Trả hồ sơ vụ thanh tra Bộ Xây dựng “vòi” tiền tỷ để “xem xét lại tội danh”!
Cho rằng “cần xem xét lại tội danh”, TAND tỉnh Vĩnh Phúc đã trả hồ sơ vụ án đoàn thanh tra Bộ Xây dựng “vòi” doanh nghiệp tiền tỷ cho VKSND cùng cấp.
Bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh (đang đứng, bên phải) cùng các đồng phạm tại phiên tòa ngày 4/1 vừa qua (Ảnh: Nguyễn Trường).
Chiều 21/8, nguồn tin của PV Dân trí cho biết, ngày 16/8 vừa qua, TAND tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra xét xử nhóm bị cáo là cựu cán bộ Thanh tra Bộ Xây dựng đã có hành vi “vòi tiền” doanh nghiệp trên địa bàn vào hồi tháng 6/2019.
Trong vụ án này, 4 bị cáo gồm bà Nguyễn Thị Kim Anh (SN 1975, cựu Phó trưởng Phòng Phòng chống tham nhũng) là Trưởng đoàn; ông Đặng Hải Anh (SN 1981, cựu chuyên viên Phòng Thanh tra xây dựng 2); bà Nguyễn Thị Kim Liên (SN 1977, cựu cán bộ Phòng Thanh tra xây dựng 3) và Nguyễn Thùy Linh (SN 1994, cựu cán bộ Phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra) cùng bị truy tố về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản”.
Tuy nhiên, sau khi trải qua phần xét, Hội đồng xét xử đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì cho rằng, các cơ quan tố tụng “cần xem xét lại tội danh” đối với các bị cáo.
Sau nhiều ngày nghiên cứu lại hồ sơ, VKSND tỉnh Vĩnh Phúc vẫn giữ nguyên quan điểm, chuyển toàn bộ hồ sơ và tiếp tục đề nghị TAND tỉnh đưa các bị cáo ra xét xử về tội danh đã truy tố.
Theo hồ sơ điều tra, căn cứ kế hoạch thanh tra năm 2019 và các văn bản có liên quan, các bị can nêu trên được giao nhiệm vụ thanh tra công tác quy hoạch, quản lý, xây dựng tại một số dự án trên địa bàn UBND huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc).
Với động cơ mục đích trục lợi từ hoạt động này, Kim Anh, Kim Liên, Thùy Linh và Hải Anh đã lợi dụng chức vụ được giao để thanh tra ngoài đối tượng, phạm vi thanh tra theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Video đang HOT
Trụ sở UBND huyện Vĩnh Tường, nơi cơ quan công an bắt quả tang đoàn thanh tra Bộ Xây dựng nhận tiền doanh nghiệp (Ảnh: Nguyễn Trường).
Nhóm bị can này “tự tung, tự tác”, thu hồ sơ thanh tra tràn lan, đưa ra các lỗi vi phạm, kiến nghị xử lý rất nặng, không có cơ sở… đối với các doanh nghiệp, chủ đầu tư.
Đồng thời, không chấp nhận giải trình của chủ doanh nghiệp, ép doanh nghiệp, chủ đầu tư phải đưa tiền để được giảm nhẹ hoặc bỏ qua lỗi vi phạm.
Với thủ đoạn này, chỉ sau hơn một tháng, các bị can đã chiếm đoạt, thu lợi bất chính hơn 2 tỷ đồng. Trong đó, nữ Trưởng đoàn thanh tra Bộ Xây dựng chiếm đoạt khoảng 1,3 tỷ đồng.
Kết luận điều tra nhận định, hành vi của bị can Kim Anh là đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó, bị can này vừa là người chủ mưu, chỉ đạo điều hành vừa là người thực hiện tội phạm.
Vào sáng 4/1 vừa qua, TAND tỉnh Vĩnh Phúc đưa vụ án này ra xét xử cấp sơ thẩm. Tuy nhiên, nhận thấy phiên tòa vắng nhiều bị hại, người liên quan mà không có lý do, đồng thời tổng số 3/10 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo vắng mặt nên Hội đồng xét xử đã quyết định hoãn phiên tòa.
Điều tra hàng loạt dự án bất động sản tại Bình Thuận
Cơ quan điều tra Bộ Công an vừa đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp cung cấp các văn bản chỉ đạo, hiệp thương và hướng dẫn UBND tỉnh Bình Thuận thực hiện 9 dự án bất động sản, trong đó 1 dự án xây dựng trường học có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Phần đất của dự án Ocean Light Center Phan Thiết tại phường Hưng Long, TP Phan Thiết, Bình Thuận - Ảnh: ĐỨC TRONG
Trong số những dự án mà Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp cung cấp thông tin, nổi lên là khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (phường Phú Thủy, TP Phan Thiết) với quy mô khoảng 62ha do Công ty cổ phần Rạng Đông làm chủ đầu tư.
Biến sân golf thành đất đô thị
Đây là dự án thuộc vị trí đắc địa nhất TP Phan Thiết hiện nay, với 2 mặt giáp các đại lộ Nguyễn Tất Thành - Tôn Đức Thắng, mặt thứ 3 giáp biển. Dự án từng vấp phải ý kiến phản đối, kiến nghị làm rõ nhiều sai sót của một số cựu lãnh đạo tỉnh Bình Thuận.
