đá mọc trên núi. Quan sát thân, gốc cùng với vẻ ngoài của 2 cây khế này có tuổi đời cũng đã rất lâu. Tôi cũng đi nhiều nơi nhưng chưa gặp được cây khế nào dáng đẹp "đầu voi đuôi chuột: và có tuổi đời cao như thế này".
Thần thế và tuổi đời của hai cây khế cũng khiến nhiều người mơ ước, giá của bộ đôi khế này được chủ nhân ra giá hơn 7 tỷ đồng
Hai cây khế có dáng đứng thẳng, phần dưới gốc khế nhiều vết u, nần hằn lên
Những vết cắt cải tạo cũng đã liền da
Theo nghệ nhân Ba Hùng, 2 cây khế này có tuổi đời khoảng 300 năm
Hai cây khế có dáng "đầu voi đuôi chuột"
Để tạo ra hình dáng 2 cây khế này, nghệ nhân Ba Hùng đã mất gần 30 năm để chỉnh sửa
Giá 2 cây khế cổ này được chủ nhân đưa ra hơn 7 tỷ. Tuy nhiên, theo chủ nhân của nó do 2 cây khế giờ vẫn đang "cải tạo" 2, 3 năm tới khi tháo dỡ các khung sắt uống nó sẽ trở thành vô giá
Hai cây khế "khủng" có giá ngang xế hộp bạc tỷ này ra rất nhiều hoa và kết nhiều trái.
Theo Dương Thanh (Danviet.vn)
Độc chiêu "thổi hồn" cho quất kiểng kiếm tiền triệu Những ngày này, ở "Vương quốc" hoa, kiểng Chợ Lách (Bến Tre) các nghệ nhân đang tất bật "thổi hồn" vào những cây quất (tắc - PV) kiểng tạo thành hình con vật, tháp, hoa sen,... rất độc đáo. Nhờ nghề "hóa phép" này nhiều nghệ nhân kiếm tiền triệu xài Tết. Vùng đất Chợ Lách từ lâu đời đã nổi tiếng với...