Trả lương chậm có thể bị phạt 50 triệu đồng
Bộ LĐTB-XH vừa trình dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh lực lao động.
Chậm trả lương sẽ bị phạt 50 triệu đồng?
Theo đó, sẽ phạt từ 20 – 50 triệu đồng đối với các doanh nghiệp trả lương cho người lao động thấp hơn mức tối thiểu vùng. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải hoàn trả số tiền lương chênh lệch cho người lao động và ít nhất 5 tháng mức lương tối thiểu vùng.
Trường hợp các doanh nghiệp không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động… sẽ bị phạt tiền từ 10 – 25 triệu đồng. Nếu doanh nghiệp trả lương không đúng hạn theo quy định, sẽ bị phạt từ 20 – 50 triệu đồng và phải trả lương người lao động cho những ngày chậm trả và khoản tiền ít nhất bằng lãi gửi qua ngân hàng tại thời điểm trả lương.
Dự thảo cũng quy định phạt từ 5 – 7 triệu đồng nếu doanh nghiệp trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm thấp hơn mức quy định. Trong trường hợp, doanh nghiệp không trả đủ lương cho người lao động nghỉ việc theo quy định cũng sẽ bị phạt tiền từ 15 – 30 triệu đồng.
Theo 24h
Chế độ tiền lương trong công ty cổ phần
Tôi đang làm việc tại một doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa. Tại công ty, lương của vị trí quản lý rất cao, thậm chí lương của giám đốc gấp 20 lần lương của công nhân viên.
Đề nghị luật sư tư vấn, quy chế tiền lương của công ty như vậy có trái luật không. - Thanh Tâm - Đông Anh, Hà Nội
- Báo Lao Động đã liên hệ với tiến sĩ - luật sư Vũ Thái Hà - Chủ tịch HĐTV Cty luật TNHH YouMe (ĐT: 0913.55.99.44. Website: www.youmevietnam.com) và được trả lời:
Bộ luật Lao động năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung (BLLĐ), quy định: Tiền lương của người lao động (NLĐ) do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của NLĐ không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định (Điều 55).
Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải tham khảo ý kiến ban chấp hành công đoàn cơ sở thang lương, bảng lương phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính của NSDLĐ và công bố công khai trong doanh nghiệp (đoạn 2 Điều 57).
Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31.12.2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của BLLĐ về tiền lương, có hướng dẫn chi tiết về việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như sau:
Thang lương, bảng lương được xây dựng cho lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo công việc và ngành nghề được đào tạo bội số của thang lương, bảng lương là hệ số mức lương cao nhất của NLĐ có trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao nhất so với người có trình độ thấp nhất số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc đòi hỏi. Khoảng cách của bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, các tài năng, tích luỹ kinh nghiệm mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Mức lương của nghề hoặc công việc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghề hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường.
Định mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc công việc và phù hợp với cấp bậc công nhân bảo đảm cải thiện điều kiện làm việc, đổi mới kỹ thuật công nghệ và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động mức lao động quy định là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông NLĐ thực hiện được mà không phải kéo dài quá thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật mức lao động mới hoặc được sửa đổi, bổ sung phải được áp dụng thử tối đa không quá 3 tháng, sau đó mới được ban hành chính thức.
Do vậy, trường hợp quy chế tiền lương của Cty đã thực hiện đúng với quy địnhnêu trên thì không bị coi là trái luật.
Theo laodong
Điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2013 ở phía nam: Cần sự đồng thuận Ngày 17.12, tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân đã chủ trì hội nghị triển khai Nghị định số 103/2012/CN-CP ngày 4.12 của Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng năm 2013 trong các DN với sự tham gia của đại diện các sở LĐTBXH, Ban quản lý các KCX-KCN và LĐLĐ các tỉnh - thành phía nam. Điều chỉnh...