Trả lại đúng tên gọi của sữa: Chờ đợi hóa giải nghịch lý ngành sữa
Việc mỗi năm các doanh nghiệp chi ra tới trên 1 tỷ USD để nhập sữa bột nhằm đáp ứng cho 70% nhu cầu sữa nước, ngành sữa Việt Nam không những đang đi ngược xu thế của thế giới, mà người tiêu dùng còn chịu thiệt thòi do phải uống sữa dạng lỏng không phải là sữa tươi.
TH true MILK hiện đang sở hữu đàn bò sữa nuôi tập trung lớn nhất Việt Nam, tự chủ được hoàn toàn nguồn sữa tươi nguyên liệu để chế biến gần 60 sản phẩm sữa tươi và chế phẩm từ sữa
Những nghịch lý này sẽ được hóa giải khi các tiêu chuẩn/quy chuẩn làm rõ được các khái niệm sữa, thúc đẩy chăn nuôi trong nước.
VN nhập khẩu sữa nhiều nhất thế giới
Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT, năm 2015 tổng đàn bò sữa là 275.328 con, sản lượng sữa tươi đạt 723.153 tấn, năm 2016, đàn bò tăng lên 282.990 con, sản lượng sữa tươi đạt 795.144 tấn.
Năng suất sữa cũng được cải thiện, tăng từ mức 3,5 tấn/chu kỳ năm 2001 lên 5,3 tấn/chu kỳ năm 2014 và đạt mức gần 6 tấn/chu kỳ năm 2016
Song theo đánh giá của PGS.TS Hoàng Kim Giao- Hiệp hội Gia súc lớn (Hội Chăn nuôi Việt Nam) thì năng suất sữa bò tại các hộ gia đình vẫn còn thấp do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong khi hiện cả nước có đến trên 17.828 hộ chăn nuôi bò sữa, chiếm tới 70% tổng đàn bò của cả nước, chủ yếu là quy mô nhỏ dưới 10 con/hộ.
Với nguồn nguyên liệu sữa tươi cung ứng cho các nhà sản xuất còn hạn chế, khi chỉ mới đáp ứng khoảng 38% nhu cầu nên hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu tới hơn 60% sữa bột từ nhiều quốc gia để làm sữa hoàn nguyên. Vì vậy, theo PGS.TS Hoàng Kim Giao, Việt Nam luôn nằm trong nhóm 20 nước nhập khẩu sữa nhiều nhất trên thế giới, khi mỗi năm nhập khoảng 1,2 triệu tấn các loại.
Ông Tống Xuân Chinh, Cục Phó Cục Chăn nuôi nhận định, mặc dù ngành chăn nuôi bò sữa đã có bước phát triển mạnh mẽ khi có nhiều DN tham gia, ứng dụng công nghệ cao vào quản lý bò sữa, quản lý giống. Tuy nhiên, tăng trưởng của ngành vẫn còn chậm so với yêu cầu, khi sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước còn thấp. Chăn nuôi vẫn chủ yếu ở quy mô nhỏ, lẻ, chất lượng giống và quy trình kỹ thuật chưa được quan tâm nên ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sữa tươi.
Video đang HOT
Một góc cửa hàng TH true mart bán các sản phẩm sữa tươi TH true MILK
Một lý do đặc biệt khác khiến sữa tươi bị “lép vế” chính là tên gọi gây nhầm lẫn là “sữa tiệt trùng” vốn có nguyên liệu là sữa bột thường được hiểu là sữa tươi. Cụ thể, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa dạng lỏng (QCVN 5:1-2010/BYT) ban hành năm 2010 có khái niệm “sữa tiệt trùng”. Bản chất của sản phẩm ghi nhãn tên gọi này chính là sữa bột pha lại, hoặc sữa bột pha với một phần sữa tươi nhưng nhiều người tiêu dùng hiểu là sữa tươi. Vì thế, người tiêu dùng khi chọn mua đều nghĩ mình đang mua sữa tươi.
Hóa giải nghịch lý trên thị trường sữa
Đó cũng là nguyên nhân dẫn tới nghịch lý: trong khi chủ trương của Nhà nước đang khuyến khích nâng cao nguồn nguyên liệu và chất lượng sữa tươi, đầu tư mạnh mẽ phát triển đàn bò sữa, thì doanh nghiệp nhập sữa bột, người nông dân đổ sữa tươi vẫn diễn ra. Trong đó, đáng chú ý là người nông dân ở 3 vùng nuôi bò sữa lớn là Hà Nội, Lâm Đồng và Củ Chi, đã phải “ngậm ngùi” đổ bỏ sữa tươi, cho dù đã liên kết tiêu thụ với một số DN sản xuất lớn … Đặc biệt, trong khi các DN sử dụng lượng lớn sữa bột nhập khẩu, thì ngay cả khi giá sữa nguyên liệu thế giới giảm, giá sữa trong nước vẫn “án binh bất động”.