Theo tư liệu của Tuổi Trẻ, tiền thân của dự án trên là sân golf Phan Thiết được Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ KH-ĐT) cấp giấy phép ngày 27-7-1993 cho Công ty Regent International Overseas Crop (100% vốn đầu tư nước ngoài).
Dự án được triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1997. Đến ngày 8-9-2013, chủ đầu tư ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn điều lệ sân golf Phan Thiết cho Công ty cổ phần Rạng Đông.
Đến đây, toàn bộ nghĩa vụ - quyền lợi - lợi ích từ sân golf này được bàn giao cho Công ty cổ phần Rạng Đông là pháp nhân trực tiếp thực hiện. Đáng chú ý, tiếp nhận dự án trên chỉ trong thời gian ngắn, chủ đầu tư đã đề nghị địa phương chuyển đổi mục đích sử dụng đất sân golf sang đô thị.
Tại cuộc họp ngày 4-3-2014, các cơ quan ban ngành UBND Bình Thuận thống nhất với đề nghị của chủ đầu tư. Và trong quyết định thay đổi chứng nhận đầu tư lần thứ 6 (ngày 26-3-2015), địa phương đã điều chỉnh nội dung từ dự án sân golf (đất thể dục thể thao) thành khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.
Sau đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận thống nhất giao UBND tỉnh báo cáo và đề nghị Thủ tướng cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ diện tích khoảng 62ha đất sân golf sang xây dựng đô thị.
"Phù phép" 20% quỹ đất xã hội
Dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết từng được Kiểm toán Nhà nước và đoàn Thanh tra Chính phủ kiểm tra, phát hiện nhiều sai sót, trong đó nổi lên việc 20% quỹ đất nhà ở xã hội đã "biến mất".
Theo quy định, khu đô thị du lịch biển Phan Thiết phải bố trí 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội trong phạm vi dự án. Tuy nhiên, UBND Bình Thuận phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 không bố trí quỹ đất này.
UBND Bình Thuận đã bố trí 2 khu đất khác (ngoại ô TP Phan Thiết) có quy mô tương đương (8,57ha) để xây dựng nhà ở xã hội thay thế trong dự án trên. Đồng thời, địa phương cho phép chủ đầu tư nộp khoản tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% theo giá thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Theo tư liệu, trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng dự án trên mà Sở Xây dựng Bình Thuận trình UBND tỉnh phê duyệt phải dành 20% quỹ đất này. Tuy nhiên, UBND Bình Thuận đã xin ý kiến của Bộ Xây dựng thống nhất cho địa phương điều chỉnh nội dung, hoán đổi lại phần đất này. Sau đó, địa phương thực hiện theo hướng dẫn của bộ.
Vì sao nhiều dự án ở vị trí đắc địa không thông qua đấu giá?
Trong số các dự án nằm trong danh sách Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị cung cấp thông tin, trước đây dư luận cũng đặt vấn đề vì sao địa phương không tổ chức đấu giá? Đây là những dự án có vị trí đắc địa ở ven biển tại địa phương, cũng như nằm trong trung tâm đô thị TP Phan Thiết.
Đó là những dự án: khu dịch vụ du lịch cộng đồng Biển Quê Hương tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam và xã Tiến Thành, TP Phan Thiết; Trường mầm non Lê Quý Đôn tại phường Phú Thủy, TP Phan Thiết; dự án lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị phường Đức Long, TP Phan Thiết; khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 của Công ty cổ phần Tân Việt Phát (khu đất thuộc 3 lô số 18, 19 và 20).
Đối với hai dự án của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Huy Hoàng, UBND Bình Thuận đã thu hồi, chấm dứt hoạt động do vi phạm Luật đầu tư. Đó là khu liên hợp hồ điều hòa, chỉnh trang đô thị và dịch vụ thương mại Hưng Long (còn gọi là Ocean Light Center Phan Thiết) tại phường Hưng Long; khu tái định cư (phục vụ dự án Ocean Light Center Phan Thiết) tại phường Phú Tài, TP Phan Thiết. Cả 2 dự án có tổng diện tích hơn 130.000m2.
10 dự án Bộ Công an muốn phối hợp điều tra
Trước đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã nhận được nguồn tin tố cáo tội phạm liên quan tới 10 dự án liên quan trong đầu tư, kinh doanh bất động sản. Ngoài những dự án vừa nêu còn có: khu du lịch Hòn Lan, xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam; dự án rừng dầu Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc; dự án Bồng lai tiên cảnh và dự án du lịch sinh thái Xuân Quỳnh, phường Mũi Né, TP Phan Thiết.
Truy trách nhiệm của Bộ Xây dựng và Bộ Công thương trong đại án TISCO Trong phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại dự án xảy ra tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO), gây thiệt hại số tiền 830 tỷ đồng, HĐXX đã đặt một loạt câu hỏi với đại diện Bộ Xây dựng và Bộ Công thương. Sáng 14/4, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên toà hình sự sơ thẩm...