Trả lại đúng tuổi thật cho vỏ Trái đất
Nhờ phương pháp mới, một đội ngũ khoa học gia đã xác định lại tuổi cho vỏ Trái đất, theo đó hóa ra lâu nay nhân loại đếm thiếu đến 500 triệu tuổi cho lớp vỏ địa cầu.
Kết cấu của Trái đất SHUTTERSTOCK
Theo báo cáo được trình bày tại hội nghị Liên minh Khoa học Địa lý châu Âu (EGU) 2021 được tổ chức trực tuyến, các nhà nghiên cứu tìm được bằng chứng cho thấy vỏ lục địa của Trái đất đã hình thành ít nhất cách đây 3,7 tỉ năm, tức sớm hơn nửa tỉ tuổi so với cách xác định trước đây.
Video đang HOT
Để rút ra kết luận trên, đội ngũ nghiên cứu phân tích một dạng khoáng chất gọi là barite, hỗn hợp muối biển và barium rò rỉ từ các mạch của núi lửa trong lòng biển.
Tác giả báo cáo Desiree Roerdink, nhà hóa địa của Đại học Bergen (Na Uy), nhận định rằng kết quả thu được có thể tác động đến cách thức con người lâu nay vẫn hình dung về quá trình tiến hóa của sự sống.
Đầu tiên, điều đó có nghĩa là những quy trình tạo ra các lục địa, như đĩa kiến tạo, đã diễn ra trên Trái đất lâu hơn vẫn tưởng, ít nhất là bằng với thời gian vỏ Trái đất hình thành.
Bên cạnh đó, phát hiện mới có thể buộc giới khoa học nghiên cứu lại quá trình tiến hóa của sự sống trong các đại dương.
Trong lúc các lục địa ổn định theo thời gian, chúng đổ các chất dinh dưỡng vào biển cả. Những chất dinh dưỡng này giúp nuôi dưỡng sự sống trong lòng đại dương, theo báo cáo đăng trên chuyên san Science.
Vào thời điểm vỏ Trái đất ngừng tăng trưởng trong khoảng 1 tỉ năm vào giai đoạn “trung niên” của tuổi Trái đất, quá trình tiến hóa của sống cũng bất ngờ bị chậm lại.
Mảnh vỏ Trái Đất "thất lạc" bị nuốt chửng ở Thái Bình Dương
Các nhà khoa học đã phát hiện ra mảng kiến tạo mất tích của Trái Đất, thủ phạm tạo nên một phần vành đai lửa Thái Bình Dương.
Mảng kiến tạo có thể hiểu là một mảnh vỏ của Trái Đất. Vỏ Trái đất không liền lạc mà hiện đang chia làm 15 mảng kiến tạo lớn nhỏ, các lục địa và đại dương nằm trên các mảng này. Nhưng mảnh "Phục Sinh" mới được tìm thấy không nằm trong số 15 mảnh đó: nó đang nằm đâu đó trong lòng đất vì bị chính Trái Đất "nuốt chửng".
Những mảng kiến tạo ngày nay của Trái Đất - ảnh: PHYS.ORG
Công trình mới từ Đại học Houston (Mỹ) đã giúp tái tạo lại mảng kiến tạo cổ xưa đó trên mô hình máy tính, tái tạo lại hoạt động của các mảng kiến tạo kể từ kỷ nguyên địa chất Kainozoi, khởi đầu khoảng 66 triệu năm trước.
Trước đó, các nhà địa vật lý đã ghi nhận được sự tồn tại của 2 mảng kiến tạo ở Thái Bình Dương là mảng Kula và mảng Farallon. Nhưng có quá nhiều magma (đá nóng chảy) hiện diện ở phần phía Đông vị trí cũ mà 2 mảng từng tồn tại (Alaska và Washington ngày nay) cho thấy có một mảnh ghép còn thiếu.
Điều này đã dẫn các nhà khoa học tới mảng Phục Sinh: phần vành đai lửa ở gần bờ biển Bắc Mỹ chính là do nó, hay đúng hơn là phần nó bỏ lại trước khi chui hoàn toàn vào lòng đất trong quá trình gọi là "hút chìm". Đó là khi Trái Đất tự nuốt một mảng vỏ của mình, một phần hay toàn bộ.
Do cõng trên lưng các lục địa và đại dương, nên quá trình nuốt rồi trồi lên của các mảng kiến tạo chính là nguyên nhân khiến đất đai nhiều lần hợp thành siêu lục địa rồi lại bị chia tách thành nhiều châu lục như ngày nay.
Một lục địa của Trái Đất đang "biến hình" nhanh khó tin Dãy núi Sierra Nevada ở Mỹ đã cung cấp bằng chứng gây sốc về cách các mảnh vỏ Trái Đất di chuyển và tạo ra các vùng đất mới nhanh ngoài sức tưởng tượng. Nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Benjamin Klein từ Khoa Khoa học Trái Đất, khí quyển và hành tinh thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ) cho...