Trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung, làm rõ vai trò người chồng của nữ siêu lừa
Tại phiên sơ thẩm sáng 25/4, Hội đồng xét xử trả hồ sơ vụ án, yêu cầu cơ quan điều tra bổ sung, làm rõ vai trò của Phạm Văn Tuấn (chồng của bị cáo Hòa) trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng trăm tỷ đồng.
Sau 3 lần hoãn phiên tòa, ngày 25/4, Tòa án nhân dân (TAND) TP Hải Phòng mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Phạm Thị Hòa (40 tuổi, trú tại phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại điểm a khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Đến nay, ngoài 41 nạn nhân đã chuyển tiền cho Hòa, quá trình thu thập thông tin, cơ quan chức năng xác định đã có thêm nhiều nạn nhân mới.
Siêu lừa Phạm Thị Hòa tại phiên xét xử sơ thẩm vào sáng 25/4.
Ngay trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vào sáng 25/4, PV Báo Giao thông ghi nhận có rất nhiều nạn nhân mới đến dự phiên tòa, một số người chưa làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo trong vụ việc trên vì nhiều lý do khác nhau.
Tại phiên xét xử sáng nay, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) TP Hải Phòng đã cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ liên quan tới Giám đốc Công ty Pros Land là Phạm Văn Tuấn (chồng của bị cáo Hòa) có liên quan tới vụ án trên.
Sau khi nghe trình bày từ đại diện Viện KSND TP Hải Phòng, Hội đồng xét xử đã trả hồ sơ vụ án, yêu cầu cơ quan điều tra bổ sung, làm rõ vai trò của Phạm Văn Tuấn trong vụ việc trên.
Video đang HOT
Những nạn nhân trong vụ lừa đảo tìm đến nhà Hòa để đòi nợ.
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hải Phòng, Phạm Thị Hòa là Giám đốc Công ty TNHH Pros Land (trụ sở tại Làng Việt kiều Quốc tế, đường Khúc Thừa Dụ, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, TP Hải Phòng), được thành lập năm 2019. Đến ngày 29/9/2021, doanh nghiệp thay đổi đăng ký kinh doanh để Phạm Văn Tuấn (45 tuổi, chồng của Hòa) làm Giám đốc và Hòa làm Phó giám đốc công ty. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực môi giới, mua bán bất động sản.
Từ tháng 8/2020 đến tháng 10/2022, Phạm Thị Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, sẽ mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại, vị trí đẹp hoặc góp vốn đầu tư các dự án chưa mở bán hoặc dự án mới có quyết định đầu tư.
Các nhà đầu tư góp vốn với Công ty Pros Land sẽ được hưởng lợi nhuận cao do Hòa đưa ra, tùy theo chu kỳ và thời điểm tham gia. Các nhà đầu tư nhận 20% trên số tiền góp trong thời gian 2,5 tháng, sau đó tăng lên 20% trong một tháng, rồi lên đến 10% trong 10 ngày hoặc 15 ngày.
Do tin tưởng, các nhân viên kinh doanh và những người đầu tư đã nhiều lần chuyển tiền cho Hòa với số lượng lớn. Để tiếp tục lôi kéo được thêm nhiều nhà đầu tư, ban đầu, Hòa luôn trả lãi đều đặn để những người đầu tư giới thiệu thêm những người đầu tư khác chuyển tiền cho Hòa.
Người đầu tư, nhân viên kinh doanh chuyển tiền đầu tư vào tài khoản của Công ty Pros Land, tài khoản cá nhân của Hòa hoặc đưa tiền mặt cho Hòa sẽ nhận được hợp đồng hợp tác kinh doanh, phiếu thu, phiếu đặt chỗ của Công ty Pros Land.
Trên thực tế, Hòa không tham gia đầu tư vào bất kỳ dự án nào mà sử dụng tiền của nhà đầu tư sau để trả tiền lãi và tiền gốc cho nhà đầu tư trước hoặc trả cho chính nhà đầu tư đó và sử dụng để chi tiêu cho cá nhân.
Theo xác định từ Cơ quan Cảnh sát điều tra, từ tháng 8/2020 đến tháng 10/2022, có 41 người đã chuyển tiền cho Hòa với tổng số tiền trên 689 tỷ đồng. Hòa đã trả lãi và gốc cho mọi người trên 472 tỷ đồng và đã chiếm đoạt số tiền còn lại khoảng 216 tỷ đồng.
Quá trình khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng thực hiện kê biên, phong tỏa tài khoản Công ty TNHH Pors Land, Phạm Thị Hòa và tài khoản của ông Phạm Văn Tuyên (bố đẻ Hòa đứng tên, phong tỏa sử dụng) được tổng cộng hơn 12 tỷ và 90 cổ phiếu của 3 mã chứng khoán.
