Trả hồ sơ vụ Nguyễn Phương Hằng để điều tra phát ngôn của tiến sĩ Đặng Anh Quân
VKSND TP.HCM đề nghị cơ quan điều tra nêu rõ kết luận về việc giám định nội dung phát ngôn của ông Đặng Anh Quân có một số nội dung đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm cá nhân.
Ngày 2/2, VKSND TP.HCM đã ban hành Quyết định trả hồ sơ, đề nghị điều tra bổ sung vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” do bị can Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm thực hiện.
Theo đó, VKS đề nghị cơ quan điều tra nêu rõ kết luận về việc giám định nội dung phát ngôn của ông Đặng Anh Quân (tiến sĩ luật, giảng viên) có một số nội dung đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm cá nhân.
Theo hồ sơ vụ án, từ giai đoạn tháng 3/2021 đến khi bị khởi tố, bắt tạm giam (tháng 3/2022), bà Nguyễn Phương Hằng sử dụng các nền tảng mạng xã hội để thực hiện các buổi live. Bà Hằng bị cho là đề cập đến nhiều nội dung, nhiều vấn đề cá nhân của người khác.
Cơ quan điều tra xác định bà Hằng đã xâm phạm đến bí mật đời tư, ảnh hưởng đến uy tín danh dự của một số người như bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (tức ca sĩ Vy Oanh), ông Võ Nguyễn Hoài Linh (tức danh hài Hoài Linh), bà Đặng Thị Hàn Ni (tức nhà báo Hàn Ni)…
Video đang HOT
Bà Nguyễn Phương Hằng tại cơ quan điều tra. Ảnh: Công an cung cấp
Sau đó, các cá nhân trên đã tố cáo bà Hằng tại Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM và Công an tỉnh Bình Dương. Đến ngày 24/3/2022, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt tạm giam đối với bà Hằng để điều tra về tội danh trên.
Trong quá trình điều tra, bà Hằng khai báo, những thông tin liên quan đến đời tư của những người khác, trong đó có các cá nhân như trên là bà tham khảo trên mạng không rõ nguồn gốc, đọc báo và nằm mơ. Bà Hằng cũng thừa nhận các thông tin này chưa được kiểm chứng, không có căn cứ xác thực.
Cơ quan điều tra cho rằng, cá nhân bà Hằng và các tài khoản mạng xã hội do bà lập ra được nhiều người biết đến, lượng theo dõi lớn. Do đó, việc bà nói về nhiều chủ đề, đề cập đến thông tin đời tư của nhiều người khác khi thông tin đó chưa được kiểm chứng, xác thực là đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của những cá nhân đó.
Cơ quan điều tra cũng xác định, với vai trò “cố vấn pháp lý” cho bà Hằng, ông Đặng Anh Quân tham gia cùng bà Hằng 11 buổi từ tháng 10/2021-3/2022, trong đó có một số nội dung chưa đủ cơ sở xử lý hình sự, tuy nhiên vẫn có một số nội dung đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm cá nhân.
Liên quan tới vụ án, 3 nhân viên cấp dưới là Nguyễn Thị Mai Nhi (40 tuổi, trợ lý của bà Hằng), Lê Thị Thu Hà (31 tuổi, nhân viên), Huỳnh Công Tân (29 tuổi) cũng bị khởi tố do có hành vi giúp sức cho bà Hằng.
Trước đó, VKS từng 2 lần trả hồ sơ, đề nghị điều tra bổ sung, làm rõ một số tình tiết liên quan đến vụ án, trong đó có vai trò của một số người đồng phạm với bà Hằng. Đồng thời quá trình đó, cơ quan tố tụng nhiều lần gia hạn tạm giam đối với bà Hằng.
KLĐT bổ sung vụ án Nguyễn Phương Hằng
Động thái này được Công an TP HCM đưa ra sau gần hai tháng điều tra theo yêu cầu của VKS là làm rõ hành vi của một số người có dấu hiệu đồng phạm với Hằng trong việc tổ chức và tham gia các buổi livestream, phát ngôn sai phạm.
Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng Giám đốc Cty CP Đại Nam)
Công an TP HCM vừa hoàn tất KLĐT bổ sung, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng Giám đốc Cty CP Đại Nam); Nguyễn Thị Mai Nhi (40 tuổi, trợ lý của Hằng); Lê Thị Thu Hà (31 tuổi, nhân viên Cty Đại Nam) và Huỳnh Công Tân (29 tuổi, Trưởng phòng Truyền thông Cty Đại Nam) về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo CQĐT, trong các lần Hằng livestream nói về ca sĩ Vy Oanh, nghệ sĩ Hoài Linh, có mặt 2 khách mời là Tiến sĩ Đặng Anh Quân (giảng viên Trường ĐH Luật TP HCM) và LS Nguyễn Đình Kim. Trong đó, ông Quân tham gia livestream 11 buổi (từ tháng 10/2021 - 3/2022), ông Kim tham gia 2 buổi (từ tháng 10/2021 - 12/2021). Hai người này cũng có phát ngôn "không chuẩn mực" về các bị hại.
Cơ quan chức năng đã trưng cầu giám định 38 trang tài liệu được dịch thành văn bản từ phát ngôn của ông Quân, ông Kim nhưng chưa đủ cơ sở khẳng định có những nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của các cá nhân. Những nội dung 2 người này nói cũng không thuộc bí mật cá nhân, bí mật của gia đình và đời sống riêng tư theo quy định của Luật An ninh mạng, Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các quy định pháp luật có liên quan trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Nguyễn Phương Hằng là vợ của doanh nhân Huỳnh Uy Dũng (tức Dũng "Lò vôi"), có quốc tịch Việt Nam và Cộng hòa Cyprus. Hồi tháng 3/2022, Hằng bị bắt để điều tra hành vi lợi dụng sức ảnh hưởng của mình trên mạng xã hội, tổ chức nhiều buổi livestream trên YouTube, Facebook, TikTok với nhiều nội dung sai sự thật, sử dụng ngôn từ "mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm" của những người liên quan.
Quá trình điều tra, Hằng thừa nhận các thông tin nói về những người này là do mình "nằm mơ", lấy trên internet và chưa được kiểm chứng. Nguyên nhân bị can làm vậy là "những người này đã có những từ ngữ, phát ngôn xúc phạm mình và chồng Huỳnh Uy Dũng trước".
Nhi và 2 trợ lý của Hằng khai, dù không mâu thuẫn với ai nhưng với thân phận là nhân viên và hưởng lương từ bà chủ khu du lịch Đại Nam nên phải thực hiện những việc phục vụ các buổi phát sóng trực tiếp.
Cơ quan chức năng xác định hành vi của Hằng là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong vụ án, Hằng có vai trò chủ mưu cầm đầu; Nhi, Hà, Tân, đã "thực hiện hành vi giúp sức tích cực" trong quá trình gây án. Các nhân viên này đã tạo lập, quản lý các trang mạng YouTube, Facebook, TikTok; đăng tải thời gian, chủ đề Hằng sẽ livestream; kết nối các tài khoản mạng xã hội vào Internet, chuẩn bị sân khấu để bà chủ khu du lịch Đại Nam livestream; đăng tải nội dung xúc phạm các nạn nhân trên trang cá nhân...
Vụ bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt: "Mạng xã hội không phân biệt giàu nghèo và pháp luật cũng thế" Vụ việc Nguyễn Phương Hằng là bài học cho những ai ngông cuồng, làm điều sai phạm nhưng bất chấp dư luận, bất chấp luật pháp. Mạng xã hội không phân biệt giàu nghèo và pháp luật cũng thế! Những màn livestream đấu tố, vạch mặt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác của Nguyễn Phương Hằng đã tạo ra hệ lụy...