Trả hồ sơ điều tra lại vụ mẹ vợ tố con rể lừa tiền tỷ
Theo kháng nghị của Viện KSND TP.Hà Nội, số tiền này đã được chuyển vào tài khoản của bà Minh là thuộc sở hữu của bà Minh. Trần Minh Anh giả mạo chữ ký, rút tiền; sau đó lại lập giấy ủy quyền giả chữ ký của bà Minh là hành vi gian dối…
Theo tin tức báo Công an Nhân dân, ngày 20/10, TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xét xử vụ mẹ vợ tố con rể lừa tiền tỷ liên quan đến giao dịch chứng khoán.
Vụ án này được các cơ quan tiến hành tố tụng nhận định là phức tạp, xảy ra trong thời gian dài và cơ quan xét xử cũng đã nhiều lần trả hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung nhằm làm rõ thêm chứng cứ liên quan.
Trần Minh Anh đã giả mạo chữ ký và làm giấy ủy quyền giả để rút tiền trong tài khoản của mẹ vợ (Ảnh minh họa)
Theo báo Dân Việt, vụ án mẹ vợ tố con rể lừa đảo này đã kéo dài 4 năm, sau nhiều lần xét xử và trả hồ sơ điều tra bổ sung, đến ngày 17.9.2014, TAND TP.Hà Nội xử sơ thẩm bản án số 403/2014HSST tuyên bị cáo Trần Minh Anh (54 tuổi, trú tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, TP.Hà Nội) không phạm tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản“
Chị Trần Kim Ngân (con gái bà Bùi Thị Minh, trú tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội) và Trần Minh Anh trước đây cùng làm ăn sinh sống tại Cộng hòa Liên bang Đức và có quan hệ tình cảm với nhau, dẫn tới có một con chung là cháu Trần Minh Hoàng.
Đầu tháng 8.2006, Trần Minh Anh bị trục xuất về Việt Nam; còn chị Ngân và cháu Hoàng vẫn sinh sống tại Cộng hòa Liên bang Đức.
Video đang HOT
Ngày 23.1.2007, Trần Minh Anh cùng bà Bùi Thị Minh đến Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nhận số tiền 176.000 euro. Số tiền này là của chị Ngân, nhưng lại đứng tên con trai là Trần Minh Hoàng gửi về cho bà ngoại là Bùi Thị Minh theo tài khoản của bà Minh mở tại ngân hàng. Số tiền euro nêu trên quy đổi được hơn 3 tỷ đồng và 34.000USD.
Trước đó một ngày, Trần Minh Anh cùng bà Bùi Thị Minh đến Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (Công ty CKBV), Hà Nội làm thủ tục mở tài khoản đứng tên bà Minh tại công ty chứng khoán này. Tuy nhiên, khi ký hợp đồng mở tài khoản, Trần Minh Anh lại là người ký mạo danh tên bà Bùi Thị Minh. Sau khi nhận số tiền 176.000 euro, Trần Minh Anh và bà Minh cùng đến nhưng bà Minh đã nhận hơn 3 tỷ đồng và tự nộp vào tài khoản đứng tên bà Minh tại Công ty CKBV.
Trong thời gian từ 25.1.2007 đến 30.1.2008, Trần Minh Anh đã 19 lần đến Công ty CKBV gặp một số nhân viên kế toán công ty này để làm thủ tục rút gần 5 tỷ đồng có trong tài khoản của bà Minh. Trong đó có 9 lần Trần Minh Anh tự viết nội dung, mạo danh viết tên Bùi Thị Minh ở mục “chủ tài khoản” và mục “người lĩnh tiền”, những lần rút tiền còn lại sau này Trần Minh Anh sử dụng giấy ủy quyền giả.
Ngày 6.3.2008, bà Bùi Thị Minh đến Công ty CKBV để rút tiền trong tài khoản của mình thì được biết gần như toàn bộ số tiền có trong tài khoản đã bị Trần Minh Anh rút, vì vậy bà Minh đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an.
Cũng theo báo Công an nhân dân, tại phiên tòa sơ thẩm, ông Anh cho rằng, số tiền hơn 3 tỷ đồng trong tài khoản giao dịch chứng khoán mang tên cụ Minh là tài sản của vợ chồng ông được vợ ông gửi từ nước ngoài về. Vậy nên việc ông dùng tên mẹ vợ để mở tài khoản mua bán chứng khoán đã được ông bàn với vợ từ trước. Trên thực tế thì nhiều lần ông Anh đi rút tiền đều có cụ Minh chứng kiến. Quá trình xét xử, HĐXX sơ thẩm xác định, Viện kiểm sát truy tố ông Anh về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chưa đủ căn cứ nên đã quyết định tuyên ông Anh không phạm tội.
