Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ Phó hiệu trưởng Trường Phương Nam lừa đảo
Vừa qua, TAND TP. Hà Nội đã đưa ra xét xử Trương Thị Yến, nguyên Phó hiệu trưởng trường Phổ thông trung học dân lập Phương Nam, về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Yến đã dùng danh nghĩa trường Phương Nam vay nợ rất nhiều tiền, tài sản cúa các cá nhân, tổ chức (ảnh minh họa: Internet)
Trong quá trình xét xử, nhận thấy lời khai tại tòa còn có nhiều mâu thuẫn, tài liệu điều tra chưa rõ, HĐXX quyết định trả hồ sơ, điều tra bổ sung.
Theo tài liệu vụ án, năm 1996, Trương Thị Yến (tức Trương Thị Hải Yến) cùng vợ chồng anh trai là Trương Ngọc Lân, Trần Thị Lan Oanh (trú tại Cộng hòa Séc) và em rể Nguyễn Viết Tài góp vốn thành lập Trường tiểu học dân lập Phương Nam. Yến đảm nhiệm vị trí Phó hiệu trưởng điều hành. Trường có trụ sở tại 174A tổ 14 phường Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.
Năm 1998, Yến hợp tác với Hội Tâm lý học Hà Nội mở rộng quy mô Trường, có đủ các bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Yến chỉ đạo điều hành mọi hoạt động chuyên môn và tài chính.
Đến tháng 1/2011, ông Cấn Hữu Hải, trú tại Từ Liêm, Hà Nội góp vốn 1,5 tỷ đồng và tham gia HĐQT Trường. Tháng 7/2011, UBND TP. Hà Nội ban hành quyết định cho Trường Phương Nam được sử dụng hơn 16.000 m2 đất tại lô 18 Khu đô thị mới Định Công (Hà Nội) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng trường học. Thực tế, Trường đã hoàn thành việc xây dựng các hạng mục từ năm 2003.
Quá trình điều hành các hoạt động của Trường Phương Nam, Yến đã dùng danh nghĩa trường huy động vốn vay nợ rất nhiều tiền, tài sản của các cá nhân tổ chức; trong đó, có anh Bùi Thanh Sơn (sinh năm 1977, trú tại Đống Đa, Hà Nội). Anh Sơn cho Yến vay hơn 20 tỷ đồng lãi suất 10 – 15%//tháng. Đến ngày 17/10/2010, hai bên chốt nợ cả gốc và lãi là 128,9 tỷ đồng.
Không có khả năng trả nợ, Yến nói với anh Sơn là đang có nhu cầu bán cổ phần của Công ty Thành Sơn, nếu anh Sơn muốn mua, Yến sẽ trả bằng với số tiền nợ. Anh Sơn đã giới thiệu anh Bùi Hoàng Linh (là em họ anh Sơn) đến gặp Yến, Thành, Dung để bàn bạc. Anh Linh được Yến, Thành, Dung khẳng định Trường PTTH Phương Nam, Công ty Thành Sơn, Công ty Việt Anh và Trường mầm non Bình Minh là một, nếu muốn mua Trường Phương Nam, Trường Bình Minh thì phải mua cả hai công ty.
Khi đàm phán việc bán cổ phần cho gia đình anh Linh, Yến cung cấp các tài liệu pháp lý như hợp đồng liên kết, biên bản họp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…
Do tin vào các tài liệu này, gia đình anh Linh đã đồng ý mua 51% cổ phần Công ty Thành Sơn, 51% Công ty Việt Anh. Tháng 7/2010, hai bên đã ký hợp đồng chuyển nhượng 51% cổ phần của Công ty Thành Sơn với giá trị 153 tỷ đồng.
Sau đó Yến, Dung, Thành ký bản thỏa thuận chuyển nhượng khẳng định Trường Phương Nam là tài sản của Công ty Thành Sơn, Trường Bình Minh là tài sản của Công ty Việt Anh, 7 héc-ta đất dự án tại Khai Sơn, Bắc Ninh là tài sản của Công ty Thành Sơn.
Từ đó, anh Linh ký tiếp hợp đồng mua 51% cổ phần Công ty Việt Anh với giá 76,5 tỷ đồng, rồi chuyển tổng cộng 229,5 tỷ đồng cho nhóm Yến, Thanh, Dung. Trừ đi khoản nợ của anh Bùi Thanh Sơn là 128,5 tỷ đồng, nhóm này đã nhận 100,5 tỷ đồng.
Video đang HOT
Số tiền thu được từ giao dịch này, Yến dùng để trả nợ nhiều người còn lại 75 tỷ đồng, Yến sử dụng chi tiêu riêng không hoàn trả lại được. Sau khi thanh toán số tiền mua cổ phần, anh Linh nhiều lần yêu cầu Dung, Yến, Thành hoàn tất các thủ tục pháp lý nhưng Yến, Dung, Thành không thực hiện.
