Trả lời được 6 câu hỏi này là bạn đã sẵn sàng kết hôn
Hôn nhân là việc quan trọng, đưa ra quyết định chính xác ngay từ đầu sẽ hạn chế được rủi ro.
Trong một nền văn hóa mà ngày càng nhiều cặp đôi lựa chọn việc sống cùng với nhau mà không kết hôn hợp pháp thì câu hỏi được đặt ra là: Liệu rằng những người yêu nhau có cần thiết phải trói buộc nhau bằng giấy tờ?
Một người bạn của tôi đã hẹn hò được 10 năm. Họ sống với nhau trên 3 châu lục trước khi anh ấy cầu hôn. Khi tôi hỏi tại sao anh ấy phải chờ đợi lâu đến như vậy thì anh trả lời rằng: “Chúng tôi không có ý định kết hôn cho đến khi chúng tôi muốn có con”. Đối với anh ấy, hôn nhân không mang tới điều gì mới mẻ cho mối quan hệ của họ cả, thế nhưng anh ấy vẫn muốn có một đứa con như những gia đình truyền thống khác.
Một người bạn khác của tôi lại thú nhận, rằng anh sẽ cầu hôn bạn gái của mình sau một năm họ chuyển tới sống cùng nhau. Và anh ấy đã làm đúng như vậy. Tôi có những người bạn sống cùng nhau nhiều năm liền, có con và không kết hôn.
Có một điều luôn đúng với phần lớn mọi người: Hôn nhân là một vấn đề tồi tệ. Vậy nên trước khi bạn quyết định có một bước tiến mới (hoặc quyết định đó cũng không phải hoàn toàn từ bạn) thì đây là một số điều mà bạn cần cân nhắc:
1. Bạn có thực sự là chính mình với người ấy?
Ngoài tình yêu mà bạn cảm nhận, ngoài những phút giây ngọt ngào hay những biểu hiện tuyệt vời giữa hai người, bạn có thực sự được là chính mình khi ở bên người ấy? Cả hai đều có quan điểm chung cho tương lai chứ?
Video đang HOT
2. Bạn cảm thấy thế nào khi hai người cãi nhau?
Hãy làm rõ điều này. Các bạn chắc chắn sẽ phải cãi nhau. Có thể là từ những điều nhỏ nhặt cho đến những vấn đề thật sự nghiêm trọng. Sẽ có những lúc bạn khó chịu vì sự khác biệt giữa hai người và trút giận lên người ấy. Nhưng vấn đề ở đây sẽ là “Bạn cãi nhau như thế nào?”. Bạn xả hết ra và làm tổn thương người ấy hay bạn cố gắng nhẫn nhịn và tỏ ra mình không hề khó chịu?
3. Cả hai người có muốn sinh con?
Có những người chắc chắn rằng, họ muốn sinh con nhưng những người khác thì ngược lại, họ không rõ ràng về việc đó. Bất kể trường hợp nào mà bạn gặp phải, hãy đảm bảo rằng cả hai đều có cùng quan điểm. Nếu bạn rất muốn có một đứa con nhưng người ấy lại không muốn thì đó thực sự là một vấn đề đấy.
4.Tại sao bạn muốn kết hôn?
Bạn có nghĩ rằng hôn nhân là một sự cam kết thiêng liêng giữa hai người yêu nhau? Bạn có tin rằng hôn nhân là điều mà bạn phải thực hiện? Dù lý do của bạn là gì, hãy suy nghĩ kỹ về nó.
5. Bạn có muốn tạo nên một gia đình thực thụ?
Dù gia đình trong mơ của bạn là “ngôi nhà và những đứa trẻ” thì có một sự thật mà bạn cần phải chấp nhận là hai người sẽ phải trở thành một gia đình trước khi nghĩ đến phần còn lại.