Viện KSND TP Hải Phòng xác định, Phạm Thị Hòa đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại điểm a khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Vụ 'siêu lừa' Nguyễn Thị Hà Thành: Đại gia kháng cáo đòi 3 ngân hàng trả tiền
Đại gia tên T. đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm tuyên buộc 3 ngân hàng hoàn trả lại tiền cho vợ chồng ông theo các sổ tiết kiệm đã gửi ngân hàng và tiền lãi phát sinh.
Trong khi đó, các ngân hàng đề nghị Tòa án buộc ông T. phải trả lại số tiền lãi đã nhận.
Ngày 27/3, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành (SN 1984, ở Hà Nội) tiếp tục với phần thẩm vấn.
Theo bản án sơ thẩm, do kinh doanh thua lỗ, bà Nguyễn Thị Hà Thành nợ khoảng 80 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2018, bị cáo dùng chiêu vay tiền với lãi suất cao, lấy của người sau trả cho người trước để tạo lòng tin và cũng trở thành khách VIP của các ngân hàng.
Bà Thành vay tiền của ông Đặng Nghĩa T. và một số người khác bằng hình thức yêu cầu những người này gửi tiền vào các ngân hàng Việt Á, NCB, Pvcombank qua các sổ tiết kiệm, để bà Thành giữ các sổ tiết kiệm.
Sau đó, bị cáo dùng sổ tiết kiệm và giả chữ ký, lập hồ sơ vay tiền ngân hàng, rút ra chiếm đoạt. Bản án sơ thẩm xác định, "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành đã gây ra hàng chục vụ lừa đảo, chiếm đoạt tổng số tiền hơn 433 tỷ đồng.
Liên quan đến phần trách nhiệm dân sự và xử lý vật chứng, HĐXX cấp sơ thẩm tuyên: Ngân hàng giữ lại toàn bộ số tiền trong sổ tiết kiệm mang tên ông Đặng Nghĩa T. và vợ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án về trách nhiệm dân sự cho bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành và dành quyền cho ông T. và vợ khởi kiện vụ án dân sự khác.
Là người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án, ông Đặng Nghĩa T. kháng cáo một phần bản án. Đại gia này cho rằng, vợ chồng ông không cho bà Thành vay tiền mà chỉ gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng hợp pháp theo đúng quy định, trình tự của ngân hàng và các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Theo ông T, bản án hình sự sơ thẩm tuyên ngày 24/3/2023 về phần trách nhiệm dân sự là không đúng quy định pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ chồng ông.
Trong đơn kháng cáo ông T. Trình bày: Nếu bản án sơ thẩm kết luận giao dịch gửi tiền của vợ chồng ông vào các Ngân hàng NCB, VAB và PVcomBank là giả cách, nhằm che giấu giao dịch cho Nguyễn Thị Hà Thành vay thì phải giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu, tuyên buộc các ngân hàng phải hoàn trả lại tiền gửi tiết kiệm cho vợ chồng ông mới đúng quy định pháp luật.
Mặt khác, nếu HĐXX cấp sơ thẩm tuyên giao dịch gửi tiền là giả cách thì các bị cáo là nhân viên, giám đốc ngân hàng liệu có phạm tội "Vi phạm các quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" hay không?
Ông T. đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm tuyên buộc Ngân hàng NCB, Pvcombank và Việt Á bank hoàn trả lại tiền cho ông theo các sổ tiết kiệm đã gửi ngân hàng và tiền lãi phát sinh.
Trong khi đó, Ngân hàng Pvcombank kháng cáo đề nghị tòa án cấp phúc thẩm giải quyết yêu cầu của ngân hàng liên quan đến việc thu hồi khoản tiền lãi mà ngân hàng này đã trả cho vợ chồng ông T. phát sinh từ 3 sổ tiết kiệm, tính từ thời điểm tháng 10/2018 đến 11/2019, là thời điểm có quyết định tạm giữ của Cơ quan điều tra số tiền hơn 4 tỷ đồng.
Pvcombank cho rằng, do giao dịch gửi tiền tiết kiệm của vợ chồng ông T. là hợp đồng giả cách, được thực hiện nhằm mục đích che dấu đi một hợp đồng khác và thông qua hợp đồng đó để chuộc lợi, chiếm đoạt tài sản khi có sự vi phạm nghĩa vụ về hợp đồng.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Ngân hàng NCB cũng đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm tuyên vô hiệu các giao dịch cho vay giữa ngân hàng và bà Thành, các giao dịch thế chấp, các giao dịch gửi tiền giữa ngân hàng và vợ chồng ông Đặng Nghĩa T. Từ đó, NCB đề nghị Tòa án buộc ông T. phải trả lại số tiền lãi đã nhận.
'Đại gia' và ngân hàng kháng cáo vụ siêu lừa 433 tỉ đồng 3 ngân hàng cùng hàng loạt 'đại gia' kháng cáo trong vụ án siêu lừa 433 tỉ đồng, do Nguyễn Thị Hà Thành cùng đồng phạm thực hiện. Sáng 26.3, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ siêu lừa 433 tỉ đồng của hàng loạt ngân hàng và "đại gia". Phiên tòa được mở do có...