Trả lời cho câu hỏi Quân đội Nga được trở lại Cam Ranh
Các chuyên gia Nga cho rằng, việc Quân đội Nga trở lại Cam Ranh với tư cách đầy đủ là không thể, tình hình bây giờ đã khác rất nhiều.
Vừa qua, Nga đã được phía Iran cho phép sử dụng căn cứ không quân của họ để các máy bay Tu-22M3 và máy bay Su-34 của Lực lượng Không quân- Vũ trụ Nga (VKS) thực hiện các cuộc không kích ở Syria. Sự việc một lần nữa lại làm nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, Nga đang lập một trật tự quốc tế mới.
Từ ngày 9/8, Duma Quốc gia Nga đã phê chuẩn một thỏa thuận giữa Nga và Syria về việc đặt một số căn cứ quân sự của Nga tại Syria. Điều đó có nghĩa là trong tương lai gần, một số căn cứ quân sự của Nga ở Syria sẽ chính thức có một lực lượng không quân thường trực tại đây. Các máy bay của Nga sẽ kiểm soát một khoảng lớn khu vực Địa Trung Hải, Tây Nam Á và Bắc Phi. Hệ thống phòng không ở đây nòng cốt chính là hệ thống phòng không hiện đại S-400 sẽ không chỉ giúp kiểm soát bầu trời và biên giới Syria mà còn có thể kiểm soát cả vùng biển Địa Trung Hải.
Ở các khu vực phía Bắc và phía Nam của Nga hiện nay cũng đã có sự mở rộng các căn cứ quân sự. Vừa qua, Bộ Quốc phòng Nga đã tuyên bố xây dựng một mạng lưới sân bay ở Bắc Cực, cùng đó là kế hoạch nâng cấp hạm đội Thái Bình Dương với điểm tựa là quần đảo Kuril. Các sân bay từ thời điểm Chiến tranh Thế giới thứ hai của quân phiệt Nhật Bản tại đây sẽ được khôi phục, từ đây sẽ mở rộng phạm vi kiểm soát của lực lượng vũ trang ở Bắc Thái Bình Dương.
Khó có khả năng Nga trở lại Cam Ranh, Việt Nam dù nước này rất muốn.
Tuy nhiên, ngày 12/8/ vừa qua, đài Sputnik dẫn lời Đại tướng Pyotr Deinekin – cựu chỉ huy Không quân Nga cho biết, “hôm nay, lực lượng hàng không của chúng ta đang được hiện đại hóa quy mô lớn, tổ hợp công nghiệp-quốc phòng làm việc theo các đề án máy bay của tương lai. Việc phục hồi mạng lưới sân bay của chúng tôi không chỉ giới hạn ở Bắc Cực, mà còn cả vươn xa bên ngoài ranh giới Nga: như ở Việt Nam, trên các đảo Thái Bình Dương và ở Syria”.
Trong giai đoạn những năm 1979-2002, Không quân Liên Xô và Nga đã sử dụng các cảng biển, sân bay tại Cam Ranh của Việt Nam. Đây là căn cứ quân sự ở nước ngoài lớn nhất của Liên Xô, thời kỳ đó căn cứ Cam Ranh thuộc hạm đội Thái Bình Dương đã giúp Liên Xô có thể kiểm soát một phần phía Nam của Thái Bình Dương và toàn bộ Ấn Độ Dương.
Cần lưu ý rằng, quân đội Nga và Việt Nam đã thảo luận nhiều năm qua về việc Nga muốn trở lại Cam Ranh, và nhiều chuyên gia cho rằng điều đó rất có thể. Nga trong một thời gian dài đã không đủ tiềm lực tài chính để trở lại và khôi phục lại Cam Ranh, mặc dù một số chuyên gia quân sự cho rằng người Việt Nam đã hy vọng Nga trở lại căn cứ Cam Ranh và xây dựng lại toàn bộ cơ sở này.
Video đang HOT
Tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Liên Xô tại Cam Ranh những năm 1980.
Việc Nga chính thức trở lại căn cứ Cam Ranh vẫn chưa có thông tin chính thức nào công bố, nhưng vào tháng 11/2014, một thỏa thuận đã được ký kết về việc đơn giản hóa các thủ tực để tàu chiến Nga có thể ra vào Cam Ranh thuận tiện hơn, chỉ việc thông báo cho Cảng vụ. Ngoài ra, trong hai năm vừa qua sân bay Cam Ranh đã được không quân Nga sử dụng cho các máy bay IL-78, các máy bay này sẽ tiếp nhiên liệu cho các máy bay Tu-95MS.