6. Bạn có chấp nhận yêu người ấy cho đến những ngày cuối đời?
Hôn nhân có thể sụp đổ vào bất cứ lúc nào và không ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai. Nhưng ngay lúc này đây, khi bạn đang suy nghĩ về người sắp trở thành một phần trong cuộc sống của mình, bạn có dám cam kết sẽ yêu người ấy bằng cả trái tim cho đến hết cuộc đời mình?
Kết hôn với người bạn yêu là một cam kết trọn đời. Để chắc chắn rằng đây là sự lựa chọn ĐÚNG ĐẮN cho CHÍNH BẠN chứ không phải ai khác, hãy suy nghĩ thật kỹ nhé!
Theo Dân Việt
Lòng cao thượng của người vợ và cái kết hạnh phúc của một gia đình
Ai cũng bảo "ớt nào mà ớt chẳng cay", vậy mà suốt 35 năm qua, vợ cả vợ lẽ chung sống hòa thuận, đầm ấm dưới một mái nhà cùng chồng và chúng tôi - tất cả đều là con riêng của vợ lẽ...
Đến hôm nay ngồi sum vầy bên mâm cơm gia đình, ba người già với một đàn con cháu nội ngoại, tôi thấy cuộc đời bố mẹ và chúng tôi quả là hạnh phúc. Có được ngày hôm nay tôi hết sức biết ơn mẹ cả, cảm ơn vì mẹ có tấm lòng bao la như biển cả. Nếu không có mẹ, thì đã không có chúng tôi ngày hôm nay...
Tôi nhớ lại, cách đây hơn 40 năm, mẹ cả đã từng 5 lần sinh con nhưng chưa một lần được làm mẹ, bởi những đứa con của bà người nào cũng bị sinh thiếu tháng. 17 tuổi, mẹ cả lấy chồng là người cùng thôn. Cưới nhau chưa được bao lâu, bà mang thai đứa con đầu lòng. Nhưng cái thai mới chỉ khoảng 7 tháng, bà đã trở dạ rồi sinh non. Chưa kịp cất tiếng khóc chào đời thì đứa bé đã vĩnh viễn ra đi vì quá yếu. Ông bà mất con, người thân dù thương tình nhưng ai cũng động viên rằng, vợ chồng còn trẻ muốn đẻ bao nhiêu đứa mà chẳng được. Nghĩ vậy ông bà cũng nguôi ngoai.
Thế nhưng, như quen dạ, cứ mang thai được đến tháng thứ 6 thứ 7 là bà lại đẻ non. Liên tiếp trong vòng gần chục năm trời, năm nào hàng xóm láng giềng cũng thấy bà mang bụng bầu nhưng vẫn chưa một lần được làm mẹ. Bố tôi lại là con một trong gia đình, khỏi phải nói sức ép dồn lên hai người nặng nề đến thế nào. Nhiều đêm tỉnh giấc, bà thấy ông ngồi hút thuốc lào rồi ngao ngán thở dài. Cũng có lúc bà bắt gặp ánh mắt ông khao khát nhìn thấy bạn bè bằng tuổi chiều chiều mang con ra giếng đình tắm. Mỗi lần như thế tim bà đau nhói, cảm giác tội lỗi trào dâng.
Rồi bà nghĩ mình không thể đắc tội với chồng, với gia đình chồng thêm nữa. Đó cũng là lúc bà đi đến quyết định táo bạo và khổ tâm là sẽ phải cưới vợ cho chồng. Thương thân mình lận đận thì ít, xót xa cho chồng trước nỗi khao khát được làm cha thì nhiều, bà đã gạt bỏ luôn cả những ghen tuông thường tình. Mẹ cả kể lại: Năm 1974 tại chiến trường Bình Trị Thiên, ông đã gặp cô thanh niên xung phong là người cùng xã. Niềm vui vì gặp đồng hương đã giúp ông nguôi ngoai nỗi nhớ nhà, nhớ người vợ trẻ. Cô thanh niên xung phong khi đó, dù đã ngấp nghé tuổi 25 nhưng chưa có người yêu. "Bà ấy ít nói và nhút nhát lắm nên rất ngại tiếp xúc với đàn ông. Chắc thấy tôi là người cùng xã nên bà ấy mới cởi mở và gần gũi đấy" - ông cười nhớ lại. Tuy cảm mến nhau nhưng hai người không bao giờ nghĩ tới chuyện đi quá giới hạn.
