Trả lương hưu, trợ cấp tại nhà ở địa bàn có nguy cơ cao về Covid-19
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có công văn về phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.. ở địa bàn có nguy cơ cao về Covid-19.
Ngày 29.7, trước tình hình dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã có công văn gửi Tổng công ty bưu điện Việt Nam (VNpost) và BHXH các tỉnh, TP về phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) hằng tháng trong thời gian tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Theo đó, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, TP chủ động phối hợp với bưu điện tỉnh báo cáo UBND tỉnh phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN tháng 8 và các tháng tiếp theo; đề xuất biện pháp phòng chống dịch tại các điểm chi trả và thời gian chi trả trong thời gian tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với từng địa bàn có nguy cơ cao, địa bàn có nguy cơ và địa bàn có mức nguy cơ thấp, đảm bảo an toàn cho người hưởng. Riêng địa bàn có nguy cơ cao phải thực hiện giãn cách xã hội, triển khai xây dựng phương án tổ chức chi trả tại nhà cho người hưởng.
Đề xuất giáo viên mầm non là nghề nặng nhọc
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất giáo viên mầm non là nghề nặng nhọc, được nghỉ hưu sớm bởi công việc "không những dạy mà còn phải dỗ trẻ".
Video đang HOT
Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, đưa ra đề xuất trên khi góp ý dự thảo Nghị định quy định tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu ngày 16/6. Nếu bổ sung, nhóm giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu sớm so với quy định, 57 tuổi với nam và 55 với nữ.
Trong khi đó theo quy định của Bộ luật Lao động, tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi với nam vào năm 2028 và đủ 60 với nữ vào năm 2035. Cả nước có khoảng 3 triệu lao động đang làm việc trong 1.800 ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Theo Tổng liên đoàn, giáo viên mầm non hiện đang chịu nhiều áp lực. Ảnh: Ngọc Thành.
Ông Hiểu phân tích, giáo viên mầm non phải đến sớm đón trẻ và kết thúc công việc muộn, số giờ làm việc thường vượt quá quy định. Từng đi thực tế ở Tân Bình (TP HCM), có giáo viên 46 tuổi đứng lên nói "không biết lúc tôi 50 tuổi, các cháu còn muốn nghe cô múa hát nữa không". Nhiều người khác đùa "không những trẻ mầm non không muốn học với cô già mà sinh viên cũng vậy".
Ủng hộ đề xuất trên, ông Nguyễn Ngọc Ân, Phó chủ tịch Công đoàn giáo dục Việt Nam, dẫn khảo sát nhanh trên gần 10.700 giáo viên mầm non trong một tuần, 96% giáo viên đề nghị giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như cũ. Thảo luận trực tiếp với 103 giáo viên và cán bộ quản lý bậc học mầm non, các cô chia sẻ cùng một lúc phải giảng dạy, chăm sóc và nuôi dạy trẻ ở độ tuổi quá nhỏ. Một cô giáo trông nhiều cháu, đón, đỡ trẻ khi thực hành các bài tập trên lớp. Nếu giao cho cô giáo cao tuổi sẽ có nguy cơ khiến trẻ ngã, mất an toàn.
Từ 55 tuổi trở đi, giáo viên mầm non bị hạn chế khi thực hiện các thao tác chuyên môn như múa, hát, hướng dẫn hoạt động thể lực, chạy, nhảy thị phạm học sinh. Chương trình giáo dục mầm non không chỉ bó hẹp ở chăm trẻ, còn phải đáp ứng được yêu cầu của nhiều chương trình chuẩn quốc tế cũng trở thành thách thức với các cô giáo cao tuổi.
Định mức quy định và thực tế giờ làm việc của giáo viên mầm non khoảng 10 tiếng mỗi ngày. "Các cô phải lao đến trường lúc 6h sáng và 6h tối mới trở về. Cường độ làm việc cao, sức ép từ sự giữ an toàn cho trẻ căng thẳng kéo dài làm cho sức khỏe giảm sút nhanh, nghiêm trọng theo thời gian", ông Ân nói.
Ông Nguyễn Ngọc Ân phát biểu. Video: Hoàng Phương
Phản biện ý kiến "các cháu không thích học với cô giáo già", bà Lê Thị Châu, nguyên trưởng Khoa Luật, Đại học Công đoàn cho rằng Tổng liên đoàn Lao động khi đề xuất phải có nghiên cứu cụ thể, xem các cô thực sự có muốn về hưu ở tuổi 55 hay không? Bà dẫn chứng bản thân hơn 60 tuổi, các cháu vẫn thích học cùng vì có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề. "Thầy già kèm con hát trẻ", các thầy già đứng sau hướng dẫn thì mới có con hát hay.
Theo thống kê năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bậc mầm non có hơn 421.000 người lao động, trong đó 322.00 giáo viên trực tiếp đứng lớp. Năm 2018, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM nghiên cứu về bệnh nghề nghiệp trên 379 giáo viên mầm non, kết quả gần 34% bị khó thở đau tức ngực; 30% ho khan tiếng; gần 69% stress nghề nghiệp và 49% giảm thị lực...
Ngoài giáo viên mầm non, đại diện công đoàn nhiều ngành đề xuất giữ nguyên hoặc hạ tuổi nghỉ hưu của nhóm lao động nặng nhọc, độc hại. Ông Phạm Hồng Hạnh, Phó chủ tịch công đoàn Than Khoáng sản Việt Nam cho biết cuối năm 2019, gần 1.000 thợ lò chấm dứt hợp đồng lao động ở tuổi 45, chỉ có 40 người nghỉ hưu ở tuổi 50.
"Người thợ lò ngày càng phải đi sâu vào lòng đất. Có những vị trí càng áp dụng cơ giới hóa, con người lại càng phải có sức khỏe để vận hành. Người lao động không thể ăn chiếc bánh mì trong hầm lò vì quá mệt. Nhiều người nói thẳng, không thể nào làm việc quá tuổi 50", ông nói và đề nghị giữ nguyên tuổi nghỉ hưu của công nhân hầm lò là 50.
Với ngành đường sắt, hiện một số công việc đặc thù như trực gác chắn đường ngang, tuần đường, nhân viên điều độ thường xuyên lưu động, chịu tiếng ồn, làm việc ngoài trời, lương thấp, tuyển dụng khó. Bà Dương Thị Mơ, Phó chủ tịch công đoàn Đường sắt Việt Nam, mong muốn một số chức danh nghề nghiệp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với luật quy định, nam 55 và nữ 53.
Trước ý kiến một số bộ, ngành đề xuất xin giảm tuổi nghỉ hưu, ông Cao Xuân Dương, Trưởng ban Chính sách pháp luật, Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên, cho rằng nếu chấp thuận thì ngành khác cũng có cơ sở để đưa ngành mình vào danh sách xin nghỉ hưu sớm, bởi ngành nào cũng có khó khăn, vất vả.
Không để doanh nghiệp phá sản trước khi tiếp cận được vốn Đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng thời kỳ hậu COVID-19, cần giúp doanh nghiệp tiếp cận các gói cứu trợ để không bị phá sản trước khi được cấp vốn. Sáng 13/6, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận về báo cáo kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước. Nội dung thảo luận được truyền hình,...