Sau phiên tòa sơ thẩm, Viện KSND TP Hà Nội đã ra quyết định kháng nghị bản án trên của TAND TP Hà Nội. Viện kiểm sát cho rằng, số tiền hơn 3 tỷ đồng mà cụ Minh nộp vào tài khoản của cụ tại Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt không phải là tài sản chung của ông Anh và bà Ngân vì việc bà Ngân vay tiền của cụ Minh là có thật. Điều này đã được thể hiện tại ghi nhận trên tài liệu của Tòa án Đức. Vì thế số tiền hơn 3 tỷ đồng mà bà Ngân chuyển vào tài khoản của cụ Minh là thuộc sở hữu của cụ Minh. “Việc ông Anh giả mạo chữ ký của cụ Minh để nhiều lần rút tiền số tiền hơn 3 tỷ đồng, sau đó lại lập giấy ủy quyền giả chữ ký của cụ Minh là hành vi gian dối”, kháng nghị nêu rõ.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị hại là cụ Minh không đến tham dự phiên tòa dù HĐXX đã gửi giấy triệu tập. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại và để phiên tòa phúc thẩm được xét xử khách quan, đúng quy định của pháp luật, cũng như thu thập thêm chứng cứ pháp lý nên TAND cấp cao tại Hà Nội đã quyết định hoãn phiên tòa.
NINH LAN (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Triệu tập 4 đối tượng chủ chốt của Công ty Cổ phần Sgame
Bằng hoạt động kinh doanh gameonline trái phép, mỗi tháng, Sgame có doanh thu từ 3-8 tỉ đồng. Người chơi phải nộp tiền vào tài khoản của công ty bằng thẻ cào.
Ngày 17/9, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết, đã bàn giao vụ việc có dấu hiệu "Kinh doanh trái phép" tại Công ty cổ phần Sgame (có trụ sở tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an tiếp tục điều tra làm rõ.
Cơ quan điều tra cũng đã triệu tập 4 đối tượng gồm Mai Thanh Long, Giám đốc công ty cổ phần Sgame; Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc; 1 kế toán và 1 nhân viên IT (lập trình viên) của Công ty trên; đồng thời đang triệu tập Nguyễn Mạnh Linh - một Phó Giám đốc khác đến làm việc.
Cơ quan công an làm việc với lãnh đạo Công ty cổ phần Sgame.
Được biết, Công ty cổ phần Sgame bắt đầu hoạt động từ năm tháng 9/2009, do Long, Dũng và Linh là thành viên sáng lập. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội do Linh và Dũng chịu trách nhiệm quản lí, công ty này còn có một cơ sở làm việc tại quận 5, TP Hồ Chí Minh do Nguyễn Mạnh Linh điều hành.
Công ty trên được cấp phép kinh doanh một số loại trò chơi điện tử nhưng đã "nhập nhèm đánh lận con đen" kinh doanh thêm hàng loạt trò chơi khác chưa được cấp phép.
Một số trò chơi trực tuyến điển hình do công ty này kinh doanh gồm Đao Kiếm, Tân Tiên Kiếm, Đại Tướng, Đại Hiệp Truyện, Chiến Thần, Chân Long Giáng Thế, Tam Quốc Truyền Kỳ, Bắn Trâu...
Bằng hoạt động kinh doanh gameonline trái phép, mỗi tháng, công ty Sgame có doanh thu từ 3-8 tỉ đồng, thậm chí có tháng doanh thu cao hơn nhiều. Theo đó, ai muốn tham gia chơi phải nộp tiền vào tài khoản của công ty bằng thẻ cào.
Qua khám xét trụ sở của Công ty, lực lượng chức năng đã tạm giữ một số máy tính, cây máy tính và nhiều tài liệu có liên quan đến vụ việc. Ngoài ra, cơ quan công an còn phối hợp với công ty viễn thông niêm phong gần 150 máy chủ sử dụng để kinh doanh các trò chơi trực tuyến trái phép./.
Khám xét trụ sở và triệu tập lãnh đạo Công ty Sgame
Trong 11 game mà công ty Sgame đã phát hành trên thị trường, có 3 game đã được Bộ TT&TT cấp phép, còn các game còn lại là chưa được cấp phép.
Theo P.Thủy
Theo_VOV
Sập bẫy chiêu lừa tặng quà qua facebook, mất 740 triệu đồng Quen và được người bạn trên facebook ở nước ngoài nói gửi tặng quà kèm 40.000USD về, bà H. sốt sắng chuyển tiền, nộp phí nhận quà nhiều lần hơn 740 triệu đồng mới biết bị lừa. Nhiều người đã dính bẫy lừa đảo tặng quà từ nước ngoài của những người bạn trên facebook Theo Công an tỉnh Đồng Nai, bà H....