Theo nhiều chuyên gia, mỗi năm doanh nghiệp sữa Việt Nam p
hải bỏ ra nguồn ngoại tệ lớn dành cho nhập khẩu, trong khi bản thân người nông dân phải đổ bỏ sữa tươi, còn người tiêu dùng phải chịu giá cả đắt đỏ, chất lượng mù mờ… đang khiến cho ngành sữa Việt Nam đi ngược lại xu hướng phát triển thế giới. Việc thiếu sự chú trọng đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu thay vì chỉ tập trung phát triển sản xuất sản phẩm sữa trong thời gian trước đây đang để lại nhiều hệ quả, kìm hãm sự phát triển của chính DN, không đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây, nhiều DN đã mạnh dạn đầu tư và phát triển mạnh mẽ vùng nguyên liệu và đàn bò sữa chất lượng cao. Trong đó phải kể đến là các dự án đầu tư của tập đoàn TH, với sản phẩm sữa True MILK có tổng vốn đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD, bao gồm chăn nuôi và chế biến sữa tươi sạch tập trung quy mô lớn với đàn bò hơn 45.000 con; Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai hợp tác cùng hãng sữa Nutifood triển khai dự án nuôi bò và nhà máy chế biến sữa có vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng.
Ngành sữa Việt Nam đang bắt đầu có bước chuyển mình theo đúng quy luật phát triển, song những quy định về tiêu chuẩn sữa dạng lỏng hiện đang bộc lộ nhiều bất cập khi không đạt ra yêu cầu phân biệt rõ ràng hơn về thành phần và nguồn gốc nguyên liệu. Điều này khiến cho những đơn vị sử dụng sữa bột nguyên liệu để hoàn nguyên lại thành sữa nước sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Và người tiêu dùng cũng không biết được trong một ly sữa được sử dụng, có bao nhiêu % là sữa bột, bao nhiêu % sữa tươi.
Để giải quyết thực trạng này, Bộ Y tế mới đây đã sửa đổi QCVN 5:1-2010/BYT theo hướng sửa tên gọi sữa tiệt trùng thành sữa hoàn nguyên và sữa pha lại. Hi vọng đây là “cú hích” cho ngành chăn nuôi trong nước khi trên nhãn mác, bao bì nhà sản xuất phải ghi rõ các thành phần cấu thành sản phẩm; ghi rõ nguồn gốc nguyên liệu. Điều đó cũng sẽ thúc đẩy nông dân và các trang trại chăn nuôi bò sữa đầu tư mạnh mẽ hơn để nâng cao năng suất, chất lượng.
Và như vậy, trong tương lai nghịch lý ngành sữa sẽ được “hóa giải”, VN sẽ hòa theo xu hướng chung của thế giới là nuôi bò, sử dụng sữa tươi nguyên liệu để chế biến sữa dạng lỏng, thay vì vô tư “hòa sữa bột” ra bán như hiện nay.
Box: Khảo sát một số hộ nông dân tại TPHCM đầu năm 2016 cho thấy, chi phí sản xuất sữa ở mức 16.000 đồng – 17.000 đồng/kg. Tuy nhiên, có thời điểm các doanh nghiệp thu mua sữa của nông dân chỉ ở mức 13.000 – 13.500 đồng/kg, trong khi bán ra thị trường là 28.000 – 35.000 đồng/kg. Giá thành 1kg sữa tươi sản xuất tại Việt Nam hơn 10.000 đồng/kg (chưa gồm chi phí vận chuyển và các chi phí khác). Trong đó, 70% thức ăn tinh và rau xanh; 15% lao động; khấu hao bò và chuống là 12%. Trên thế giới giá thành sản xuất một lít sữa tươi của nông dân Anh đầu năm 2016 cũng ở mức 0,4 USD/kg; ở Úc, Mỹ và Brazil vào khoảng 0,22 – 0,3 USD/kg (dưới 10.000 đồng/kg)
Theo Danviet
Cận cảnh "cô bò" khổng lồ giá nghìn đô mới về Việt Nam
Sau hơn một tháng đi đường biển, đàn bò sữa cao sản Holstein Friesian (HF) với số lượng gần 1.300 con đã cập bến an toàn, di chuyển về trại nuôi tân đáo ở trang trại bò sữa TH (Nghĩa Đàn, Nghệ An).
Chiều 14.4, tàu chở gần 1.300 "cô bò" cao sản thuần chủng HF (Mỹ) từ Mỹ về Việt Nam đã cập cảng Cửa Lò (Nghệ An) an toàn.