Chiến tranh kết thúc, ông trở về quê nhà. Dù ở nhà nhưng bà đã nghe phong phanh chuyện chồng mình và cô thanh niên xung phong có tình cảm với nhau. Nhưng bà đã không hành xử theo lối thông thường là ghen tuông, tra vấn chồng, ngược lại, bà lựa lời nói với ông rằng: "Tôi muốn cưới bà ấy về cho ông". Ban đầu khi nghe bà nói vậy, ông giãy nảy lên: "Tôi không đồng ý làm thế, người ta sẽ dị nghị. Bà cứ cố rồi biết đâu giời thương lại được...". Nhưng bà không nghe, bà bảo: "Nếu ông thương tôi thì lấy bà ấy để bà ấy sinh con đẻ cái cho. Tôi sẽ coi những đứa con này như con ruột của mình".
Nói là làm, ngay ngày hôm sau, bà bảo ông chở sang nhà mẹ tôi nói chuyện. Khi đặt vấn đề với mẹ tôi, bà bị mẹ tôi phản đối kịch liệt. Mẹ tôi nghĩ mình bị giễu cợt. "Tôi phải thuyết phục mãi bà ấy mới tin. Ban đầu bà ấy không đồng ý nhưng sau thấy tôi tha thiết quá nên bà ấy nhận lời. Hôm ăn hỏi, chính tôi là người bưng trầu cau sang" - mẹ cả kể lại. Nhưng chuyện xin dâu của bà đã vấp phải sự phản đối kịch liệt bởi người anh họ của mẹ tôi. Ông này nói rằng gia đình mẹ tôi xưa nay nề nếp, gia phong, không thể chấp nhận cho em mình làm lẽ. Sau đó ông đã đại diện cho gia đình nhà mẹ tôi đem trả lại trầu cau. Thấy tình hình có vẻ căng thẳng, mẹ cả tôi đã xui bố và mẹ tôi bỏ trốn vào Nam để khi nào... bụng to thì về lại, vì dù sao lúc ấy mọi sự cũng đã rồi.
Đúng như dự định của mẹ cả, sau gần một năm "lưu lạc", mẹ tôi trở về cùng bố với cái bụng sắp sinh. Dù vậy, gia đình bên ngoại tôi vẫn nhất quyết không chịu cho con gái của mình về chung sống dưới một mái nhà bên bà vợ cả. Ngày mẹ tôi trở dạ, mẹ cả bàn với bố tôi là sẽ bí mật lên đó trực sẵn. Khi nào "mẹ tròn con vuông" là đón thẳng về nhà mình. Năm 1980, đúng như kế hoạch, bố và mẹ cả đã đón được "cả trâu lẫn nghé". Nhìn cảnh đó ai cũng xì xào: "để rồi xem họ đối xử với nhau thế nào". Khỏi phải nói, những ngày đầu, gia đình đặc biệt của nhà tôi luôn là đề tài dị nghị, là tâm điểm soi mói của những người xung quanh. Nhưng mặc kệ thiên hạ nghĩ gì, mẹ cả vẫn cứ một lòng chăm sóc cho vợ lẽ và đứa con gái riêng của chồng.
Theo Thế giới trẻ
Tôi cảm thấy may mắn và tự hào khi được làm dâu một gia đình như vậy Cái tết năm đầu tiên của tôi ở nhà chồng, tôi đã học được rất nhiều điều từ chính ba mẹ chồng mình. Tôi tự hào vì được làm dâu ba mẹ chồng như thế! (Ảnh minh họa) Lần đầu tôi ra mắt ba mẹ chồng không phải ở nhà như những cô gái khác mà là ở cô nhi viện. Tôi đã...