Trên thực tế, với mục đích chiếm đoạt tiền của anh Linh nên tháng 5/2011, Yến làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh của Công ty Thanh Sơn lần thứ 2 tăng vốn điều lệ lên 469 tỷ đồng các thành viên gồm Yến, Dung, Thành; Thành là người đại diện theo pháp luật, sau đó thay đổi Yến là đại diện theo pháp luật.
Đối với Công ty Việt Anh, Dung làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, tăng vốn lên 135 tỷ đồng cũng gồm 3 thành viên như trên, Dung làm đại diện theo pháp luật. Sau đó, Công ty Việt Anh lại nâng vốn tiếp lên 356 tỷ đồng, Yến làm đại diện theo pháp luật.
Như vậy, Công ty thay đổi đăng ký kinh doanh nhiều lần, nhưng anh Bùi Hoàng Linh không có tên trong sổ đăng ký thành viên. Khi biết mình bị lừa, anh Linh làm đơn tố cáo.
Kết quả điều tra xác định đến tháng 11/2012, cơ quan đăng ký kinh doanh chưa nhận được hồ sơ về việc sáp nhập Công ty Thành Sơn, Công ty Việt Anh, Công ty TNHH Phương Nam, Trường Bình Minh…
Được biết, cơ quan điều tra đã trưng cầu thẩm định giá đối với hai trường học nói trên. Trường Phổ thông trung học Phương Nam được xác định giá trị là 93,5 tỷ đồng, Trường mầm non tư thục Bình Minh là 37,1 tỷ đồng.
Với hành vi này, Trương Thị Yến và em gái Trương Thị Kim Dung, con trai Mai Thành Huy đã bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khung hình phạt 12 – 20 năm hoặc chung thân.
Trong quá trình xét xử, nhận thấy lời khai tại tòa còn có nhiều mâu thuẫn, tài liệu tố tụng vẫn chưa xác định rõ cổ phần của bị cáo Trương Thị Yến nên HĐXX quyết định trả hồ sơ, điều tra bổ sung.
Bùi Trang
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Mức phạt chậm nộp tiền thuế và cách tính tiền phạt
Việc không nộp báo cáo thuế dẫn đến nhiều doanh nghiệp bị phạt vì nộp chậm các loại tờ khai thuế như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế môn bài (MB).
Mức phạt nộp chậm tờ khai thuế 2015 bao gồm thuế TNCN, TNDN, GTGT, môn bài được quy định tại điều 9 thông tư 166/2013/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định trên).
3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
4. Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.
5. Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.
Mức phạt chậm nộp tiền thuế và cách tính tiền phạt
6. Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư này.
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).
d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
7. Thời hạn nộp hồ sơ quy định tại Điều này bao gồm cả thời gian được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
8. Không áp dụng các mức xử phạt quy định Điều này đối với trường hợp người nộp thuế trong thời gian được gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế.
Cách tính tiền nộp chậm tờ khai thuế:
Theo Công văn Số 8355/BTC-TCT và điều 34 Thông tư Số 156/2013/TT-BTC của Bộ tài chính: Quy định về các mức phạt nộp chậm tiền thuế GTGT, TNDN, TNCN, Thuế môn bài cụ thể như sau:
Nếu tiền thuế nợ phát sinh từ sau ngày 01/7/2013 trở đi:
a. Nếu số ngày chậm nộp dưới 90 ngày:
Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp x 0,05% x số ngày
b. Nếu số ngày chậm nộp trên 90 ngày:
Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp x 0,07% x (Tổng số ngày chậm nộp - 90).
Chú ý: Ngoài việc doanh nghiệp bị phạt chậm nộp tiền thuế, còn bị phạt về việc chậm nộp hồ sơ khai thuế được nêu trong từng trường hợp trên.
Nếu tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/7/2013 nhưng sau ngày 01/7/2013 vẫn chưa nộp thì tính như sau:
a. Những khoản phát sinh trước ngày 01/7/2013:
Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp x 0,05% x số ngày
b. Những khoản phát sinh sau ngày 01/7/2013 sẽ được tính như trên tức là chia là 2 giai đoạn dưới 90 ngày và trên 90 ngày).
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Cựu Phó Hiệu trưởng "rủ" em gái và con trai hầu tòa Là Phó hiệu trưởng của trường THPT Dân lập Phương Nam, Yến đã sử dụng danh nghĩa nhà trường huy động vốn, vay nợ rất nhiều tiền, tài sản của các cá nhân, tổ chức rồi "lôi kéo" cả em gái và con trai hầu tòa... Ngày 22/9, TAND Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Trương Thị Yến (SN...