Tuy nhiên một số chuyên gia Nga cho rằng, phát biểu của Đại tướng Pyotr Deinekin hơi sớm. Trên thực tế, việc Nga trở lại căn cứ Cam Ranh với tư cách đầy đủ là không thể. Trong khi đó, sự hiện diện về mặt quân sự của Nga ở Việt Nam vào thời điểm này là không có lợi cho Nga, trong khi mà mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang căng thẳng, chính phủ Nga đang cố gắng duy trì mối quan hệ tốt với cả hai quốc gia này. Ngoài ra, việc Nga duy trì một căn cứ lớn ở nước ngoài trong tình hình hiện nay là không thể, vì lực lượng của hạm đội Thái Bình Dương của Nga hiện nay đã thu hẹp lại đáng kể so với thời Liên Xô.
Hơn 10 năm qua, trong khu vực này và một số nơi trên thế giới, Nga đã không giúp giải quyết được những vấn đề nghiêm trọng, các tàu của hạm đội Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương chỉ để chống cướp biển, nay họ có cơ hội đến Cam Ranh là để tiếp tế nhiên liệu và nghỉ chân. Cam Ranh vẫn có thể được coi là một nơi để tàu chiến và máy bay Nga dừng để tiếp tế hậu cần, và không hơn. Có lẽ Nga sẽ cải thiện các hệ thống trang thiết bị và một số cơ sở hạ tầng tại đây. Từ đây sẽ giúp các máy bay Nga mở rộng địa bàn hoạt động trong nhiệm vụ trinh sát và chống ngầm, cùng như các máy bay ném bom chiến lược, họ sẽ thường xuyên thực hiện các chuyến bay đến Biển Đông.
Việt Nam gần đây đã khai trương cảng quốc tế Cam Ranh với nhiều dịch vụ hậu cần, bảo dưỡng, cho phép tàu quân sự và dân sự của nhiều quốc gia cập cảng.
“Các căn cứ quân sự của Nga ở Syria và Iran chỉ là vấn đề thời gian, họ cần phải hợp tác và hành động cùng VKS. Quyết định cho phép sử dụng căn cứ tại Iran có thể cho là chậm trễ một chút. Về căn cứ ở Việt Nam, ý tưởng đó là quá chính xác. Rõ ràng, quyết định đó là nhằm khôi phục lại căn cứ quân sự có từ thời Liên Xô, nơi mà Nga vẫn cần đến nó. Tuy nhiên, quy mô của sự trở lại sẽ không thể so sánh được với thời Liên Xô, bây giờ đã là thời đại khác, các đối tượng và nguồn lực cũng khác. Giải pháp nhiều khả năng nhất sẽ được chấp thuận đối với từng trường hợp cụ thể. Dự đoán về việc tạo ra một cơ sở mới là không thể”, học giả Alexander Khramchikhin, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính trị – quân sự Liên bang Nga cho biết.
Theo Kiến Thức
Trở lại Cam Ranh Nga phải có sân bay quân sự tại Việt Nam!
Số căn cứ quân sự của Nga ở nước ngoài ít tới mức có thể đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, cảm giác hết sức phấn khởi khi có thông tin về khả năng sẽ xuất hiện thêm cái tên Cam Ranh.
Cựu tư lệnh Không quân Nga: Cần Cam Ranh!
Nếu như đưa vào bản đồ thế giới tất cả những căn cứ quân sự của Mỹ thì chúng ta sẽ có một chuỗi dày các điểm tập trung với nhau một cách lạ lùng, bao quanh Liên Xô cũ. Thế nhưng các căn cứ quân sự của Nga ở nước ngoài ít tới mức có thể đếm trên đầu ngón tay.
Vì thế, cảm giác hết sức phấn khởi khi nghe thông tin về khả năng sẽ xuất hiện thêm một căn cứ của Nga tại một trong những khu vực trọng yếu nhất trong tương lai.
Tất nhiên, trong vấn đề tổ chức các căn cứ quân sự chỉ nên tin vào những tuyên bố được phát đi từ Bộ Quốc phòng Nga. Tuy nhiên, khi một hãng thông tấn được kính nể như "RIA Novosti" đăng tải tài liệu trích nguồn thông tin từ cựu tư lệnh Không quân Nga, thì cần phải quan tâm tới nó một cách đặc biệt.