Ngày 14.4, tại cảng Cửa Lò (Nghệ An), Tập đoàn TH đã tổ chức Lễ đón đàn bò sữa cao sản HF quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ. Chia sẻ thông tin về những "cô bò" đặc biệt này, ông Hoàng Kim Giao - Chủ tịch Hiệp hội gia súc lớn (Hội Chăn nuôi Việt Nam) cho biết, các "cô bò" sữa mà Tập đoàn TH nhập về đợt này mang trong mình những loại gen tốt hàng đầu của Mỹ, chúng được lựa chọn bởi những chuyên gia của tập đoàn và do công ty TK và APDC nhập về Việt Nam."Các "cô bò" thuần chủng HF này có nhiều ưu điểm vượt trội như khối lượng và tháng tuổi gần giống nhau (bò tơ mang thai, tuổi 15-20 tháng); các "cô bò" được chọn lọc kỹ từ những con bố và mẹ năng suất cao, sản lượng sữa đạt 12.000 lít/con/chu kỳ (305 ngày); đàn bò được chọn lọc rất cẩn thận từ ngoại hình, thể chất, tiềm năng năng suất sữa và khả năng chống đỡ bệnh tật ở vùng nhiệt đới" - ông Giao tiết lộ.
Các "cô bò" mà Tập đoàn TH nhập về đợt này mang trong mình những loại gen tốt hàng đầu của Mỹ với sản lượng sữa đạt được khoảng 12.000 lít/con/chu kỳ (305 ngày).
Cũng theo ông Giao, năm 2001, Việt Nam đã nhập khẩu 199 bò sữa thuần chủng HF và 184 bò sữa Jersey từ Mỹ và là lần đầu tiên Việt Nam nhập khẩu bò sữa từ Mỹ (trước đó và hiện tại Việt Nam nhập bò sữa chủ yếu từ Cu Ba, New Zealand, Australia...).
Các "cô bò" đặc biệt này được các chuyên gia của TH chọn lọc rất cẩn thận từ ngoại hình, thể chất, tiềm năng năng suất sữa và khả năng chống đỡ bệnh tật ở vùng nhiệt đới.
"Cho đến nay, qua theo dõi đàn con cháu của đàn bò này thì thấy năng suất sữa luôn cao hơn so với các con khác từ 30% trở lên. Tuy nhiên, sản lượng bò sữa bình quân cũng chỉ đạt ở mức từ 5.000-6.000 lít/con/chu kỳ (khoảng 305 ngày)" - ông Giao khẳng định.
Các "cô bò" đặc biệt này được vận chuyển từ cảng Cửa Lò về Nghĩa Đàn bằng xe tải cỡ lớn.
Ông Gilad Efrat - Giám đốc kỹ thuật trang trại (Tập đoàn TH) cho hay: "Sau khi cập cảng Cửa Lò, đàn bò sữa cao sản nhập khẩu từ Mỹ đã được chuyển về Nghĩa Đàn nuôi tân đáo, cách ly để bò có thời gian thích nghi dần với điều kiện nóng ẩm của Việt Nam và thích ứng với quy trình chăm sóc nuôi dưỡng của Trang trại TH. Sau khi đàn bò thích nghi sẽ được phân loại, đánh giá và có thể nuôi cùng với đàn bò đã thích nghi với điều kiện của chăn nuôi của TH".
Theo ông Gordon Thornhill, một chuyên gia bò sữa của Mỹ, là giống bò mang trong mình những loại gen tốt hàng đầu của Mỹ.
"Khi đàn bò cao sản hòa nhập đàn, sinh sản và cho sữa với năng suất cao, sản lượng sữa tươi sản xuất từ trang trại TH sẽ tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao về sữa tươi của thị trường sữa Việt Nam, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ sữa tươi trong nước" - ông Gilad Efrat khẳng định.
Sau khi cập cảng Cửa Lò, đàn bò sữa cao sản nhập khẩu từ Mỹ đã được chuyển về Nghĩa Đàn nuôi tân đáo, cách ly.
Cận cảnh các "cô bò" cao sản thuần chủng HF trị giá hàng nghìn đô/con mới nhập về Việt Nam.
Trang trại TH được xây dựng và vận hành từ năm 2009, đã thực hiện 17 lần nhập bò sữa thuần HF từ New Zealand. Hiện tại, trang trại bò sữa TH có quy mô đàn 45.000 con, trong đó có 22.000 con đang cho sữa, năng suất bình quân đạt trên dưới 30 lít/con/ngày (khoảng 9.000 lít/con/chu kỳ), cao nhất Việt Nam và khu vực Asean. Cùng với đó, Tập đoàn TH đã áp dụng công nghệ cao trong công tác chăn nuôi bò sữa tập trung và sản xuất theo chuỗi khép kín "Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch", đảm bảo các sản phẩm ra thị trường đều đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tháng 2.2015, Trang trại TH đã xác lập kỷ lục "Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn nhất châu Á".
Theo Danviet
Sữa học đường: Khi doanh nghiệp cùng mang sứ mệnh cộng đồng Chung tay thực hiện Chương trình Sữa học đường, mang lại nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ em phát triển thể lực, trí lực là trách nhiệm của các doanh nghiệp và toàn xã hội. Doanh nghiệp Việt với vấn đề an sinh xã hội Trong công cuộc xây dựng đất nước, ổn định kinh tế, công tác an sinh xã hội...