Đó là tuyên bố của ông Petr Stepanovich Deinekin, tướng quân đội về hưu, cựu tư lệnh Không quân Nga và Liên Xô, tiến sĩ khoa học lĩnh vực quân sự, anh hùng Nga. Và ý kiến của một chuyên gia như vậy cũng cần phải lắng nghe.
Tàu Hải quân Nga.
Ông Deinekin cho rằng, Nga nên tiến hành khôi phục mạng lưới sân bay tại Cam Ranh (Việt Nam) một cách hết sức tích cực.
"Hiện nay lực lượng không quân của chúng ta đang tiến hành tái trang bị vũ khí một cách quy mô, lĩnh vực công nghiệp - quốc phòng đang triển khai các dự án máy bay tương lai. Mạng lưới sân bay của chúng ta đang được phục hồi không chỉ tại Bắc Cực mà cả bên ngoài biên giới của Nga: ở Việt Nam, tại các đảo trên Thái Bình Dương và tại Syria".
Về Syria, thì được đưa tin rộng rãi và cũng giống như về Bắc Cực. Các đảo trên Thái Bình Dương thì cũng không cần phải đề cập tới. Đối với Việt Nam thì khác... Căn cứ tại Cam Ranh từng được thiết lập từ hồi đầu thế kỷ trước.
Ban đầu nó do người Pháp xây dựng, sau đó dần dần chuyển sang tay người Nhật, sau đó lại người Pháp, người Mỹ. Sau khi Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh với Việt Nam, căn cứ này được giao vào tay Liên Xô.
Vào tháng 5/1979 một hiệp định đã được ký kết mà trong đó xác định quyền của Liên Xô thiết lập tại Cam Ranh căn cứ hậu cần. Các kỹ sư Liên Xô miệt mài xây dựng từ những gì người Mỹ để lại và biến Cam Ranh thành một căn cứ lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài.
Căn cứ này sau đó được chuyển lại cho Nga cho đến khi nó bị các lực lượng vũ trang của Nga bỏ lại từ 1/1/2002.
Tuy nhiên, tình hình địa chính trị thay đổi một lần nữa đã biến việc phải có căn cứ hải quân tại nơi giao cắt giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là điều vô cùng cấp thiết. Yêu cầu được Mỹ đưa ra trước lãnh đạo Việt Nam cũng phần nào lý giải cho tầm quan trọng của căn cứ hải quân này trên quan điểm quân sự.
Vào tháng 3 năm ngoái, Lầu Năm góc hết sức lo ngại trước khả năng tiếp nhiên liệu cho các máy bay ném bom mang tên lửa hạt nhân của Nga từ những máy bay tiếp nhiên liệu cất cánh từ sân bay Cam Ranh.
Khi đó Việt Nam đã khước từ yêu cầu của phía Mỹ, và tất cả đều rõ rằng sự trở lại Cam Ranh của người Nga chỉ là vấn đề thời gian.
Bộ Quốc phòng Nga không chính thức xác nhận!
Và đây là tiếng chuông cảnh tỉnh mới. Những tuyên bố của tướng Deinekin không được Bộ Quốc phòng Nga chính thức xác nhận, nhưng ví dụ Latakia chứng tỏ rằng các căn cứ quân sự của Nga có thể xuất hiện nhanh nếu như thực sự cần thiết.
Đúng là cần thiết. Khu vực Châu Á Thái Bình dương là trung tâm kinh tế tương lai của thế giới. Ngay hiện giờ, chính sách xâm lấn của Trung Quốc đang gặp phải sự phản ứng của Mỹ khi không thích Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện tại Châu Á Thái Bình dương.
Khu vực này không còn là nơi ít được biết đến như một thế kỷ trước. Đơn giản có nghĩa là Nga cần căn cứ tại Cam Ranh. Mà nếu đã cần có nghĩa là sẽ có. Điều còn lại - chờ tuyên bố chính thức của Bộ Quốc phòng Nga.
Theo Soha News
Tuyên bố của tướng Nga về Cam Ranh Trên Tạp chí công nghiệp-quân sự Nga hôm 20/7/2016, Trung tướng Viktor Fedorovich Aistov tuyên bố Cam Ranh "như họng súng chĩa vào đầu đối phương" tại Biển Đông. Yết hầu với Biển Đông Theo Trung tướng Viktor Fedorovich Aistov, thời chiến tranh Việt Nam người Mỹ đã xây dựng hoàn chỉnh Cam Ranh với 2 đường băng (dài 3,5 km, đủ cho...